Lợi nhuận ròng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư điều hướng và xác định phương hướng kinh doanh phù hợp. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lợi nhuận ròng là gì? Cách tính lợi nhuận ròng? Vai trò của lợi nhuận ròng thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
1. Khái niệm lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các chi phí dùng cho sản phẩm, bao gồm thuế thu nhập của doanh nghiệp. Đặc biệt, phần lãi ròng bao gồm cả giá dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm dựa vào sự chênh lệch giữa chi phí hoạt động kinh doanh và doanh thu tổng.
2. Lợi nhuận ròng có vai trò gì đối với các doanh nghiệp
Vậy lợi nhuận ròng có vai trò như thế nào trong các doanh nghiệp? Theo đánh giá của các chuyên gia, lợi nhuận ròng mang đến nhiều ưu điểm trong các doanh nghiệp sau:
2.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận ròng có vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng còn được xem là thước đo phản ánh việc các cổ đông có nên quyết định đầu tư vào các hoạt kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận ròng lớn hơn 0 có nghĩa doanh là doanh nghiệp có lãi nhưng nếu nhỏ hơn thì bị lỗ. Số càng dương thì càng lãi nhưng âm thì chứng tỏ công ty đang đứng trên bờ vực phá sản, đòi hỏi các chủ đầu tư phải thay chiến lược kinh doanh phù hợp.
>> Xem thêm: Doanh thu ròng là gì? Công thức tính doanh thu dòng chuẩn nhất 2022
2.2. Phục vụ cho kế hoạch nghiên cứu chiến lược kinh doanh
Để đánh giá chính chính xcas một doanh nghiệp đang phát triển tốt hay không thì các nhà đầu tư sẽ phân tích các chỉ số lợi nhuận trên tổng doanh thu. Nếu trong một kỳ kinh doanh nhất định, con số lợi nhuận ròng ngày càng tăng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Từ đó, các cổ đông sẽ tin tưởng vào sự phát triển của đơn vị mình.
2.3. Tạo thương hiệu uy tín cho các doanh nghiệp
Ngoài các ưu điểm trên, lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp tạo nên sự uy tín của các thương hiệu. Giúp quá trình vay vốn, kêu gọi đầu tư của các đơn vị trở nên dễ dàng hơn. Với các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì sẽ cần kêu gọi số vốn lớn, ngược lại. Do đó, lợi nhuận sau thuế sẽ là một trong những cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc cho các doanh nghiệp vay vốn hay không.
3. Công thức tính lợi nhuận ròng chuẩn nhất
Để xác định được lợi nhuận sau quá trình kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải tính lợi nhuận ròng. Để có cách tính lợi nhuận ròng chuẩn nhất, bạn dựa vào các công thức sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (30% phí hoạt động + 10% VAT) – 20% thuế thu nhập của doanh doanh nghiệp
Trong đó:
+ Tổng doanh thu của doanh nghiệp: Số tiền đã trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
+ Tổng chi phí kinh doanh: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, giao hàng, chi phí mua bán, tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên,…
Ví dụ: Một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 200 triệu đồng thì công thức tính lợi nhuận ròng như sau:
- Lợi nhuận ròng = 0,48 x 200 = 96 triệu đồng
Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là chi phí hoạt động của doanh nghiệp với mức dao động 5%. Nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
>> Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Những thông tin về doanh thu thuần, bạn nên biết
4. Sự khác nhau của lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp?
Lợi nhuận ròng là một trong những con số quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm đến tài chính, đóng vai trò trong việc phân tích tỷ lệ và báo cáo tài chính. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là một nhưng thực chất cả hai yếu tố này khác nhau. Cụ thể như sau:
Khái niệm:
+ Lợi nhuận gộp: Đây là phần chênh lệch doanh thu tổng sau khi đã trừ đi số tiền, dịch vụ, các chi phí phát sinh từ lúc sản xuất đến khi thành phẩm và đưa đến người tiêu dùng. Lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của công ty trong quá trình quản lý lao động, sản xuất và kinh doanh.
+ Lợi nhuận ròng: Là số tiền cuối cùng mà doanh nghiệp thu được tiếp tục trở thành vốn cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Hoặc có thể hiểu lợi nhuận ròng là sau khi trừ các khoản chi phí để làm ra các sản phẩm.
Công thức:
+ Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần công ty – Giá vốn bán hàng của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận ròng: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (30% phí hoạt động + 10% VAT) – 20% thuế thu nhập của doanh doanh nghiệp
5. Các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ròng
Những công thức về cách tính lợi nhuận ròng mang đến nhiều đơn vị và giá tiền khác nhau. Yếu tố này liên quan đến vai trò của việc thay đổi lợi nhuận ròng, tác nhân làm thay đổi lợi nhuận ròng. Dưới đây là các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ròng, chủ đầu tư nên biết:
5.1. Vốn đầu tư của doanh nghiệp
Yếu tố đầu tiên tác động đến lợi nhuận ròng đó là vốn đầu tư của doanh nghiệp nhiều hay ít. Cần có những dấu hiệu và vấn đề cần thiết để tính toán con số và chỉ ra số liệu dự phòng cho các trường hợp xuất nhất. Bên cạnh đó, bạn cần phải chuẩn bị số tiền cho tài sản dài hạn chi phí phát sinh cho 6 tháng kéo dài. Bởi vì doanh nghiệp khởi nghiệp cần có một khoảng nhất định duy trì hoạt động kinh doanh.
5.2. Giá gốc bán ra của doanh nghiệp
Giá bán sản phẩm là một trong những tiêu chí ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng, bạn cần phải biết. Giá cả phải chăng tạo nên lợi nhuận phù hợp cho các công ty kinh doanh, số tiền của sản phẩm sẽ ảnh hưởng vào giá trị chất lượng và giá trị thương hiệu của sản phẩm.
5.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp
Một trong những yếu tố tác động đến lợi nhuận ròng đó là thuế thu nhập của doanh nghiệp. Thuế thu nhập cần phải tỉ lệ thuận với sản phẩm và lợi nhuận ròng thu được nhưng cần phải cân nhắc về chi phí và nguồn vốn để có thể chi trả. Mức thuế thu nhập của doanh nghiệp được nhà nước tạo ra để cân bằng tính cạnh tranh giữa các hoạt động trong kinh doanh mà không bị chênh lệch dòng tiền.
>> Xem thêm: Lãi gộp là gì? Ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh?
6. Làm sao để tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp?
Lợi nhuận ròng là yếu tố quan trọng trong các doanh nghiệp, để các chỉ số tăng nhanh thì cần tăng lợi nhuận ròng phục vụ cho mục đích phát triển và thu lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh sau:
+ Tăng thời gian làm việc của nhân viên: Tăng thời gian làm việc của nhân viên là yếu tố nâng cao lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Các sản xuất máy móc tiên tiến, củng cố thêm số lượng và chất lượng khi tối ưu doanh thu cao nhất. Hơn nữa, việc sử dụng máy móc tiên tiến có thể cải thiện thời gian trong công việc mà không cản trở đến tiến độ làm việc.
+ Nâng cao năng lực sản xuất: Tăng cao tiến độ các nguồn nhân lực và hoạt động với năng suất cao hơn so với kỳ hạn. Thu hút nguồn lợi nhuận càng nhiều thì càng tốt. Đưa ra những phương pháp nhằm cải thiện và khuyến khích nhân viên bán hàng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực của nhân viên trong thời gian ngắn sẽ là cơ sở để các đơn vị sản xuất được cải thiện tình trạng thiếu việc làm ở nước ta. Công nhân sẽ có đủ điều kiện để học tập và đào tạo trực tiếp xây dựng doanh nghiệp với mức giá rẻ hơn.
+ Mở rộng quy mô sản xuất: Việc mở rộng địa bàn hoạt động sẽ giúp các doanh nghiệp tăng tương tác với khách hàng. Từ đó, phát triển các doanh nghiệp tốt và mở rộng địa bàn để tăng nhân lực và khu vực hoạt động thu hút nhiều lợi nhuận cho các đơn vị khi đầu tư.
Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã hiểu được lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lợi nhuận ròng vai trò của lợi nhuận ròng. Yếu tố này là thước đo chính xác tài chính và phương án kinh doanh tối ưu. Hy vọng qua những chia sẻ trên, chủ doanh nghiệp sẽ có cáo nhìn tổng quan và hiểu rõ về tầm quan trọng của lợi nhuận gộp nhé!