Trong giai đoạn trả nợ trái phiếu và bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang đau đầu với áp lực lên đến hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng cuối năm và chuẩn bị những khoản trong tương lai tới. Cùng với đó, theo Nghị định số 65/2022 chính thức có hiệu lực với nhiều quy định chặt chẽ hơn, hoãn nợ trái phiếu hết hiệu lực.
Finn Group công bố lĩnh vực bất động sản được xếp đầu số lượng tổ chức phát hành vỡ nợ lớn nhất (56/98), tỷ lệ vỡ nợ cao nhất và giá trị trái phiếu lưu hành lớn nhất với con số lên đến 400.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% dư nợ cho vay của cả nước và chiếm gần 34% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành.
Đứng trước nguy cơ này, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc EZ Property chắc chắn rằng, cần đưa ra những giải pháp khẩn cấp nhằm vực dậy niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp bất động sản.
"Việc khách hàng có niềm tin trở lại với thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản sẽ là cơ hội phục hồi nền kinh tế", ông Toản chia sẻ.
Những tín hiệu tích cực
Chất lượng trái phiếu cho các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng được cải thiện. Theo đó, thị trường trái phiếu cùng với thị trường bất động sản đang trong thời kỳ thanh lọc mạnh mẽ, chuẩn bị bước vào thời kỳ phục hồi. Sau giai đoạn khủng hoảng trước đó, các doanh nghiệp uy tín, có nền tảng tài chính mạnh mẽ, tuân thủ những vấn đề pháp lý nghiêm túc và rõ ràng càng trở nên vững chắc và ổn định hơn. Qua đó, họ cũng tạo dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư và xây dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Chính phủ cũng thông qua nhiều chính sách hỗ trợ cho thị trường trái phiếu và thị trường Bất động sản, hướng tới mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc trên nhiều phương diện. Nếu các luật này được ban hành sẽ bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất và tính khả thi, sát với thực tế, từ đó tháo gỡ vướng mắc cho thị trường. Đây chính là triển vọng phát triển trong cả trung và dài hạn của thị trường.
Cùng với đó, chất lượng trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành có xu hướng sẽ ngày càng được cải thiện, nâng cao. Theo đó, cả thị trường trái phiếu và thị BĐS đều đang ở trong thời kỳ thanh lọc mạnh mẽ. Sau khủng hoảng, những sân chơi này sẽ chỉ dành cho những doanh nghiệp uy tín, có sức khỏe tài chính vững vàng, nghiêm túc trong quá trình thực hiện pháp luật, đặc biệt là trong vấn đề quản trị doanh nghiệp và công bố thông tin. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng của thị trường, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư.
Trái phiếu doanh nghiệp đang có nhiều tín hiệu tích cực
Tính đến thời điểm này, bức tranh toàn cảnh thị trường BĐS đã có thêm nhiều điểm sáng mới, mang đến nhiều kỳ vọng cho thị trường trong thời gian tới. Cùng với đó là các chính sách tháo gỡ khó khăn của Nhà nước có đủ thời gian để “thẩm thấu”, từ đó chắc chắn sẽ tác động tích cực đến diễn biến thị trường trái phiếu BĐS.
>>>> XEM THÊM: “Đất vàng” Hồ Tây: Miếng bánh ngọt thu hút hàng loạt các ông lớn bất động sản
Nỗ lực “hoá giải” khó khăn cho doanh nghiệp
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật “hoá giải” nhiều vấn đề còn tồn đọng trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều đó thể hiện rằng, Chính phủ đã và đang rất quyết liệt đưa ra nhiều chính sách, bao gồm sự tác động đến kênh dẫn vốn, pháp lý và cân đối cung cầu… nhằm hỗ trợ thị trường.
Bên cạnh những cơ hội từ Chính phủ cho các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cũng tự mình nỗ lực tìm giải pháp cơ cấu lại dòng tiền và cải thiện khả năng trả nợ. Một số lưu ý mà các chuyên gia đưa ra giúp đỡ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này:
Đầu tiên, chủ động hoàn thiện các thủ tục pháp lý từ sớm để dự án được đưa vào vận hành. Các khoản nợ, thanh lý tài sản được đảm bảo thanh toán đúng hạn cho các nhà đầu tư; tái cơ cấu các danh mục đầu tư; các dự án, tài sản, tạo thanh khoản để có dòng tiền,...
Tiếp theo, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu làm thế nào tạo giá trị cho thương hiệu và tạo niềm tin của các nhà đầu tư. Việc nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm độc lập và xây dựng hồ sơ minh bạch trên thị trường vốn giúp các doanh nghiệp không chỉ đa dạng hoá nguồn vốn và cơ sở nhà đầu tư, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng.
Cuối cùng, chủ động đàm phán kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu trong giai đoạn khó tiếp cận dòng vốn tín dụng. Điều này giúp doanh nghiệp có thời gian để kịp thời tái cơ cấu lại khoản nợ trong thời gian ngắn.
Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo trên Nhà Ở Ngay nhé!