Mỗi năm, tại các thành phố lớn có hàng nghìn người lao động và sinh viên đến học tập và làm việc. Điều đó, khiến cho nhu cầu thuê phòng trọ tăng lên đột biến nhất là tại các khu công nghiệp, trường học. Vậy những người thuê trọ cần phải đăng ký tạm trú hay không? Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cần chuẩn bị những gì? Trong bài chia sẻ dưới đây, Nhà Ở Ngay sẽ giúp bạn giải đáp nhé!

Mỗi năm, tại các thành phố lớn có hàng nghìn người lao động và sinh viên đến học tập và làm việc. Điều đó, khiến cho nhu cầu thuê phòng trọ tăng lên đột biến nhất là tại các khu công nghiệp, trường học. Vậy những người thuê trọ cần phải đăng ký tạm trú hay không? Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ cần chuẩn bị những gì? Trong bài chia sẻ dưới đây, Nhà Ở Ngay sẽ giúp bạn giải đáp nhé!

1. Một số khái niệm về thủ tục đăng ký tạm trú 

1.1. Tạm trú là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ thì bạn phải hiểu được khái niệm tạm trú là gì? Tạm trú là địa chỉ ở tạm thời của công dân, không ở thường xuyên một cách chính thức trong khoảng một thời gian nhất định. Địa điểm này là nơi công dân sinh sống trong một thời gian nhất định và có lý do hợp pháp.

thu-tuc-dang-ky-cho-nguoi-o-tro

1.2. Đăng ký tạm trụ là gì?

Đăng ký tạm trú là gì? Hiểu một cách đơn giản thì đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký về nơi tạm trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan chức năng làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho người ở trọ trong thời gian cư trú tại địa phương.

1.3. Các loại đăng ký tạm trú hiện nay

Ngoài thuật ngữ KT1 là địa chỉ đăng ký tạm trú trong sổ hộ khẩu của công dân thì hiện nay còn có 3 thuật ngữ chỉ nơi đăng ký tạm trú sau:

+ KT2: Là trường hợp tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Khi nhắc đến KT2 là trường hợp công dân đăng ký sổ hộ khẩu thường trú ở một quận/huyện nhưng có đăng ký tạm trú dài hạn ở một quận/ huyện khác.

+ KT3: Là loại sổ tạm trú dài, các cá nhân ở một tỉnh hoặc Thành Phố trực thuộc Trung Ương. Không phải nơi đăng ký thường trú của cá nhân, KT3 được cấp cho cá nhân và hộ gia đình xác định nơi tạm trú của công dân.

+ KT4: Dành cho công dân trong trường hợp tạm trú ngắn ngày ở một tỉnh, thành phố khác với nơi đăng ký thường trú ( địa điểm du lịch, thăm viếng). 

thu-tuc-dang-ky-cho-nguoi-o-tro

2. Tại sao người ở trọ phải đăng ký tạm trú?

Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu lên thành phố để học tập và làm việc ngày càng nhiều. Dịch vụ cho thuê nhà trọ cũng vì thế mà sôi động và nhộn nhịp hơn. Thế nhưng việc di chuyển địa điểm sinh sống sẽ phát sinh nhiều vấn đề, nhất là về yếu tố pháp lý. Người thuê trọ cần phải thực hiện thực hiện đăng ký tạm trú bởi các lý do sau:

+ Thứ nhất: Việc đăng ký tạm trú sẽ giúp cơ quan Nhà nước dẽ dàng quản lý được công dân, đảm bảo an ninh và trật tự xã hội. Công dân sẽ được hỗ trợ nếu phòng trọ xảy ra các sự cố về cháy nổ, trộm cắp.

+ Thứ hai: Việc đăng ký tạm trú còn đảm bảo quyền lợi cho công dân khi thực hiện các thủ tục, giấy tờ pháp lý để mua nhà, đăng ký kinh doanh, đầu tư bất động sản…

+ Thứ ba: Đặc biệt, việc đăng ký tạm trú sẽ đảm bảo quyền lợi cho con cái của khi được hưởng đầy đủ quyền lợi về điều kiện học hành giống người dân cư trú. Bạn có thể yên tâm khi cho con học các trường công lập thay vì tư thục đắt đỏ. Hơn nữa, con bạn sẽ được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết như người dân tại địa phương.

+ Thứ tư: Ngoài ra, khi có sổ tạm trú thì bạn còn nhận được các trợ cấp từ phường khi dịch bệnh, thất nghiệp…

thu-tuc-dang-ky-cho-nguoi-o-tro

=> Như vậy, việc đăng ký tạm trú mang đến nhiều quyền lợi cho công dân trên địa bàn cư trú nên bạn đừng bỏ qua thủ tục này. Vừa mang đến nhiều lợi ích, vừa tránh xử bị xử phạt khi không có tạm trú.

>> Xem thêm: Luật cư trú mới nhất mà bạn cần phải lắm rõ trong năm 2021

3. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ mới nhất 2021

Chủ nhà trọ là người có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ nhưng không phải chủ trọ nào cũng chủ động làm việc này. Nếu trong trường hợp, chủ trọ không đăng ký tạm trú thì bạn chủ động làm để đảm bảo quyền lợi. Dưới đây là thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ sau 1/7, bạn có thể tham khảo:

3.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú

Thủ tục đăng ký tạm trú cho nhà trọ đầu tiên đó là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ đăng ký tạm trú. Cụ thể:

Hồ sơ đăng ký tạm trú:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước

+ Bản khai mẫu đăng ký tạm trú mới nhất

+ Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu

thu-tuc-dang-ky-cho-nguoi-o-tro

Giấy chứng minh chỗ ở hợp pháp:

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đất

+ Hợp đồng mua bàn nhà được Cơ quan chức năng đóng dấu

+ Giấy tờ mua bán, tặng, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng

+ Giấy tờ cơ quan hành chính hoặc Tòa án Nhà nước có thẩm quyền

+ Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà, đất ở không có tranh chấp

Giấy tờ chứng minh cho thuê, cho mượn, chỗ ở hợp pháp:

+ Văn bản cho thuê, cho mượn nhà của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân

+ Trường hợp nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc Trung Ương phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã.

3.2. Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an khu vực

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ đăng ký tạm trú cho người ở trọ, bạn tiến hành nộp hồ sơ tại Công an phường, xã, thị trấn nơi mình cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì người đăng ký tạm trú viết giấy biên nhận và đưa hồ sơ cho người nộp.

+ Đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu một số loại giấy tờ hoặc kê khai chưa đúng. Cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ để hướng dẫn người đăng ký tạm trú sửa lại.

+ Còn trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì sẽ không tiếp nhận và yêu cầu công dân sẽ phải chuẩn bị lại hồ sơ.

thu-tuc-dang-ky-cho-nguoi-o-tro

3.3. Nhận sổ tạm trú

Công an khu vực sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành làm sổ tạm trú. Trong sổ tạm trú cho người ở trọ sẽ có đầy đủ các thông tin về họ tên, ngày tháng, chữ ký……Khi làm xong sẽ trả lại cho công dân và công dân tiến hành đóng lệ phí để nhận lại sổ tạm trú. 

4. Người ở trọ có bắt buộc phải đăng ký tạm trú không?

Hiện nay, nhu cầu thuê nhà trọ tại các thành phố lớn ngày càng tăng cao nhất là ở các địa điểm gần trường học, khu công nghiệp. Hầu hết, các công dân đều có nhu cầu ở lại xã, phường, tỉnh khác nơi đăng ký thường trú. Trong quá trình ở trọ, không ít người băn khoăn về việc nên đăng ký tạm trú hay không? Thực tế thì việc đăng ký tạm trú gồm 2 trường hợp sau:

+ Trường hợp ở ngắn hạn: Với những người lao động chỉ thuê trọ làm việc trong một thời gian ngắn rồi chuyển đến địa điểm khác để thì không nhất thiết phải đăng ký tạm trú. Bởi bạn không có ý định lưu trú lâu dài, việc thực hiện đăng ký tạm trú sẽ mất nhiều thời gian.

+ Trường hợp ở vô thời hạn và hộ gia đình: Còn với người lao động thuê trọ để sinh sống, làm việc lâu dài và có gia đình riêng thì nên đăng ký tạm trú. Việc đăng ký tạm trú sẽ mang đến nhiều quyền lợi cho công và được bảo vệ khi có những rủi ro không may xảy ra.

=> Việc đăng ký tạm trú hay không đến từ thời gian và mục đích ở trọ của công dân. Khi đăng ký tạm trú bạn sẽ được đảm bảo quyền lợi giống như người dân khu vực và không vi phạm pháp luật và ngược lại.

5. Một số câu hỏi về thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ

Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ, mẫu hợp đồng thuê nhà để đăng ký tạm trú thì nhiều người còn gặp vấn đề xung quanh thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ sau:

5.1. Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký tạm trú

Đăng ký tạm trú bao lâu thì lấy được, theo quy định của Luật cư trú thì công dân chuẩn bị hồ hợp lệ thì sau 2 ngày sẽ được cấp sổ tạm trú. Đồng thời, bạn sẽ phải nộp lệ phí đăng ký tạm trú 15.000 đồng/lần ở các quận và các phường 8.000 đồng/lần ở khu vực khác.

5.2. Khi nào cần làm thủ tục đăng ký tạm trú

Theo Luật cư trú sửa đổi, bổ sung thì người thuê trọ cần phải đăng ký thường trú trong vòng 30 ngày khi đến ở khu vực đó. Thông thường, bạn sẽ phải đến Công an xã, phường, thị trấn để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú.

thu-tuc-dang-ky-cho-nguoi-o-tro

5.3. Ai là người thực hiện đăng ký tạm trú?

Trên thực tế, việc đăng ký tạm trú cho người ở trọ thuộc về chủ nhà trọ. Tuy nhiên thì không phải chủ trọ nào cũng làm tạm trú cho cư dân. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho bản thân thì công dân nên chủ động liên hệ với chủ trọ để nắm bắt được thủ tục đăng ký tạm trú. Nếu bạn và chủ nhà trọ không chủ động thì cả hai sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

5.4. Quy định xử phạt không đăng ký tạm trú

Tạm trú là quy định bắt buộc trong Luật cư trú. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú sẽ bị xử phạt như sau:

+ Cá nhân, chủ nhà trọ không thực hiện quy định về đăng ký tạm trú theo quy định sẽ bị xử phạt từ 100-300 nghìn đồng.

+ Cá nhân hoặc chủ trọ cố tình tẩy, xóa, sửa chữa làm sai lệch các thông tin trong sổ tạm trú và giấy tờ liên quan đến nơi tạm trú sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.

+ Trường hợp khai gian, giả mạo hồ sơ, giấy tờ đăng ký tạm trú, sổ tạm trú. Cho người đăng ký cư trú vào chỗ của mình để vụ lợi hoặc người cư trú không sinh sống tại chỗ đó sẽ phạt tiền từ 2-4 triệu đồng.

thu-tuc-dang-ky-cho-nguoi-o-tro

Thời hạn của sổ tạm trú bao lâu?

Theo Thông tư 35/2014/TT-BCA, cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện đăng ký tạm trú thành công tại địa phương được Cơ quan có thẩm quyền cấp tạm trú. Loại sổ tạm trú xác định thời hạn, giá trị trong vòng 24 tháng. Khi sổ tạm trú hết thời hạn thì bạn quay lại cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục xin tạm trú.

Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ mới nhất hiện nay. Hy vọng, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục đăng ký tạm trú đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho công dân tại nơi cư trú và tránh bị xử phạt khi không có tạm trú nhé!