Đất rẫy là gì? Đất rẫy có phải là đất nông nghiệp không? Những câu hỏi được chủ đầu tư và môi giới bất động sản quan tâm. Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về loại đất rẫy – Xu hướng đầu tư mới năm 2022.

 

 

Đất rẫy là gì? Đất rẫy có phải là đất nông nghiệp không? Những câu hỏi được chủ đầu tư và môi giới bất động sản quan tâm. Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về loại đất rẫy – Xu hướng đầu tư mới năm 2022.

1. Khái niệm đất rẫy là gì?

Đất rẫy là gì? Đất rẫy là loại đất trồng các loại cây lâu năm thuộc vùng rừng núi, loại đất canh tác để trồng cây lâu năm như café, cao su, điều, tiêu, xoài, sầu riêng,…Đất rẫy hiện nay tập trung nhiều tại khu vực Tây Nguyên như Gia Lai, KonTum hoặc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước,…Có thể kể đến các loại cây đang được trồng nhiều nhất hiện nay đó là café, điều, hồ tiêu,…

dat-ray-la-gi

Thuộc loại đất nông nghiệp, đất rẫy được sử dụng để trồng cây lâu năm hay các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm. Thời gian sinh trưởng của cây từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch có thời gian lâu hơn các loại cây trồng trên đất hàng năm. 

2. Đặc điểm chung của loại đất rẫy

Mỗi loại đất nông nghiệp đều có đặc điểm riêng biệt. Tùy vào mục đích sử dụng, đất rẫy mang đến các tiêu sau:

  • Đất rẫy được xếp vào loại đất nông nghiệp
  • Đất rẫy được Nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp
  • Đất rẫy là loại đất có thời gian sử dụng
  • Đất rẫy có chuyển đổi hoặc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

dat-ray-la-gi

=> Có thể thấy, đất rẫy mang đến nhiều lợi ích, giúp cho nền nông nghiệp và lâm nghiệp của nước ta phát triển nhanh và mạnh hơn. 

2. Đất rẫy có chuyển đổi thành đất ở được không?

Đất rẫy có chuyển đổi thành đất ở không? Đất rẫy thuộc loại đất nông nghiệp nên hoàn toàn có thể chuyển đổi thành đất ở. Tuy nhiên, để thực hiện quá trình chuyển đổi đất rẫy sang đất ở thì bạn phải tuân thủ theo quy định sử dụng đất tại Điều 57 Luật đất đai 2013. Điều kiện để chuyển đổi mục đích đất rẫy sang đất ở đó là:

  • Đất rẫy thuộc kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đất rẫy phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
  • Người xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải là người tranh chấp đúng luật đất đai tại địa phương, có văn bản UBND xã, phường, thị trấn.
  • Đất rẫy không được nằm trong phạm vi đất quy hoạch của Cơ quan Nhà nước.

dat-ray-la-gi-2

=> Chính vì thế, đất rẫy là loại đất nông nghiệp sử dụng trong mục đích trồng các loại cây lâu năm. Nếu có nhu cầu chuyển nhượng đất rẫy thì phải tuân thủ theo các tiêu chí trên và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuyển đổi loại đất rẫy. 

>> Xem thêm: Đất thổ vườn là gì? Quy trình chuyển đổi đất thổ vườn sang đất ở

3. Thủ tục mua bán đất rẫy hiện nay

Thủ tục mua bán hay chuyển nhượng đất rẫy cũng giống như các loại đất khác. Hai bên mua bán đều phải ra phòng công chứng để thực hiện các thủ tục sang tên và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và đóng phí bạ trước, cập nhật thông tin người mua đất và chủ sở hữu. Thực hiện đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ chuyển đổi đất rẫy

Người tiến hành chuyển đổi đất rẫy sang đất ở thì cần chuẩn bị các loại hồ sơ dưới đây:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng loại đất rẫy
  • Đơn đăng ký biến động theo mẫu
  • Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất rẫy (có công chứng)
  • Giấy chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sổ hổ khẩu,…

Sau khi chuyển bị đầy đủ hồ sơ thì đến Văn phòng đăng ký đất đai nộp hồ sơ, thực hiện quyền chuyển nhượng đất. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần thì yêu cầu VP đăng ký đất đai đo đạc tiến hành tách thửa đối với diện tích của lô đất, thực hiện chuyển nhượng trước khi nộp theo quyền chuyển nhượng đất. 

dat-ray-la-gi-2

Bước 2: Văn phòng tiếp nhận đơn đăng chuyển đổi đổi đất

Khi mua bán đất rẫy nói riêng hay đất nông nghiệp nói chung thì cần thực hiện đầy đủ các thủ tục, đảm bảo yếu tố pháp lý giao dịch sau:

+ Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính, đủ  và đúng theo quy định.

+ Xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận đã cấp theo của Bộ tài nguyên và Môi trường.

+ Trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

+ Chủ sở hữu cập nhật đầy đủ biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai

+ Văn phòng cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi đến UBND cấp xã để trao cho người sử dụng đối với trường hợp nộp hồ sơ ở xã.

Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính 

Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp thuế tại Văn phòng công chứng để nhận kết quả. 

Lưu ý: Thời gian thực hiện thủ tục chuyển đổi đất rẫy không được quá 10 ngày, kể từ ngày Văn phòng đăng ký nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

>> Xem thêm: Từ A – Z các thông tin về đất trồng cây lâu năm

4. Kinh nghiệm mua bán đất rẫy an toàn

Đất rẫy là một trong những xu hướng được giới đầu tư quan tâm khi mua bất động sản. Tuy nhiên, để tránh rủi ro trong quá trình mua bán thì bạn cần phải nắm được kinh nghiệm mua bán đất rẫy an toàn và chất lượng dưới đây:

+ Thứ nhất: Điều đầu tiên khi mua bán đất rẫy đó là xác định thông tin chi tiết về mảnh đất. Trước khi quyết định đầu tư thì cần phải biết được vị trí, diện tích, thực trạng khu đất có giống như người bán. Có thể so sánh với những mảnh đất khác để có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu về điều kiện kinh tế. Nhiều mảnh đất chênh lệch diện tích lớn nhưng giá tiền lại chỉ lên một chút, cân nhắc để tìm được mảnh đất phù hợp.

+ Thứ hai: Chú ý đến tình trạng của đất rẫy, hiện trạng canh tác và các điều kiện xung quanh. Cần xem xét kỹ địa thế khu đất có bằng phẳng, thuận tiện nguồn nước, giao thông và các điều kiện sinh hoạt không. Có nhiều mảnh đất không có thoát nước hoặc nguồn nước tưới, trồng trọt không hiệu quả hoặc tốn chi phí đầu tư nên chủ đất muốn bán.

dat-ray-la-gi-2

+ Thứ ba: Một kinh nghiệm quan trọng khi mua bán đất rẫy đó là xác định rõ chủ sở hữu và giấy chứng nhận nông nghiệp. Nhiều mảnh đất thuộc diện quy hoạch, giải tỏa không có giấy tờ sở hữu đất vẫn được rao bán với giá rẻ. Người mua cần phải kiểm tra, xác minh thông tin của chủ để để tránh bị dụ dỗ, rủi ro khi thua lỗ.

+ Thứ tư: Cuối cùng là việc đặt cọc, làm hợp đồng mua bán và các thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Tùy yêu cầu chủ nhà, người mua sẽ đặt cọc để đảm bảo việc mua bán đất rẫy nhưng không nên đặt quá nhiều và cần có hợp đồng công chứng rõ ràng về thay đổi quyết định mua bán sẽ bồi thường tiền đặt cọc ra sao. Các hợp đồng mua bán đất rẫy phải có chữ ký đầy đủ, xác nhận rõ ràng của cơ quan công chứng. Nếu không rõ về thủ tục pháp lý thì có thể nhờ tư vấn của đơn vị môi giới để tiết kiệm thời gian, chi phí làm giấy tờ.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết đất rẫy là gì rồi phải không. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm kiến thức hữu ích về đất rẫy và đưa ra quyết định phù hợp khi đầu tư loại đất này nhé!