Đối với những người làm trong lĩnh vực tài chính thì cụm từ “ tỷ suất lợi nhuận” không còn xa lạ gì. Nó được xem là thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên với người không làm trong lĩnh vực này, tỷ suất lợi nhuận vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Cùng “ Nhà ở Ngay” đi tìm hiểu những thông tin hữu ích về tỷ suất lợi nhuận nhé!

 

Đối với những người làm trong lĩnh vực tài chính thì cụm từ “ tỷ suất lợi nhuận” không còn xa lạ gì. Nó được xem là thước đo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên với người không làm trong lĩnh vực này, tỷ suất lợi nhuận vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ. Cùng “ Nhà ở Ngay” đi tìm hiểu những thông tin hữu ích về tỷ suất lợi nhuận nhé!

1. Tỷ suất lợi nhuận là gì? Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

1.1. Tỷ suất lợi nhuận là gì?

Tỷ suất lợi nhuận là gì? Tỷ suất lợi nhuận có tên tiếng Anh? Tỷ suất lợi nhuận có tên tiếng Anh là Profit Margin là tỷ số giữa lợi nhuận có mức vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong thời kỳ đó. Từ đó, xác định tình hình thực tế của công ty và biết được lãi ròng của cổ đông trong các doanh nghiệp.

ty-suat-loi-nhuan

1.2. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là khái niệm được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Công cụ để đo lường mức độ sinh lời của công ty, điều chỉnh chiến lược lược kinh doanh của công ty hợp lý hơn. Vậy ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận thế nào? 

  • Tỷ suất lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu
  • Tỷ suất lợi nhuận mang giá trị dương, nghĩa là công ty có lãi
  • Tỷ suất lợi nhuận mang giá trị âm, nghĩa là công ty hay doanh nghiệp bị lỗ

Từ đây, có thể đánh giá và nhận định về tỷ lệ nhuận ngày càng lớn có nghĩa là lợi nhuận chiếm phần trăm trong tổng dư và có lãi suất cao. Tuy nhiên, việc xem xét tỷ suất lợi nhuận còn phụ thuộc vào nhiều từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận

+ Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất lợi nhuận này càng cao thì giá trị lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trường hợp tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi, cấu tạo hữu cơ của cơ của tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

+ Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tốc độ chu chuyển tư bản càng tăng thì mức tỷ suất thặng dư của tư bản càng lớn, kéo theo tỷ suất lợi nhuận tăng.

+ Tiết kiệm tư bản bất biến: Tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến không thay đổi, tư bản bất biến càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ.

ty-suat-loi-nhuan

2. Vai trò của tỷ suất lợi nhuận thế nào?

Tỷ suất lợi nhuận là thông số quan trọng trong báo cáo tài chính của các tổ chức, công ty. Vậy tỷ suất lợi nhuận có vai trò như thế nào? Tầm quan trọng của chỉ số này thể hiện ở những yếu tố sau:

2.1. Đánh giá chính xác lợi nhuận của công ty

Tỷ suất lợi nhuận có vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ sinh lãi của dự án kinh doanh, khả năng sinh lợi cho chủ đầu tư. Từ đó, xem xét lãi suất bao nhiêu trong tổng số tiền thu về của một giai đoạn kinh doanh và đánh giá mức độ sinh lời, hiệu quả dự án trong quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận còn là công cụ giúp các công ty có thể xác định được hoạt động kinh doanh lãi hay lỗ.

2.2. Cơ sở đưa ra các phương án kinh doanh mới

Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận còn là công cụ hữu hiệu để giúp các CEO ta ra các phương án kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế. Công cụ sử dụng để xác định một giai đoạn bất kỳ, thông thường là 1 tháng hoặc 1 quý để biết được doanh nghiệp đang lãi hay lỗ. Từ đó, tìm ra được các nguyên nhân và giải pháp phù hợp với thực tế.

ty-suat-loi-nhuan

2.3. Tạo được chỗ đứng của công ty trên thị trường

Ngoài ra, khi áp dụng công thức tính tỷ suất lợi nhuận, bộ phận kế toán sẽ tiến hành tổng hợp bám sát vào đặc điểm của lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Trong các báo cáo tài chính, nếu chỉ số lãi của doanh nghiệp càng cao thì khẳng định tiềm lực, vị thế trên thị trường. Giúp cho các công ty hướng đến khi tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực.

3. Cách tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn nhất

Tỷ suất lợi nhuận có vai trò quan trọng với mọi doanh nghiệp, không chỉ biết được hiệu quả kinh doanh mà còn đánh giá được giá bán sản phẩm, dịch vụ cao hơn hay thấp hơn để có mức điều chỉnh phù hợp. Dưới đây là công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn nhất, bạn nên biết:

Tỷ suất lợi nhuận = 100 x Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)/Doanh thu

4. Các loại tỷ lệ suất lợi nhuận hiện nay

Để đánh giá chính xác về tỷ lệ suất lợi nhuận trong kinh doanh thì bạn cần phải dựa vào tỷ lệ suất lợi nhuận của từng loại. Cụ thể:

4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ số về tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng của cổ đông và doanh thu của công ty. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu như sau:

ROS = (Lợi nhuận sau thuế : doanh thu) x 100

Thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, các chủ đầu tư có thể đánh giá chính xác tình hình phát triển của công ty hay doanh nghiệp. Đồng thời, biết được công ty bỏ ra bao nhiêu vốn và thu về được bao nhiêu. Từ đó, đưa ra các phương án điều chỉnh hoạt động kinh doanh của công ty phù hợp.

ty-suat-loi-nhuan

4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh đúng mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được trong kỳ và số vốn bỏ ra trong kỳ đó. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn gồm có tỷ suất vốn cố định và vốn lưu động. Để tính chính xác tỉ số này, bạn cần phải áp dụng các công thức sau:

Công thức tính tỷ suất trên vốn:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) = Lợi nhuận thu được trong kỳ: Số vốn bỏ ra x 100%

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh đúng mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận thu và tổng chi phí phát sinh trong cùng kỳ. Chi phí ở đây bao gồm các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Tổng lợi nhuận trong kỳ :Tổng chi phí phát sinh trong kỳ x 100%

Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phản ánh rẳng, cứ một đồng chi phí bỏ ra tì mang lại được nhiều lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí càng cao thì chứng tỏ, các công ty bỏ ra khoản chi phí thấp nhưng thu về mức lợi nhuận cao. Còn trường hợp, tỷ suất sinh lợi nhuận chi phí thấp chứng tỏ doanh nghiệp bỏ ra khoản chi phí cao tuy nhiên lợi nhuận thu về lại thấp thì công ty giảm bớt khoản chi phí để tránh áp lực về tài chính.

4.3. Mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn

ROE và ROA là những tiêu chí quan trọng, đánh dấu sự phát triển của công ty tốt hay không. ROS là lợi nhuận/ doanh thu được tính dựa vào hoạt động kinh doanh từ ROA và ROE thì lấy được bảng cân đối kế toán. Các chỉ số cần có mức độ tương đồng với nhau và kết hợp với số vòng quay tài sản:

  • ROS= Lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần
  • Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/tổng tài sản
  • ROA= Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
  • ROE= Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu

ty-suat-loi-nhuan

5. Lợi nhuận doanh nghiệp được kiếm từ đâu?

Người tiêu dùng hay người chưa có nhiều chuyên môn cụ thể thì việc kiếm lợi nhuận từ các tổ chức kinh doanh cho rằng họ sinh lời từ các hoạt động buôn bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, việc kiếm lợi để sinh ra tỷ suất lợi nhuận sẽ xuất phát từ các yếu tố sau:

+ Chênh lệch về doanh thu với chi phí bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ người dùng so với việc bỏ ra chi phí nhân công, bao bì, vật liệu, thuế,…

+ Chênh lệch về mức doanh thu của các hoạt động tài chính so với chi phí bỏ ra hay phát sinh trong các hoạt động của công ty, doanh nghiệp.

+ Chênh lệch về doanh thu so với phi phí ở các hoạt động khác ngoài những hoạt động được kể phía trên.

Tham khảo một số ví dụ về tỷ suất lợi nhuận

Để tăng tỷ suất lợi nhuận trong các công ty, doanh nghiệp thì việc xác định công thức tính tỷ suất lợi nhuận là điều cần thiết. Để hiểu rõ về khái niệm này, bạn có thể tham khảo một số ví dụ về tỷ suất lợi nhuận dưới đây:

Ví dụ 1

Theo báo cáo kết quả công ty hàng không Việt Nam, lợi nhuận sau thuế của hàng không của việt Nam 2018 là 2. 598 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đầu kỳ là 17.433 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 18.672 tỷ đồng. Vốn của chủ sở hữu bình quan là  (17. 433 + 18. 672)/ 2 = 18, 953 tỷ đồng.

ROE = 2. 598 / 18. 053 = 14.4 %.

ty-suat-loi-nhuan

Ví dụ 2

Hãng hàng không Việt Nam có tổng tài sản đầu kỳ 82, 390 tỷ đồng và tổng tài sản cuối kỳ là 88. 550 tỷ đồng. Khi đó tổng tài sản bình quân là = ( 82.390 + 88. 550 )/2 = 85.470 tỷ đồng.

ROA = 2.598 / 86.470 = 3%.

Ví dụ 3:

Trong năm 2019, Doanh thu của công ty A đạt 100.000 USD. Lợi nhuận sau thuế của công ty A là 40.000 USD. Lúc này, tỷ lợi nhuận trên doanh thu của công ty như sau: 

ROS = 40.000/ 100.000 = 0,4

Trên đây là thông tin chi về tỷ suất lợi nhuận mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu về hoạt động tài chính trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn về các hoạt động đầu tư của công ty mình. Chúc bạn bạn sẽ thành công trong lĩnh vực mình lựa chọn nhé!