Một doanh nghiệp tồn tại không chỉ nhờ vào nguồn vốn điều lệ có sẵn mà còn phải phụ thuộc vào vốn lưu động từ bên ngoài. Nó được xem là thước đo tài chính thể hiện cho nguồn lực có sẵn, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh sản xuất hàng ngày. Vậy vốn lưu động là gì? Vốn lưu động có vai trò thế nào đối với các doanh nghiệp? Cùng “ Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu nhé!
1. Khái niệm vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động động là gì? Vốn lưu động có tên tiếng anh “Working Capital” là thước đo tài chính, thể hiện cho nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp, tổ chức bao gồm cả chính phủ. Tỷ lệ vốn lưu động ( tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn) cho thấy công ty có đủ tài sản ngắn hạn để chi trả cho các khoản nợ của mình.
Tỷ lệ vốn lưu động trong khoảng 1,2 cho tới 2.0 được cho là ổn. Nếu con số này dưới 1.0 cho thấy rằng vốn hoạt động tiêu cực, tiềm ẩn các vấn đề thanh khoản. Ngược lại, trên 2.0 có nghĩa là công ty không sử dụng tài sản thừa hiệu quả để tạo doanh thu tối đa.
2. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp
Vốn lưu động được xem là yếu tố then chốt để các doanh nghiệp có thể hoạt động, họ phải có đủ vốn lưu động thì mới có thể thực hiện các bước tiếp theo. Vốn lưu động còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các doanh nghiệp. Nếu một công ty muốn mở rộng quy mô thì nhất định phải huy động được vốn đầu tư. Đặc biệt, vốn lưu động còn được thể hiện rõ trong từng khâu sau:
+ Lĩnh vực sản xuất: Vốn lưu động bao gồm giá trị các khoản vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ và phụ tùng thay thế.
+ Trong khâu sản xuất: Yếu tố này tác động đến giá trị sản phẩm, bán thành phẩm hay các khoản chi phí đang chờ kết quả chuyển đổi.
+ Trong khâu lưu thông: Vốn lưu động bao gồm vốn bằng tiền, giá trị thành phẩm, vốn đầu tư ngắn hạn và các khoản thế chấp.
=> Như vậy, vốn lưu động sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ. Đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh được thực hiện thường xuyên.
>> Xem thêm: Vốn hóa là gì? Công thức tính vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam
3. Công thức tính vốn lưu động mới nhất 2021
Vốn lưu động có thể xác định doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhiệm vụ ngắn hạn của nó hay không, cần bao nhiêu để thực hiện. Với ít hoặc không có vốn lưu động, đánh giá hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Công thức tính vốn lưu động chuẩn nhất sau:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn công ty – nợ ngắn hạn công ty
Trong đó:
+ Tài sản ngắn hạn: Là loại tải sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Bao gồm tiền gửi, trái phiếu, vàng bạc, ngoại tệ, các khoản bán chịu,…
+ Nợ ngắn hạn: Đây là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng, các khoản mục chịu mua.
3.1. Cách tính tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là loại tài sản mà các công ty có thể sử dụng để chuyển đổi thành tiền mặt trong thời hạn 1 năm hoặc ít hơn. Loại tài sản ngắn hạn sẽ bao gồm tiền mặt và các khoản tương ứng. Để tính được tài sản ngắn hạn thì bạn phải dựa vào công thức sau:
Tài sản ngắn hạn = Tiền mặt + Các khoản khai thu + Hàng tồn kho + TSNH khác
3.2. Cách tính nợ ngắn hạn
Trong khi đó, nợ ngắn hạn là khoản cần thanh toán trong thời hạn 1 năm hoặc sớm hơn. Nợ ngắn hạn sẽ bao gồm các khoản phải trả nợ, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả. Công thức tính nợ ngắn hạn chi tiết sau:
Nợ ngắn hạn = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác
>> Xem thêm: Bật mí: Những cách chuyển tiền ra nước ngoài rẻ nhất 2022
4. Những yếu tố tác động đến vốn lưu động của doanh nghiệp
Để đánh giá nguồn tài chính của các doanh nghiệp thì bạn cần phải xác định chính xác vốn lưu động. Thông thường, để đánh giá vốn lưu động của doanh nghiệp thì sẽ dựa vào các yếu tố sau:
4.1. Chỉ tiêu về hệ suất sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của công ty thì bạn nên xem xét thật kỹ các chỉ tiêu, hiệu suất sử dụng vốn. Tính toán kỹ càng các khu vực, đưa ra nhận xét chính xác về vốn lưu động của doanh nghiệp.
4.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty
Tốc độ luân chuyển vốn lưu thông của các doanh nghiệp nhanh hay chậm biểu hiện hiệu suất sử dụng vốn cao hay thấp. Tiêu chí này cho thấy việc sử dụng vốn có hợp lý hay không. Tốc độ luân chuyển vốn được thể hiện qua 2 yếu tố:
- Số luân chuyển vốn lưu động của công ty
L = Tổng mức luân chuyển vốn lưu động : Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ
Trong đó:
+ Tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Vốn lưu động được xác định bằng phương pháp tính bình quân số học.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động công ty
K = Số ngày trong kỳ : Số lần luân chuyển của vốn
Trong đó:
+ Số ngày trong kỳ được tính là 1 năm 260 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 tháng là 30 ngày.
+ Số lần luân chuyển của vốn được thực hiện một lần luân chuyển hay độ dài một vòng quay của vốn lưu động ở đó.
4.3. Hàm lượng vốn lưu động của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được phản ánh để có được một doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu để có được vốn lưu động. Công thức tính vốn lưu động sau:
Hàm lượng vốn lưu động doanh nghiệp = Vốn lưu động bình quân trong kỳ : Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Việc nghiên cứu các chỉ tiêu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn. Nếu các đơn vị phấn đầu để rút kỳ luân chuyển vốn bằng việc tiết kiệm số vốn lưu động, nâng cao mức luân chuyển thì sẽ tăng số vòng quay vốn lưu động. Từ đó, góp phần làm tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Sự khác nhau của lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp?
5. Sự khác nhau của vốn lưu động và vốn điều lệ thế nào?
Vốn lưu động và vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Theo khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng tài sản do thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp hoặc cam kết thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Dựa vào đó, bạn có thể phân biệt vốn lưu động và vốn điều lệ qua khái niệm sau:
+ Vốn điều lệ: Vốn điều lệ là số vốn ban đầu được sở hữu bởi các thành viên ghi trên điều lệ công ty, nó có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên căn cứ trên tỷ lệ góp vốn ghi trên điều lệ của công ty.
+ Vốn lưu động: Trong khi đó, vốn lưu động là khoản tiền dự tính làm vốn luân chuyển của doanh nghiệp, mua sắm tài sản lưu động hay hàng hóa dịch vụ trong 1 kỳ kinh doanh. Phần vốn để mua sắm các trang thiết bị có thể xem là nguồn vốn cố định.
=> Như vậy, khi mới thành lập thì toàn bộ vốn kinh doanh được hình thành được xem là vốn tự có hay là vốn điều lệ. Sau này, vốn của doanh nghiệp sẽ được tạo thành từ nhiều nguồn, vốn ban đầu, nợ và lợi nhuận trong khi đó vốn điều lệ không thay đổi khi có quyết định thay đổi điều lệ.
6. Một số câu hỏi thường gặp về vốn lưu động
Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh được vận hành liên tục và thường xuyên, các nhà quản lý không thể bỏ qua số vốn lưu động. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong việc sử dụng vốn lưu động sau:
6.1. Quản lý vốn lưu động thế nào?
Những quyết định liên quan đến vốn lưu động và tài chính ngắn hạn được gọi là quản lý vốn lưu động. Điều này, giúp cho việc quản lý các mối quan hệ giữa tải sản ngắn hạn của công ty và nợ ngắn hạn được giải quyết nhanh chóng. Mục tiêu của việc quản lý vốn lưu sẽ đảm bảo rằng các công ty có tiếp tục các hoạt động và có dòng tiền đủ để đáp ứng nợ ngắn hạn và chi phí hoạt động không.
6.2. Làm sao để huy động nguồn vốn dài hạn
Vốn lưu động dài hạn do Nhà nước cấp hoặc vốn tự có của các cổ đông đóng vào doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh vốn lưu động dài hạn có vai trò quan trọng thay đổi phương thức kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các nguồn có thể huy động trong nội bộ của doanh nghiệp hoặc huy động từ các nguồn sau:
- Phát hành cổ phiếu
- Thực hiện phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi
- Tiến hành phát hành trái phiếu của Công ty
- Vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn của doanh nghiệp
- Sử dụng các loại máy móc, thiết bị hiện đại theo hình thức tín dụng
- Liên kết đầu tư dài hạn với doanh nghiệp trong nước phát triển Công ty
6.3. Huy động nguồn vốn ngắn hạn thế nào?
Vậy làm sao để huy động nguồn vốn ngắn hạn? Tùy vào điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp để lựa chọn hình thức huy động nguồn vốn phù hợp như:
+ Vay ngắn hạn của các ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, vay cán bộ nhân viên
+ Công ty hưởng tín dụng của các nhà cung ứng
+ Tận dụng các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp
Trên đây là thông tin chi tiết về vốn lưu động là gì? Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp mà chúng tôi chia sẻ. Hy vọng, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về vốn lưu động – Yếu tố then chốt trong các doanh nghiệp hiện nay. Hãy tham khảo kỹ bài viết để huy động vốn phù hợp cho công ty nhé!