Tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng, mang đến nguồn thu chính cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà các ngân hàng phải đối mặt đó là rủi ro tín dụng. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân rủi ro tín dụng? Giải pháp khắc phục rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cùng với “ Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu nhé!

Tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản của ngân hàng, mang đến nguồn thu chính cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà các ngân hàng phải đối mặt đó là rủi ro tín dụng. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân rủi ro tín dụng? Giải pháp khắc phục rủi ro tín dụng của ngân hàng. Cùng với “ Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu nhé!

1. Rủi ro tín dụng là gì?

Rủi ro tín dụng là cụm từ được sử dụng phổ biến biến trong các ngân hàng nhưng khi hỏi rủi ro tín dụng là gì thì không phải ai cũng biết. Nhắc đến cụm từ “ rủi ro tín dụng” có nhiều khái niệm khác nhau. Cụ thể:

+ Theo Anthony Saunders (2007): Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, thu nhập dự tính mang lại khoản vay của ngân hàng không được thực hiện về số lượng và thời hạn.

+ Theo Timothy W.Koch (2006): Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

+ Trong khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Rủi ro tín dụng là tổn thất xảy ra đối với các khoản nợ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ theo cam kết.

rui-ro-tin-dung-la-gi

Tóm lại, rủi ro tín dụng là tổn thất của ngân hàng không thu hồi được nợ khi khoản vay đến hạn. Người vay đã không thực đúng cam kết theo hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng đi liền với các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.

>> Xem thêm: Lãi suất vay ngân hàng mua nhà trả góp bao nhiêu?

2. Tác hại của rủi ro tín dụng đến các ngân hàng

Như chúng tôi đã chia sẻ, rủi ro tín dụng là tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không được trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Hoặc khách hàng tiến hành thanh toán nợ gốc, lãi không đúng hạn khi được cấp các khoản tín dụng. Dưới đây là tác hại của rủi ro tín dụng đến ngân hàng:

2.1. Lợi nhuận của ngân hàng giảm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng gây ra các khoản nợ khó đòi còn phát sinh thêm các chi phí khác như: chi phí quản lý, thích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ,…cao hơn so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất. Trên thực tế, các ngân hàng khó thu hồi được đầy đủ gốc và lãi của các món nợ.

rui-ro-tin-dung-la-gi

Trong khi đó, hàng tháng ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi. Vì thế, một khoản tiền không những không phát sinh được lãi và quay vòng cho khách hàng vay mà còn nguy cơ bị hao hụt hoặc không thể thu hồi khiến lợi nhuận của ngân hàng đáng kể.

2.2. Rủi ro khi thanh khoản, nguy cơ phá sản của ngân hàng

Thực tế, khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong các khoản tiền vay của khách lại không được hoàn trả. Nếu ngân hàng không đủ khả năng chi trả, không đi vay, định chế tài chính khác. Dần dần, rủi ro thanh khoản trở nên nghiêm trọng hơn, ngân hàng sẽ mất đi khả năng thanh toán thì tất yếu dẫn đến sự sụp đổ. Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng bị phá sản thì người gửi tiền không những ở chính ngân hàng mà còn ở các ngân hàng hoang mang lo sợ và ồ ạt rút tiền.

2.3. Độ uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng

Ngoài ra, rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến sự uy tín của ngân hàng. Tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hoặc những thông tin về rủi ro tín dụng, nó xấu của ngân hàng bị tiết lộ ra, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trên thị trường. Một khi đã mất đi niềm tin từ khách hàng và tạo ra cơ hội cho các đối thủ. Một khi đã mất uy tín thì ngân hàng khó lòng mà lấy lại hình ảnh tốt đối với khách hàng.

rui-ro-tin-dung-la-gi

3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thế nào?

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng. Việc xác định nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng để có phương pháp khắc phục kịp thời cực kỳ cần thiết. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng? 

>> Xem thêm: Bật mí: Những cách chuyển tiền ra nước ngoài rẻ nhất 2022

3.1. Rủi ro tín dụng đến từ môi trường

Ngân hàng là một trong những tổ chức hoạt động với quy mô lớn nên cũng chịu tác động mạnh mẽ đến các yếu tố bên ngoài. Trong đó, rủi ro tín dụng đến từ các yếu tố như: kinh tế, môi trường chính trị, đặc điểm văn hóa, môi trường pháp lý và các tác động chung của khu vực và địa phương,.. Vì vậy, khi nền kinh tế đất nước ổn định thì rủi ro tài chính sẽ hạn chế.

rui-ro-tin-dung-la-gi

3.2. Rủi ro tín dụng do ngân hàng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro ngân hàng đó là do chính sách tín dụng của ngân hàng. Việc xây dựng chính sách tín dụng thiếu khoa học, chiến lược và đường lối sẽ gây ra sự chồng chéo lên các bộ phận trong ngân hàng, sự thiếu chặt chẽ, cản trở hoạt động kiểm tra giám sát hay phối hợp giữa các khâu. Làm ảnh hưởng đến việc quyết định đối với một khoản vay và có thể dễ đến những rũi ro không biết trước.

Bên cạnh đó, nguyên nhân rủi ro còn đến từ trình độ, đạo đức của nhân viên ngân hàng. Nhân viên có năng lực kém, thiếu trách nhiệm dẫn đến việc cho vay các khách hàng có khả năng trả nợ kém. Hoặc những hồ sơ tín dụng có vấn đề, rủi ro cao khi nhận.

3.3. Rủi ro tín dụng đến từ khách hàng

Mục đích vay tín chấp của mỗi khách hàng khác nhau và người vay sử dụng số tiền cũng khác do không kiểm soát được. Do đó, khi ai đó cố tình lừa đảo và không trả tiền cho ngân hàng sẽ gây sự cố cho toàn bộ hệ thống.

rui-ro-tin-dung-la-gi

Vậy nên, đơn vị cho vay sẽ không kiểm soát được rủi ro tín dụng nên sẽ dẫn đến tình trạng rủi ro này. Do đó, khi ai đó cố tình lừa đảo không trả tiền đúng hạn cho ngân hàng sẽ gây ra các sự cố cho hệ thống. Như vậy, tổ chức cho vay không quản lý rủi ro nên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rủi ro phải đối mặt.

>> Xem thêm: Chiết khấu thương mại là gì? Nguyên tắc chiết khấu thương mại thế nào?

4. Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng trên thị trường

Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân tác động nhưng đâu là tiêu chí đánh giá độ rủi ro thì cần phải dựa vào chỉ số đo lường. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, bạn cần phải biết:

4.1. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Khoản nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét đến chất lượng tín dụng của ngân hàng, phân loại nhóm nợ xấu thành 3 nhóm gồm: nhóm 3, nhóm 4 nhóm 5,…

rui-ro-tin-dung-la-gi

4.2. Nợ quá hạn của ngân hàng

Đây chính là chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng được nợ một phần hay do toàn bộ khoản vay cho người vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ hoặc có khả năng mất vốn. Đặc biệt, nợ quá hạn được thể hiện qua 2 tiêu chí sau: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn.

rui-ro-tin-dung-la-gi-3

4.3. Dự phòng về rủi ro tín dụng

Một trong các tiêu chí tác động đến rủi ro tín dụng đó là dự phòng về rủi ro tín dụng, số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí để hoạt động để dự phòng cho những tổn thất xảy ra đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng. Dự phòng rủi ro tín dụng được tính trên số dư gốc nợ của khách hàng gồm: dự phòng cụ thể, dự phòng chung, các rủi ro chung không được xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng tính chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

rui-ro-tin-dung-la-gi

5. Hạn chế rủi ro tín dụng bằng cách nào?

Rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không được trả đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay. Hoặc khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn khi cấp các khoản tín dụng. Làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng? 

+ Thứ nhất – Thiết lập chính sách tín dụng phù hợp: Giải pháp đầu tiên đó chính là lập chính sách tín dụng gồm: chính sách bán hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. 

+ Thứ hai – Phân tích tín dụng, thẩm định dự án đầu tư: Việc này đánh giá tính khả năng của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn. Đồng thời, khách hàng sẽ đánh giá khả năng chi trả nợ của người dùng góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng.

+ Thứ ba – Về xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng. Làm cơ sở cho việc xét duyệt tín dụng người vay, quản lý chất lượng tín dụng.

rui-ro-tin-dung-la-gi-3

+ Thứ tư – Đảm bảo tín dụng: Việc áp dụng các biện pháp đảm bảo tín dụng bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng. Đây là cơ sở kinh tế về mặt pháp lý khi thu hồi các khoản nợ cho vay.

+ Thứ năm – Mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, không thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.

+ Thứ sáu – Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Tất cả các ngân hàng thương mại phải lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Từ đó, tiến hành khắc phục các rủi ro về các tình huống xấu khi xảy ra.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã hiểu rủi ro tín dụng là gì và hậu quả của chúng. Do đó, việc làm tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu đối với tất cả các ngân hàng. Nó góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển các ngân hàng cũng như toàn bộ xã hội nhé!