Hiện nay, có rất nhiều người dân lao động mức thu nhập thấp nhưng vẫn mong muốn sở hữu căn nhà chung cư để sinh sống trên thành phố. Hiểu được tâm lý đó, nhà nước đã có quy định và ban hành về một loại hình nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp. Vậy nhà ở xã hội là gì? Đặc điểm và điều kiện mua nhà như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết của Nhà Ở Ngay cung cấp dưới đây. 

Thông tin tổng quan về nhà ở xã hội

Bạn có mức lương thu nhập thấp nhưng vẫn muốn mua nhà chung cư để sinh sống trên thành phố? Đừng bỏ qua những thông tin quy định của nhà nước về nhà ở xã hội mà bạn cần nắm rõ nhé.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì bạn có biết? Theo khoản 7 luật 1 nhà ở năm 2014, nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà để ở. Ở Việt Nam, nhà ở xã hội được chia thành 2 loại khác nhau, đó là:

  • Nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư và xây dựng, bán lại cho các đối tượng ưu tiên với mức giá rẻ.
  • Nhà ở xã hội do doanh nghiệp tư nhân xây dựng sau đó bán lại cho quỹ nhà ở xã hội theo hình thức giảm giá thuế VAT hoặc giảm thuế đất. Hoặc dự án nhà ở thương mại được chủ đầu tư bán lại 5% cho vào quỹ nhà ở xã hội theo pháp luật hiện hành. 

nha-o-xa-hoi-la-gi

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội được xây dựng tương tự giống với loại hình chung cư. Vì vậy loại hình này còn được gọi với cái tên khác là chung cư nhà ở nhà xã hội. Mặc dù vậy, quy định xây dựng nhà ở xã hội vẫn phải đảm bảo một số tiêu chuẩn riêng khác với nhà chung cư như sau:

  • Nhà ở chung cư tại đô thị thuộc loại đặc biệt sẽ không bị giới hạn số tầng được xây dựng.
  • Mua chung cư nhà ở xã hội tại các đô thị loại 1,2,3,4 khi xây dựng không được vượt quá 6 tầng.
  • Diện tích xây dựng theo quy định đối với mỗi căn hộ nhà ở xã hội dao động từ 30m2 - 60m2.
  • Dự án nhà ở xã hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định của từng loại đô thị theo quy định pháp luật.

Theo điều 7 nghị định 100 nhà ở xã hội đã sửa đổi và bổ sung nghị định số 100,20/10/2015 được ban hành ngày 1/4/2021 đề ra quy định từng loại nhà và diện tích xây dựng như sau:

  • Đối với chung cư nhà ở xã hội: Mỗi căn hộ phải xây dựng theo lối khép kín, đảm bảo quy chuẩn xây dựng. Diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2, căn cứ vào tình hình của từng địa phương mà cơ quan cấp tỉnh có thể tăng diện tích căn hộ. Tuy nhiên, mức tăng tối đa không vượt quá 70m2 diện tích sàn và không vượt quá 10% tổng số căn hộ chung cư nhà ở xã hội của dự án.
  • Đối với nhà ở xã hội liền kề thấp tầng: Diện tích đất xây dựng của mỗi căn không vượt quá 70m2, hệ số sử dụng đất không quá 2 lần và phải phù hợp với quy hoạch xây dựng do nhà nước phê duyệt. Khi thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng thì phải đảm bảo chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước ban hành.  

nha-o-xa-hoi-la-gi

Đối tượng mua nhà ở xã hội

Có phải khách hàng nào cũng được mua chung cư nhà ở xã hội không? Không đâu bạn nhé. Nhà ở xã hội có quy định rõ ràng về các đối tượng được mua nhà. Những người đủ điều kiện để mua nhà ở xã hội bao gồm:

  • Những chiến sĩ có công với cách mạng được pháp luật quy định.
  • Những người thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo đang sinh sống ở nông thôn.
  • Các hộ gia đình tại khu vực nông thôn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ, thiên tai.
  • Người có thu nhập thấp thuộc hộ nghèo và cận nghèo đang sinh sống ở đô thị.
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp ở trong và ngoài khu công nghiệp.
  • Các sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sĩ quan nghiệp vụ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, những người thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
  • Cán bộ, viên chức, công nhân có mức thu nhập thấp.
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định khoản 5, điều 81 luật nhà ở 2014.
  • Học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở xã hội trong thời gian học tập.
  • Các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải dỡ nhà theo quy định của pháp luật mà chưa được nhà nước bồi thường. 

nha-o-xa-hoi-la-gi

Điều kiện để được mua nhà ở xã hội

Căn cứ theo quy định luật nhà ở điều 51, năm 2014 đã quy định rõ ràng về điều kiện cần có để mua được nhà ở xã hội. Bên cạnh các quy định về đối tượng được phép mua nhà còn phải thoả mãn các điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập như sau:

Điều kiện cần có về nhà ở

Đối tượng mua nhà ở xã hội phải là những người chưa có nhà thuộc sở hữu của mình hoặc những người đang sở hữu nhà riêng nhưng diện tích căn nhà dưới 10m2/sàn. Nhà hư hỏng, tạm bợ, dột nát chưa được nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức. Thêm đó, đối tượng mua nhà ở xã hội Hà Nội, TPHCM,... phải là người chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở tại nơi sinh sống.  

Điều kiện cần có về cư trú

Với điều kiện cần có về cư trú, đối tượng được phép mua nhà phải là người có giấy chứng thực đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở xã hội. Trường hợp không có đăng ký thường trú thì bắt buộc phải có giấy đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên. Giấy đăng ký tạm trí đã đăng kí ở khu vực có nhà ở xã hội.

nha-o-xa-hoi-la-gi

Điều kiện cần có về thu nhập

Điều kiện cần về thu nhập chính là người có thu nhập thấp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định; người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ. Đối tượng bảo trợ xã hội cũng phải có xác nhận của UBND phường hay địa phương nơi mình cư trú. Riêng học sinh, sinh viên chỉ được cho thuê.

Xem thêm: Thủ tục mua nhà ở xã hội như thế nào?

Vậy có nên mua nhà ở xã hội hay không?

Với những thông tin đã tìm hiểu ở trên, theo bạn có nên mua nhà ở xã hội không? Nếu bạn thuộc diện chính sách và đủ điều kiện như trên thì bạn hoàn toàn nên sở hữu nhà ở xã hội. Với mức giá thấp hơn căn hộ chung cư thông thường, nhà ở xã hội sẽ tạo ra cơ hội sở hữu dễ dàng hơn. Thay vì phải đi thuê nhà, ở trọ, bạn vẫn có thể dành cho mình một chốn an cư với mức tài chính vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để tránh rủi ro khi mua nhà ở xã hội, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về chủ đầu tư, giá bán căn hộ, tiện ích xung quanh một cách đầy đủ để có sự lựa chọn tốt nhất nhé! 

nha-o-xa-hoi-la-gi

Các bước nộp hồ sơ, thủ tục mua nhà xã hội

Tất cả các bước hướng dẫn mua nhà ở xã hội dưới đây sẽ giúp bạn có thể tự mình chuẩn bị đầy đủ mẫu đơn, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội để có thể sở hữu căn nhà cho riêng mình.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua nhà ở xã hội

Căn cứ theo điều 22 nghị định 100/2015/NĐ-CP được bổ sung, sửa đổi bởi khoản 16 điều 1 nghị định 49/2021/NĐ-CP, hồ sơ mua nhà ở xã hội bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Đơn đăng ký mua, thuê và thuê mua nhà ở theo mẫu 1 tại phụ lục I ban hành kèm theo thông tư 20/2016/TT-BXD.
  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.
  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú.
  • Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo khoản 1 điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người có nhu cầu đăng ký mua, thuê nhà ở xã hội phải nộp hồ sơ cho chủ đầu tư. Người nhận hồ sơ phải có giấy biên nhận, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết được và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện bổ sung giấy tờ. 

nha-o-xa-hoi-la-gi

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

  • Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét hồ sơ, gửi danh sách các đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về Sở xây dựng địa phương để kiểm tra, loại trừ.
  • Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận danh sách, nếu Sở xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đến thỏa thuận và ký hợp đồng.
  • Sau khi đã ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án đó có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách những người được mua, thuê, thuê mua để gửi về Sở xây dựng địa phương nhằm công bố công khai trong thời hạn 30 ngày (kể từ ngày nhận danh sách) và lưu trữ để phục vụ cho công tác kiểm tra, quản lý.

Xem thêm: Những điều kiện để mua nhà ở xã hội hiện nay bạn cần biết

Cập nhật các dự án nhà ở xã hội 2023 mới nhất tại Hà Nội

Dưới đây là những dự án nhà ở xã hội 2023 Hà Nội sẽ được mở bán và thu hồ sơ xét duyệt trong năm 2023. Danh sách này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm mà bạn nên tham khảo:

  • Nhà ở xã hội CT3-CT4 Kim Chung: Lô đất CT3, CT4 xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
  • Nhà ở xã hội Ecohome: Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Tòa 19T4 nhà ở xã hội Lucky House:  Đường Lê Xuân Điệp, KĐT Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
  • Nhà ở xã hội AZ Thăng Long: Thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
  • Khu nhà ở xã hội Rice City & HimLam Thượng Thanh: Ngõ 90 Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội.
  • Nhà ở xã hội NHS Phương Canh: Ô đất ký hiệu HH-02A, phường Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • HH1 & HH4 FLC Garden City: Đường 70, Phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Nhà ở xã hội IEC Thanh Trì: Đường Trần Thủ Độ, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chung cư nhà ở xã hội Bộ công an: 43 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Nhà ở xã hội Hacinco Đại Kim: Ô CT4 và CT5 KĐT mới Đại Kim, Nguyễn Xiển, Hoàng Mai, Hà Nội.

Ngoài ra, ở khu vực phía Nam cũng có các dự án nhà ở xã hội đang được quan tâm như: Chung cư số 100 đường Cô Giang, nhà ở xã hội cho công nhân tại khu chế xuất Linh Trung 2, Chung cư số 350 đường Hoàng Văn Thụ, nhà ở xã hội Dragon E-Home, nhà ở xã hội MR1, chung cư số 23 Lý Tự Trọng,...

Vừa rồi là trọn bộ thông tin về nhà ở xã hội mà Nhà Ở Ngay gửi đến bạn. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã xác định được loại hình nhà ở phù hợp với điều kiện tài chính và nhu cầu của mình. Chúc bạn và gia đình sẽ sở hữu được một ngôi nhà mơ ước!