Bất động sản là những tài sản có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Vậy vì sao lại cần thẩm định giá bất động sản? Việc thẩm định giá bất động sản là có cần thiết không? Quy trình thẩm định giá bất động sản gồm những gì? Hãy cùng “Nhà Ở Ngay” trả lời những câu hỏi ngay trong bài biết này.
Thẩm định giá bất động sản để làm gì?
Có nhiều lý do khiến con người có nhu cầu thẩm định giá bất động sản. Thẩm định giá bất động sản giúp họ biết được chính xác nhất giá trị hiện tại của bất động sản. Các trường hợp cần thẩm định giá bất động sản thường gặp:
- Định giá bất động sản để mua bán, chuyển nhượng
- Định giá bất động sản phục vụ việc vay vốn thế chấp
- Định giá phục vụ hoạt động báo cáo tài chính và hoạch định kế toán
- Định giá bất động sản để thanh lý
- Định giá bất động sản cho mục đích bảo toàn tài sản: phục vụ cho khấu hao
- Định giá phục vụ hoạt động bảo hiểm, bồi thường: các công ty bảo hiểm định giá bất động sản để làm cơ sở ký kết hợp đồng bảo hiểm, mức bồi thường với bất động sản khi xảy ra rủi ro
- ….
Quy trình thẩm định giá bất động sản
- Bước 1: Xác định mục tiêu định giá bất động sản
Đây là một bước rất quan trọng trong quá trình định giá. Mục đích sử dụng của bất động sản có ảnh hưởng quan trọng trong việc định giá bất động sản.
- Bước 2: Khảo sát thực địa, thu thập thông tin
Trong bước này, người định giá và các bên liên quan cần khảo sát thực tế cũng như nắm bắt thông tin về bất động sản:
- Loại hình bất động sản: đất đai; nhà ở, công trình trên đất; nhà ở, công trình trên đất gắn liền với đất đai…
- Vị trí bất động sản
- Kết cấu, hình dạng bất động sản
- Diện tích
- Hướng...
- Bước 3: Phân tích, làm rõ thông tin bất động sản
Ở bước thứ 3, người định giá sẽ dựa trên những thông tin có được ở bước khảo sát thực địa phía trên để phân tích các vấn đề liên quan:
- Mức độ sôi động của thị trường bất động sản khu vực
- Tiềm năng tương lai của bất động sản cần đánh giá...
- Bước 4: Lựa chọn phương pháp định giá bất động sản
Có 5 phương pháp chủ yếu và thường gặp để định giá bất động sản: phương pháp so sánh, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư, phương pháp lợi nhuận.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều phương pháp định giá khác. Mỗi phương pháp có những đặc trưng cũng như ưu điểm, nhược điểm riêng. Người định giá cần linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp định giá để phù hợp nhất với thời gian, hoàn cảnh định giá để có được sự đánh giá chính xác nhất.
- Bước 5: Xác định giá trị bất động sản
Từ những thông tin cũng như đánh giá được rút ra sau quá trình tiến hành định giá, người định giá đưa ra nhận định cuối cùng về giá trị của bất động sản.
Đồng thời, người định giá cũng cần đưa ra những dẫn chứng để minh chứng cho nhận định của mình: phương pháp định giá, công cụ áp dụng, yếu tố tham chiếu...
- Bước 6: Lập hồ sơ, tiến hành chứng nhận định giá
Xem thêm: Thẩm định giá bất động sản - Các quy định Pháp luật mới nhất
Việc thẩm định giá bất động sản có cần thiết không?
Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu về bất động sản tăng cao trong khi quỹ đất không hề tăng lên là một trong những lý do khiến giá trị bất động sản trên thị trường thay đổi từng ngày. Việc định giá bất động sản ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo tính công bằng cho mỗi bên liên quan cũng như tính minh bạch trên thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, hiện nay việc thẩm định giá bất động sản tại Việt Nam vẫn chưa mang tính tự nguyện, ý thức về thẩm định giá của nhiều người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết nhu cầu thẩm định giá bất động sản chỉ diễn ra khi ở trong tình thế bắt buộc: thế chấp ngân hàng, thanh lý tài sản, hợp nhất đầu tư…