Lãi gộp là một trong những khoản thu tất yếu trong lĩnh vực kinh doanh. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu về lãi gộp, thậm chí còn có không ít chủ doanh nghiệp loay hoay không biết tính lãi gộp như thế nào? Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ giới thiệu chi tiết về lãi gộp và ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh.
1. Lãi gộp – Một số khái niệm về lãi gộp
1.1. Lãi gộp là gì?
Trước khi đi tìm hiểu các thông tin về lãi gộp thì bạn phải biết được khái niệm lãi gộp là gì? Lãi gộp hay còn gọi là lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Hoặc được hiểu theo cách khác thì lãi gộp là khoản thu sau khi lấy doanh thu thực tế trừ đi chi phí kinh doanh. Đặc biệt, ở mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có cách tính lãi gộp khác nhau.
1.2. Tỷ lệ lãi gộp là gì?
Tỷ lệ lãi gộp là gì? Tỷ lệ lãi gộp được hiểu là tỷ lệ suất lợi nhuận gộp hoặc hệ số lợi nhuận gộp là tỷ lệ lợi nhuận dưới dạng % doanh thu. Dựa vào tỷ lệ lãi gộp, bạn sẽ được tính lợi nhuận của doanh nghiệp khi đã trừ đi hết các khoản chi phí. Hoặc có thể so sánh tỷ lệ giữa lãi gộp giữa các năm để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu bạn nên biết 2022
2. Công thức tính lãi gộp chuẩn nhất 2021
Để đánh giá chính xác mức lãi gộp của các công ty, doanh nghiệp thì cần phải dựa vào công thức tính lãi gộp sau:
Lãi gộp = Doanh thu tổng – giá vốn bán hàng
Trong trường hợp doanh thu thuần thay cho doanh thu thì công thức áp dụng như sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp = Lãi gộp : doanh thu thuần x 100
Công thức tính tỷ lệ lãi gộp:
Tỷ lệ lãi gộp: Lãi gộp = Lãi gộp : doanh thu
Ví dụ: Năm 2017, doanh nghiệp A có lãi gộp 2 tỷ, doanh thu 100 tỷ. Tỷ lệ lãi gộp (%) = 20:100= 20%
>> Xem thêm: Doanh thu ròng là gì? Công thức tính doanh thu dòng chuẩn nhất 2022
3. Lãi gộp có ý nghĩa thế nào trong lĩnh vực kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, lãi gộp là con số có ý nghĩa quan trọng với mọi doanh nghiệp. Vậy lãi gộp có ý nghĩa thế nào trong kinh doanh?
3.1. Thứ nhất – Đánh giá chính xác về hoạt động kinh doanh
Thông qua lãi gộp đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lỗ hay lãi. Điều này, giúp các công ty điều chỉnh kế hoạch hoạt động kinh doanh, nhân sự và quá trình vận hành sản xuất phù hợp để phát triển. Dùng lãi gộp đánh giá, đo lường khả năng phát triển của doanh nghiệp. Còn trong lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư thông qua lãi gộp để đánh giá khả năng mà bất động sản sinh lời. Từ đó, đưa ra phương hướng và mục tiêu phát triển.
3.2. Thứ hai – Đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp
Dựa vào mức lãi gộp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Mức lãi gộp càng cao thì sản phẩm càng nhận được sự quan tâm và nhu cầu từ thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp muốn phát triển thì lấy cơ sở để định hướng kinh doanh. Ngược lại, nếu mức lãi gộp thấp thì nhanh chóng đưa ra kế hoạch, giải pháp điều chỉnh để tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận.
4.3. Đánh giá chính xác về các đối thủ
Ngoài ra, lãi gộp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Tìm ra phương thức cạnh tranh vừa đảm bảo văn minh, giúp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Việc so sánh mức lãi gộp với đối thủ trong cùng năm và kết quả lãi gộp của doanh nghiệp thì sẽ tìm được nguyên nhân, phương án, kế hoạch điều chỉnh phù hợp.
5. So sánh lãi gộp, lợi nhuận và lãi ròng trong kinh doanh
Lãi gộp là một trong những yếu tố quan trọng trong các doanh nghiệp. Vừa đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, vừa xác định các đối thủ đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, không ít các đơn vị đã nhầm lẫn giữa lại gộp, lợi nhuận và lãi kép. Để hiểu rõ về các khái niệm này, bạn dựa vào các tiêu chí sau:
+ Lãi gộp: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của mỗi doanh nghiệp. Sau khi lấy doanh thu – chi phí đã bán hàng hóa để có mức giá bán chính xác.
+ Lãi ròng: Là những gì còn lại sau khi đã trừ lợi nhuận gộp tất cả các chi phí hoạt động kinh doanh khác thuế.
+ Lãi kép: Đây là phần tiền nhận được sau khi đầu tư ban đầu và tiếp tục được tái đầu tư.
+ Lợi nhuận: Khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất.
=> Dựa vào các khái niệm trên, bạn sẽ phân biệt được lãi gộp và lợi nhuận, lãi gộp và lãi kép để đánh giá chính xác hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp trong kinh doanh, giúp các đơn vị phát triển.
>> Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Những thông tin về doanh thu thuần, bạn nên biết
6. Một số lĩnh vực kinh doanh có lãi gộp cao nhất hiện nay
Lãi gộp là tiêu chí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh và đánh giá chính xác đối thủ. Dưới đây là một số lĩnh vực kinh doanh có lãi gộp cao nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo:
6.1. Lĩnh vực sản xuất
Đứng đầu trong các hoạt động kinh doanh có mức lãi suất cao đó là lĩnh vực sản xuất. Mô hình này có nguyên vật liệu thấp, chi phí nhân công rẻ nên chi phí ban đầu cho một sản phẩm thấp. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các mô hình kinh doanh này là khâu bán hàng. Thông thường thì các doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh chỉ bỏ sỉ cho các đơn vị khác làm thương mại.
6.2. Ngành ẩm thực
Ẩm thực cũng đang là ngành có tỷ lệ lợi nhuận cao. Dù là ẩm thực đường phố hoặc ẩm thực nhà hàng thì cũng có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao. Bởi nguyên vật liệu đầu vào thấp, các mô hình kinh doanh mua 1 bán 4 hoặc 5 là bình thường. Đặc biệt, đây là lĩnh vực ít người mặc cả.
6.3. Lĩnh vực thời trang
Mức lãi gộp của lĩnh vực thời trang luôn nằm trong danh sách cao nhất. Các cửa hàng, shop bán quần áo khá nhiều nhưng vẫn có chỗ đứng nhờ nhờ sản phẩm bán ra lớn, nhu cầu mua sắm cao. Thời trang càng xa xỉ thì con số bán ra càng cao hơn. Do Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có ngành công nghiệp vải len giá thành thấp hơn so với các quốc gia khác.
6.4. Lĩnh vực kinh doanh cây cảnh
Cây cảnh là một trong những mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao. Đặc biệt là mặt hàng cây cảnh mini văn phòng, mức giá bán ra luôn cao hơn so với giá bán tại các cửa hàng. Tỷ lệ lợi nhuận gộp của sản phẩm khoảng 2,3 số vốn ban đầu. Tuy nhiên, hạn chế của loại hình kinh doanh này là mất thời gian chăm sóc và bảo quản cây không đơn giản chỉ là thương mại.
6.5. Lĩnh vực công nghệ phần mềm
Ngoài ra, các sản phẩm về phần mềm cũng là loại hình kinh doanh có mức lãi gộp cao. Mặt hàng này khác biệt so với những mặt hàng khác do chỉ làm phần mềm một lần, bỏ số vốn ban đầu lớn để nghiên cứu làm ra sản phẩm. Sau đó, có thể khai thác sản phẩm này cả đời nếu như sản phẩm được bán theo dạng cho thuê. Việc của doanh nghiệp chỉ là bán hàng, bỏ một ít chi phí bảo trì và nâng cấp. Vì thế, ngành này có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các ngành nghề khác.
Trên đây là thông tin chi tiết về lãi gộp là gì? Công thức tính lãi gộp và ý nghĩa của lãi gộp trong kinh doanh. Hy vọng, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về lãi gộp đánh giá chính xác về hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.