Nợ xấu là một trong những thuật ngữ sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính hiện nay. Đây chính là khoản nợ khó đòi, người vay không thể trả nợ khi đến hạn thanh toán như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày được xem là khoản nợ xấu. Điều này, khiến cho nhiều người băn khoăn nợ xấu có vay được ngân hàng không? Cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây của “ Nhà Ở Ngay” nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Như chúng tôi đã chia sẻ, nợ xấu chính là khoản nợ khó trả khi thời hạn thanh toán cam kết trong hợp đồng đến. Thay vì trả tiền một lần thì nhiều người đã chọn mua các sản phẩm thông qua hình thức vay trả góp từng tháng với lãi suất tốt hoặc 0% lãi suất. Hoặc bạn vay tiền ngân hàng, các công ty tài chính theo hình thức thế chấp tài sản, vay tiêu dùng dựa vào sự uy tín thông qua mức lương hay các chương trình không chứng minh thu nhập.

Kể từ khoản trả góp đó, mọi dữ liệu về khoản vay sẽ được cập nhật trên hệ thống CIC hay còn gọi là trung tâm tín dụng thuộc ngân hàng Nhà nước quản lý. Nợ xấu xuất phát từ việc chậm thanh toán khoản trả góp, nó không phải là tổng số ngày chậm thanh toán cộng dồn lại, tính cụ thể kỳ trả góp nào chậm thanh toán và quá số ngày quy định sẽ cập nhật khoản nợ. 

no-xau-co-vay-duoc-ngan-hang-khong

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu, nhưng đều do tâm lý chủ quan của nhiều người đóng không đúng ngày, có tiền lương sẽ trả hoặc nhận lương không khớp với ngày thanh toán, vô tình chung khiến cho bạn rơi vào nhóm nợ xấu mà không hề hay biết. Chỉ đến khi cần vay tiền để mua nhà, mua đất,..thì mới biết bản thân nằm trong nhóm nợ xấu. 

>> Xem thêm: Nợ xấu là gì? Tất tần tật các thông tin về nợ xấu, bạn nên biết

2. Nợ xấu có vay được ngân hàng không?

Trong những năm gần đây, nhu cầu vay tiền trả góp, vay tín chấp, làm thẻ tín dụng của người tiêu dùng tăng cao đột biến. Từ đó, dẫn đến nhiều khách hàng rơi vào trường hợp nợ xấu. Điều này, làm cho không ít người băn khoăn nợ xấu vay được không? Nợ xấu có vay được ngân hàng không? 

Về cơ bản thì khi bạn đã có tên trong danh sách nợ xấu thì sẽ không thể vay được ngân hàng. Bởi vì khi thẩm định hồ sơ cho vay, phía ngân hàng sẽ kiểm tra CIC 5 năm của khách hàng. Trong trường hợp hồ sơ của bạn bị liệt vào danh sách nợ xấu thì ngân hàng sẽ đánh giá thấp độ uy tín của bạn, từ đó sẽ duyệt hồ sơ khắt khe. Bạn khó có thể vay được ngân hàng khi bị nợ xấu.  Mặc dù vậy, vẫn có một số đơn vị tài chính lách luật và hỗ trợ vay nợ xấu. Nếu khách hàng rơi vào các nhóm nợ xấu sau:

+ Nhóm nợ xấu 2: Một số công ty tài chính vẫn xem xét cho vay với điều kiện phải chứng minh được lý do trả chậm lần trước. Quá trình kiểm tra nợ xấu khắt khe, số tiền bạn được cho vay không cao, do đó khách hàng phải có sự uy tín trong thanh toán vay nợ để nâng cao điểm tín dụng cũng như sẽ được vay với số tiền và lãi suất hấp dẫn sau: 

+ Nhóm nợ xấu 3-5: Với nhóm nợ xấu này thì tính từ ngày trả xong hết các khoản nợ xấu gốc thì đúng 5 năm sau CIC mới xóa lịch sử nợ xấu, khách hàng mới về lại trạng thái bình thường. 

no-xau-co-vay-duoc-ngan-hang-khong

=> Vậy nợ xấu có vay được ngân hàng không? Nợ xấu có vay được ngân hàng chính sách không? Dựa vào các thông tin trên, bạn đã biết có vay được ngân hàng khi nợ xấu rồi phải không. Tùy vào hồ sơ của bạn mà danh sách hỗ trợ vay nợ xấu sẽ khác nhau.

>> Xem thêm: TOP 10+ ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất thấp nhất

3. Quy định về xử lý nợ xấu của ngân hàng hiện nay

3.1. Nguyên tắc xử lý nợ xấu của ngân hàng

Quy định về xử lý nợ xấu của ngân hàng được quy định rõ trong các nguyên tắc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng như sau: 

+ Thứ nhất: Nguyên tắc tuân thủ những nội dung thỏa thuận trong hợp động tín dụng, có tình nền tảng đảm bảo giúp ngân hàng và khách hàng tránh sự xung đột, bất động về lợi ích do một bên hoặc cả hai bên vi phạm hợp đồng. Khi phát sinh nợ xấu thì việc xử lý nợ xấu phải tuân thủ đúng các biện pháp xử lý đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

+ Thứ hai: Nguyên tắc hài hòa giữa lợi ích của các bên tham gia vào hợp đồng tín dụng gồm có: Nợ xấu là vấn đề nghiêm trọng, nó không liên quan đến lợi ích của một NHTM, doanh nghiệp, cá nhân có tính hệ thống. Vì thế, xử lý nợ xấu càng nhanh thì càng giảm chi phí, tổn thất và lưu thông nguồn vốn về thị trường. Các cơ quan chức năng phải tạo lập hành lang pháp lý thông thoát, chặt chẽ để triển khai công tác xử lý nợ xấu.

+ Thứ ba: Nguyên tắc xử lý công khai, khách quan là yếu tố quan trọng có tính tiên quyết về hiệu quả xử lý nợ xấu. Trước hết, các ngân hàng phải công khai và khách quan trong việc công bố các tin tức, thông báo định kỳ về các con số nợ xấu, nguyên nhân nợ xấu. Điều này, sẽ định hình về quy mô, mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nợ xấu. 

no-xau-co-vay-duoc-ngan-hang-khong

3.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng

Các biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng được áp dụng trong quá trình xử lý nợ xấu bao gồm: 

+ Thứ nhất: Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thông qua thu hồi trực tiếp và thông qua tài sản đảm bảo nợ vay. Trên cơ sở kết quả phân loại cơ sở phân loại nợ định kỳ, ngân hàng cần thực hiện rà soát, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ theo từng biện pháp cụ thể.

+ Thứ hai: Việc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng biện pháp cơ cấu lại nợ. Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng theo lịch trả nợ đã đăng ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Nếu ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. 

+ Thứ ba: Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng việc trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Thực hiện theo quyết định số 493/2005, quyết định số 18/2007 và thông tư số 02/2013/TT - NHNN ngày 21/1/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro.

no-xau-co-vay-duoc-ngan-hang-khong

+ Thứ tư: Tiếp đến, xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng biện pháp giảm, miễn lãi, biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, trả một phần hoặc toàn bộ nợ xấu còn lại ở ngân hàng.

+ Thứ năm: Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng bằng biện pháp mua bán nợ. Bên bán thường là chủ nợ, còn bên mua là các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp và tài sản giao dịch các khoản nợ là tô chức mua bán chuyên nghiệp và tài sản giao dịch các khoản. Việc bán nợ này được xem là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp chủ nợ thu hồi vốn kinh doanh phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, cải thiện tài chính. 

+ Thứ sáu: Xử lý nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng thương mại bằng các biện pháp xử lý, biện pháp được ngân hàng áp dụng sau khi áp các biện pháp trên nhưng không mang lại hiệu quả trong việc thu hồi nợ.

+ Cuối cùng: Tiến hành xử lý hoạt động cho vay của ngân hàng bằng các biện pháp khác như tái cơ cấu doanh nghiệp, ngân hàng nên chủ động trong việc tiếp nhận nợ xấu phát sinh, xây dựng các phòng chuyên trách để xử lý nợ xấu.

>> Xem thêm: Lãi suất vay mua nhà tại ngân hàng mới nhất năm

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã biết nợ xấu có vay được ngân hàng không rồi chứ. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để mình không rơi vào trường hợp nợ xấu, ảnh hưởng đến độ uy tín khi muốn vay tiền để mua chung cư, nhà đất khi cần nhé!