Đối tượng được quyền mua nhà ở xã hội là ai? Điều kiện gì để được mua nhà ở xã hội? Hay những hồ sơ, thủ tục mua nhà ở xã hội cần có là gì? Đây có vẻ là thắc mắc của rất nhiều người hiện này.
Hiểu được tâm lý đó, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn một cách chi tiết nhất cho từng thắc mắc bạn đang gặp phải.
Đối tượng được thực hiện thủ tục mua nhà ở xã hội
Đối tượng này được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội khi đáp ứng các điều kiện mua nhà ở xã hội, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:
- Người có công với cách mạng
- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp
- Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
Điều kiện kèm theo mà các đối tượng trên phải đáp ứng:
- Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này.
- Thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hồ sơ chứng minh đối tượng được hưởng quyền mua nhà ở xã hội
Vậy khi làm thủ tục mua nhà ở xã hội, thì bạn cần đảm bảo đầy đủ các giấy tờ sau trong hồ sơ của mình:
- Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội, được quy định theo mẫu số 01 tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BXD.
- Chứng minh thư nhân dân ( 3 bản chứng thực)
- Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( 3 bản chứng thực)
- Ảnh các thành viên trong gia đình( ảnh 3×4, mỗi thành viên 3 ảnh)
- Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội (đã được quy định theo thông tư 20/2016/TT-BXD)
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú
- Đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.
- Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú thì phải có:
- Bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú
- Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
- Đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập
Chú ý: Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân dưới 10m2/người thì vẫn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Quy trình, thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất năm 2021
Vậy sau khi đã có đầy đủ hồ sơ thực hiện, thì bạn cần hoàn thiện thủ tục mua nhà ở xã hội. Cụ thể như sau:
- Sau khi khởi công, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án.
- Sau đó, đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát.
- Trước khi thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để Sở Xây dựng biết và kiểm tra.
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và hướng dẫn của Bộ Xây dựng
- Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội có trách nhiệm xem xét từng hồ sơ đăng ký, đối chiếu với các quy định về đối tượng, điều kiện theo quy định để lập danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần
- Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục mua nhà ở xã hội
Để có được một ngôi nhà ở xã hội tốt nhất, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Thứ nhất, bạn cần phải nắm rõ rằng, sàn giao dịch này có uy tín hay không, bởi có rất nhiều khách hàng bị lừa bởi những quảng cáo hoa mỹ hay các mô tiếp tạo hiện tượng giả, vờ như cháy hàng để bạn mua, sau đó mới biết bản thân bị lừa. Đây đều là các hiện tượng hay gặp của các khách mua nhà hiện nay. Dù là mua nhà ở thể loại nào thì việc này cũng nên được chú ý kỹ để tránh những trường hợp tiền mất mà tật mang.
- Thứ 2, để tránh những rắc rối không đáng thì bạn tuyệt đối không nên mua nhà ở xã hội với dạng mua đi bán lại. Bởi theo quy định của pháp luật năm 2014 thì nhà ở xã hội chỉ được mua bán sau 5 năm sở hữu.
- Ngoài ra, các trường hợp cho thuê thì lại không được mua bán chuyển nhượng. Như thế, chẳng may bạn mua nhầm một căn nhà của Nhà nước cho thuê thì buộc lòng bạn phải giao lại nhà cho Nhà nước, không bạn cương quyết không giao thì có thể sẽ bị thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Lời kết
Qua bài viết, chúng tôi đã giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan đến thủ tục mua nhà ở xã hội. Cụ thể như, đối tượng thực hiện, hồ sơ phải nộp, hay quy trình cần thực hiện về mua nhà ở xã hội.
Vì vậy, hy vọng rằng bạn với những chia sẻ trên của chúng tôi, bạn có thể thực hiện các thủ tục về mua nhà ở xã hội nhanh chóng, chủ động hơn, đỡ tốn thời gian cũng như công sức.