Thị trường bất động sản ngày càng sôi động và trở thành kênh đầu tư, kinh doanh buôn bán cho nhiều người. Việc nắm giữ trong tay một mảnh đất là mong muốn của nhiều người nhưng để biết mảnh đất mình sở hữu có lợi nhuận không thì bạn phải nắm được đầy đủ các thông tin về ký hiệu, mục đích sử dụng. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đất CLN là gì? Đất CLN được sử dụng thế nào nhé!

Thị trường bất động sản ngày càng sôi động và trở thành kênh đầu tư, kinh doanh buôn bán cho nhiều người. Việc nắm giữ trong tay một mảnh đất là mong muốn của nhiều người nhưng để biết mảnh đất mình sở hữu có lợi nhuận không thì bạn phải nắm được đầy đủ các thông tin về ký hiệu, mục đích sử dụng. Trong bài chia sẻ dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đất CLN là gì? Đất CLN được sử dụng thế nào nhé!

1. Khái niệm đất CNL là gì?

Đất CLN là gì? Đất CLN là tên viết tắt của đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Loại cây trồng lâu năm có thời gian sinh trưởng từ 1 năm trở lên tính từ thời điểm gieo trồng đến quy hoạch. Loại đất này được sử dụng để trồng các loại cây ăn quả như bưởi, thanh long, nhãn. Như vậy, mảnh đất có thời sinh trường lâu hoặc là trồng các loại cây lâu năm sẽ có ký hiệu CLN. Để mọi nhận biết loại đất và phân biệt với các loại đất nông nghiệp khác.

dat-cln

2. Mục đích sử dụng đất CLN thế nào?

Đất CLN là loại đất được Nhà nước giao cho cá nhân hay các tổ chức sử dụng với mục đích là trồng cây lâu năm. Mọi hoạt động đó sẽ mang đến quyền lợi về kinh tế cũng như đời sống. Tùy vào quy chế của từng địa phương sẽ phân chia đất cho người dân để trồng nhiều loại cây khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào đặc điểm của từng loại đất để trồng nhóm cây phù hợp sau:

+ Cây công nghiệp lâu năm: Loại cây được trồng để làm các nguyên liệu trong lĩnh vực công nghiệp hoặc trải qua chế biến mới sử dụng như: cao su, café, chè, hồ tiêu, dừa…..

+ Cây ăn quả lâu năm: Các loại cây được thu hoạch quả tươi hoặc chế biến. Bao gồm: măng cụt, nhãn, mơ, cam, quýt, chôm chôm, mận, …….

+ Cây dược liệu lâu năm: Loại cây được sử dụng để làm thuốc hoặc các nhiên liệu dùng để chế thuốc gồm: Long nhãn, quế, sâm, hồi, đỗ trọng…….

+ Các loại cây lâu năm khác: Bao gồm cây lấy gỗ như bạch đàn, xoan, xà cừ, xưa, bụt mọc……Có thể dễ dàng trồng xen canh với các loại cây lâu năm hoặc hàng năm khác.

dat-cln

=> Dựa vào các tiêu chí trên của loại đất CLN, bạn sẽ biết được mục đích sử dụng đất CLN là gì. Tùy vào từng loại đất để lựa chọn loại cây trồng phù hợp, mang lại năng suất cao cho cá nhân và tổ chức khi thực hiện trồng cây lâu năm. Thêm vào đó, mở rộng các mô hình làm giàu cho nhiều hộ gia đình hiện nay.

>> Xem thêm: Đất HNK là gì? Quy định sử dụng đất HNK mới nhất

3. Đặc điểm chung của loại đất CLN

Mỗi loại đất nông nghiệp sẽ có đặc điểm riêng riêng về ký hiệu và tính chất của loại đất. Đất CLN cũng không ngoại lệ, loại đất CLN mang những đặc trưng riêng biệt mà không phải loại đất nào cũng có. Cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Đất CLN là loại đất nông nghiệp, trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên 1 năm. 

+ Thứ hai: Loại đất CLN được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hay hộ gia đình. Thời gian sử dụng đất CLN có thời hạn chứ không được sử dụng vĩnh viễn.

+ Thứ ba: Đặc biệt, đất CLN có thể sử dụng để nhượng quyền hoặc chuyển đổi quyền sử dụng đất cho các nhân hay tổ chức khác.

+ Thứ tư: Ngoài ra, đất CLN còn mang lợi ích kinh tế cao, giúp người sử dụng mang lại nguồn thu lớn trong trồng trọt và chăn nuôi. Hơn nữa còn có tác dụng trong việc làm sạch môi trường, tạo bầu không khí trong lành và tươi mát.

muc-dich-su-dung-dat-cln

=> Trên đây là một số đặc điểm của loại đất CLN, loại đất đang sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Dựa vào các đặc trưng trên bạn sẽ dễ dàng nhận biết loại đất CLN và phân biệt chứng với các loại đất nông nghiệp khác. Lựa chọn loại đất phù hợp trong việc trồng các loại cây lâu năm.

4. Đất CLN có gì khác với đất HNK?

Cả đất CLN và HNK đều thuộc nhóm đất nông nghiệp nên không ít người nhầm lẫn 2 loại đất này là một. Thực tế thì đất CLN hoàn toàn khác so với HNK, mỗi loại đất đều có một đặc điểm và mục đích sử dụng riêng sau:

+ Đất HNK: Dựa vào quy định của Nhà nước thì đất HNK là loại đất chuyên sử dụng để trồng các loại cây sinh trưởng và thu hoạch cây ngắn ngày, không quá 1 năm. Cụ thể là lúa, đay, mía……những loại cây dễ trồng và thu hoạch sớm thì gọi là đất HNK.

+ Đất CLN: Còn loại đất CLN là loại đất sử dụng để trồng cây sinh trưởng trên 1 năm. Loại đất trồng các loại cây ăn quả lâu năm như bưởi, thanh long, nhãn……Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các đơn vị trong việc sản xuất và kinh doanh.

muc-dich-su-dung-dat-cln

Do vậy, khi nhìn vào các đặc điểm của đất CLN và HNK thì bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại đất. Đất CLN để trồng cây lâu năm, thu hoạch dài hạn và HNK loại đất trồng cây hàng năm thu hoạch theo thời vụ. 

5. Có được xây nhà trên đất CLN hay không

Đất CLN có được xây nhà không? Chắc chắn đang là câu hỏi khiến cho nhiều người băn khoăn khi lựa chọn loại đất này để đầu tư. Vậy theo quy định của pháp luật thì đất CLN có được phép xây nhà không? Căn cứ vào luật đất đai 2013 thì loại đất CLN được quy định để trồng cây lâu năm và không đề cấp đến việc xây nhà.

muc-dich-su-dung-dat-cln

Còn để được xây dựng nhà trên đất CLN mà không vi phạm pháp luật, chủ sở hữu tiến hành chuyển đổi mục đích sử đất CLN sang đất thổ cư. Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để chuyển từ đất nông nghiệp sang loại đất phi nông nghiệp thì mới được pháp xây dựng nhà ở trên loại đất này.

Mặc dù vậy, không phải loại đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nào cũng được phê duyên. Cơ quan chức năng các cấp huyện, địa phương sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất để quyết định về việc có chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các cá nhân hay không.

>> Xem thêm: Hỏi - đáp: Phí môi giới nhà đất bao nhiêu?

6. Quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN

6.1. Loại đất chuyển đổi mục đích sử dụng

Theo quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Nhà nước thì để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước, các cấp có thẩm quyền. Theo quy định về luật đất đai 2013, các loại đất sau được sử dụng để chuyển đổi mục đích sử dụng: 

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản.

+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất làm muối, đất trồng thủy hải sản, đất ao, đầm, hồ.

+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ chuyển sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp. 

+ Chuyển loại đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

+ Chuyển đất xây dựng công trình, đất sử dụng vào mục đích công cộng, kinh doanh sang đất thương mại.

+ Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. 

6.2. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN

Như chúng tôi đã chia sẻ để sử dụng đất CLN thì bạn cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi đất CLN sang đất thổ cư. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Đơn đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với tài sản

+ Bản sao giấy tờ cá nhân chủ sở hữu công chứng

muc-dich-su-dung-dat-cln

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã chuẩn đầy đủ hồ sơ, bạn tiến hành nộp về cơ quan chức năng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Trong trường hợp không hợp lệ thì trong vòng 3 ngày thì cơ quan cơ quan chức năng sẽ thông báo và hướng dẫn bạn nộp bổ sung theo quy định.

Bước 3: Xử lý hồ sơ chuyển đổi đất CLN

Co quan chức năng nhận hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN, tiến hành thẩm định đất sau:

  • Xác minh thực tế mảnh đất chuyển đổi
  • Xác nhận vào đơn đăng ký chuyển đổi đất
  • Cơ quan xác nhận vào giấy chứng nhận sử dụng đất
  • Cập nhật thông tin chuyển đổi đất vào cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính

Bước 4: Trả kết quả chuyển đổi đất CLN

Sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết xong thủ tục chuyển đổi đất CLN thì sẽ trả lại kết quả cho người dân. 

Chú ý: Thời gian giải quyết hồ sơ chuyển đổi đất CLN không quá 15 ngày tại khu vực đồng bằng. Riêng miền núi, hải đảo và cùng có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ được giải quyết trong vòng 25 ngày.

6.3. Phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN

Căn cứ vào bảng Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Người chuyển đổi cần thực hiện nghĩa vụ tài chính theo giá đất như sau:

Phí chuyển đổi đất CLN = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp – Tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp.

7. Tham khảo bảng ký hiệu các loại đất nông nghiệp

Ngoài loại đất CLN thì các loại đất nông nghiệp khá đa dạng với ký hiệu và đặc điểm khác nhau. Để lựa chọn loại đất nông nghiệp phù hợp với mục đích sử dụng thì bạn phải biết được ký hiệu trên bản đồ địa chính sau:

Loại đất

Ký hiệu

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

Đất lúa nương

LUN

Đất bằng trông cây hàng năm khác

BHK

Đất rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

Đất trồng cây lâu năm

CLN

Đất rừng sản xuất

RSX

Đất rừng phòng hộ

RPH

Đất rừng đặc dụng

RDD

Đất nuôi trồng thủy hải sản

NTS

Đất làm muối

LMU

Đất nông nghiệp khác

NKH

 

Với những thông tin mà “Nhà Ở Ngay” mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết đất CLN là gì? Mục đích sử dụng đất CLN thế nào rồi phải không? Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm kiến thức hữu ích về loại đất CLN. Để có thêm thông tin hữu về đất CLN và sản phẩm bất động sản thì hãy truy cập vào website Nhaongay.vn nhé!