Doanh thu là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp hay cá nhân. Doanh thu càng cao thì lợi nhuận thu về càng lớn. Vậy doanh thu là gì? Yếu tố doanh thu có ý nghĩa thế nào? Làm sao để biết được doanh thu bao nhiêu? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
1. Doanh thu là gì? Ý nghĩa của doanh thu?
1.1. Khái niệm doanh thu
Doanh thu là gì? Theo “ Hiệp hội kế toán thế giới” thì doanh thu được định nghĩa là tổng giá trị thu về của doanh nghiệp trong kỳ kế toán tiếp. Phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, góp phần phát triển vốn đầu tư”. Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản thì doanh thu là toàn bộ số tiền mà công ty thu được nhờ bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ hoặc từ các hoạt động kinh tế khác.
1.2. Ý nghĩa của doanh thu thế nào?
+ Doanh thu chính là nguồn thu nhập giúp các doanh nghiệp chi trả trong quá trình kinh doanh. Cung cấp các dịch vụ như chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí, thuế cho cơ quan nhà nước.
+ Doanh thu còn là khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những tháng tiếp theo hay còn gọi là vốn xoay vòng. Thúc đẩy quá trình hoạt động của công ty trong thời gian tới.
+ Nguồn doanh thu có sẵn thì sẽ tránh việc vay ngân hàng khi gặp khó khăn. Doanh thu có tầm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, đây cũng là nguồn vốn để các công
2. Các loại doanh thu thường gặp
Doanh thu là yếu tố quyết định đến hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Các dòng doanh thu đa dạng thì tài chính của doanh nghiệp càng vững. Dưới đây là các loại doanh thu thường gặp:
2.1. Doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ là nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ do chính doanh nghiệp tạo nên. Lợi ích thu về từ các hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong công ty, tổng công ty tính theo giá bán của các đơn vị.
2.2. Doanh thu dịch vụ, bán hàng
Doanh thu bán hàng là khoản doanh thu bán sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, bán hàng hóa mua và bán bất động sản đầu tư. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ là doanh thu thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng hay nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch,…
2.3. Doanh thu bất thường
Doanh thu bất thường là khoản tiền từ các hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp. Các hoạt động này có thể bán vật tư hàng hóa, dụng cụ, các khoản phải trả, thanh lý tài sản,…Những khoản này ít xảy ra nhưng doanh thu bất thường không thể bị xem thường.
2.4. Doanh thu từ các nguồn khác
Ngoài các khoản doanh thu trên, nguồn vốn của các doanh nghiệp còn góp phần tăng hoạt động tạo ra doanh thu bao gồm các khoản từ hoạt động xảy ra có thể chủ quan hoặc khách quan.
3. Cách thức doanh thu chuẩn nhất
Không chỉ tò mò về doanh thu là gì? Không ít người còn băn khoăn về công thức tính doanh thu thế nào? Theo đó, doanh thu của các doanh nghiệp hay công ty được tính theo 2 cách sau:
Cách 1: Doanh thu = Số đơn vị bán x giá bán sản phẩm/dịch vụ
Đơn vị dịch vụ
Cách 2: Doanh thu = Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ x giá tb sản phẩm/dịch vụ
Sản phẩm bán
4. Phân biệt các loại doanh thu và doanh thu thuần
Cùng với doanh thu thì doanh thu thuần là một trong những khái niệm thường gặp trong các công ty, doanh nghiệp. Để không nhầm lẫn giữa hai loại doanh thu này thì bạn cần phải dựa vào các tiêu chí sau:
Khái niệm:
+ Doanh thu: Doanh thu là toàn bộ số tiền thu về trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức. Doanh thu còn được gọi là thu nhập, dựa vào doanh thu thực tế để làm báo cáo doanh thu của công ty.
+ Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp, khi đã trừ các khoản chi phí liên quan về thuế. Thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá bán hàng, lợi nhuận thu được nhưng bị trả lại, chiết khấu, thuế xuất khẩu.
Công thức tính:
+ Doanh thu: Đối với doanh thu thì công thức tính theo 2 cách. Cách 1 thì sẽ lấy số đơn vị bán hàng chia cho đơn dịch vụ cụ thể. Sau đó nhân với giá của sản phẩm hoặc dịch vụ. Hoặc có thể dùng công thức tính doanh thu : Số lượng khách hàng dùng dịch vụ chia cho sản phẩm nhân với giá trung bình sản phẩm/dịch vụ.
+ Doanh thu thuần: Công thức tính doanh thu thuần sẽ được tính bằng tổng doanh thu – (thuế gián thu + chiết khấu bán hàng + giảm giá + khoản hàng bị trả về).
- Mỗi loại doanh thu trên đều có đặc điểm, công thức tính riêng nhưng đều có mục đích chính là tổng hợp doanh thu của công ty, doanh nghiệp. Doanh thu thuần sẽ giúp các công ty đánh giá chính xác về nguồn thu của các đơn vị kinh doanh.
>> Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn nhất.
5. Cách tăng doanh thu bán hàng cho các công ty, doanh nghiệp
Trong kinh doanh thì mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến chính là doanh thu chứ không phải lợi nhuận. Muốn có lợi nhuận thì cần phải tạo ra nguồn doanh thu, giúp các doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững. Để tăng doanh thu bán hàng thì cần phải làm gì? Dưới đây là một số cách để tăng doanh thu trong các công ty, doanh nghiệp, bạn nên biết:
5.1. Xác định chính xác đối tượng khách hàng
Đầu tiên, bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Từ đó, mang đến các sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách chính xác. Đặc biệt, việc xác định đối tượng cụ thể sẽ đưa ra chiến lược Marketing thu hút người dùng. Ngược lại, việc xác định sai đối tượng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu.
5.2. Tiếp nhận các phản hồi từ khách hàng
Khách hàng là yếu tố hàng đầu trong lĩnh vực bán hàng. Vì thế, để làm hài lòng khách hàng thì bạn nên chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Việc tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng là điều quan trọng. Các phản hồi từ khách hàng sẽ có lời khen, chê.
Những phản hồi tích cực sẽ là động lực để công ty phát triển hơn nữa, phản hồi tiêu cực sẽ giúp cho công ty nhìn nhận được điểm để điều chỉnh, sửa chữa để công ty và doanh nghiệp tốt hơn. Từ những lời chê đó, bạn sẽ cần cải thiện để mang đến những sản phẩm tốt cho khách hàng, giúp tăng doanh thu cho các doanh nghiệp.
5.3. Đẩy mạnh quá trình bán hàng
Một trong những yếu tố quan trọng, giúp tăng doanh thu bán hàng đó là đẩy mạnh các hoạt động bán hàng. Việc đẩy mạnh hay cải thiện quy trình bán hàng, tạo sự chú ý với đối tượng sử dụng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm sẽ tạo được niềm đối với người dùng. Cho nên, điều mà chúng tôi nói đến là tích cực cải thiện quy trình bán hàng tạo được sự chú ý với khách hàng.
Một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm sẽ tạo được niềm tin với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đảm bảo được quá trình giao hàng được diễn ra một cách nhanh chóng. Quá trình đóng gói kỹ càng, đảm bảo tình trạng tốt nhất cho sản phẩm khi đến với người dùng.
5.4. Nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh
Dù ở lĩnh vực nào thì chúng ta cũng sẽ gặp các đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu kỹ các đối thủ là điều hết sức bình thường. Để có thể vượt qua các đối thủ, bạn cần phải phân tích, đánh giá các thông tin của họ để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ đó, đưa ra các kế hoạch nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Tham khảo một số ví dụ về doanh thu
Để có cái nhìn thực tế về doanh thu của một doanh nghiệp, công ty thì bạn có thể tham khảo các ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Trong 2017, Amazon ghi nhận 118,6 tỷ đô la doanh số sản phẩm và 59,3 tỷ đô la doanh thu dịch vụ. Tổng số tiền lớn là 178,9 tỷ đô la, tạo thành dòng trên cùng của báo cáo thu nhập. Cuối cùng, tiền lãi và thuế được khấu trừ để đạt mấu chốt của báo cáo thu nhập lên đến 2.0 tỷ đô la thu nhập dòng.
Ví dụ 2:
Công ty sản xuất và bán ô tô sẽ ghi lại doanh thu từ việc bán ô tô doanh thu thông thường. Nếu cùng công ty đó, thuê một phần của các tòa nhà của nó, ghi lại doanh thu khác và ghi nhận riêng trên báo cáo thu nhập của mình để cho doanh thu là từ một hoạt động khác so với hoạt động chính của công ty.
Ví dụ 3: Shop quần áo với số vốn ban đầu là 500 triệu. Sau 5 tháng bán hàng thì số vốn lên 900 triệu được gọi là doanh thu. Sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận thu được 300 triệu.
Trên đây là những thông tin về doanh thu mà chúng tôi giới thiệu, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về doanh thu, đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động này mang đến nhiều lợi nhuận cho công ty hay doanh nghiệp trong kinh doanh nhé!