Lạm phát là một “ thuật ngữ” quen thuộc trong nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các quy luật về hàng hóa không được tôn trọng, nhất là các quy luật lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu lạm phát là gì? Lạm phát do những nguyên nhân nhân nào? Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế”. Tất tần tật các câu hỏi trên sẽ được “ Nhà Ở Ngay” chia sẻ qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm lạm phát là gì? Tình trạng lạm phát ở Việt Nam
1.1. Lạm phát là gì?
Trước khi đi tìm hiểu những thông tin về tình trạng lạm phát thì bạn phải hiểu lạm phát là gì? Lạm phát là việc tăng mức giá chung của cửa hàng và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi được so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Đồng thời, lạm phát là phạm trù của nền kinh tế thị trường, yếu tố xuất hiện khi các quy luật hàng hóa không được tôn trọng, các quy luật lưu thông tiền tệ.
Ví dụ về lạm phát: Trước đây, khi đi chợ bạn chỉ mất 100.000 VNĐ cho bữa ăn của gia đình. Còn hiện nay, bạn phải mất khoảng 150.000 VNĐ mới đủ cho bữa ăn cho gia đình. Điều này, nghĩa là lạm phát sẽ tăng lên 50% trong khoảng thời gian này.
1.2. Tình trạng lạm phát ở Việt Nam
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao liên tục trong suốt mấy chục năm qua, ảnh hưởng đến ổn định giá của đồng tiền, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tâm lý của người dân. Theo các số liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lạm phát ở Việt Nam trong 37 năm. Tính từ 1980 đến 2015 là 2.000%, có 3 năm lạm phát đến 3 con số và 14 năm lên đến 2 con số.
Một trong những biện pháp chống lạm phát thành công là tăng cao lã suất huy động. Năm 1986, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng từ 0.54%/tháng lên đến 6.48%/năm được bảo hiểm giá trị và 6% - 8% /tháng đối với tiền được gửi bảo hiểm giá trị.
Còn nếu tính theo mức tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức thì sau 34 năm. Từ năm 1985 đến 2019, đồng tiền đã mất giá khoảng 6.772 lần. Cụ thể, năm 1985 mức lương tối thiểu 220 đồng/tháng. Mức lương dựa trên cơ sở cải tiến chế độ lương, bãi bỏ sử dụng hiện vật. Còn mức lương tối thiểu, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang 01/7/2019 là 1.490.000 đồng/ tháng. Trong khi đó, mức lương áp dụng với các doanh nghiệp từ 2020 là 4.420.000 đồng/tháng, tăng 20.000 lần.
>> Xem thêm: Tài chính doanh nghiệp là gì? Từ A đến Z các thông tin về tài chính doanh nghiệp
2. Các mức độ lạm phát phổ biến hiện nay
Đối với các quốc gia sử dùng tiền mặt để làm đơn vị trung gian thanh toán thì yếu tố lạm phát là hiện tượng kinh tế tự nhiên, tính theo đơn vị % và lạm phát được phân thành 3 cấp độ. Gồm các mức độ sau:
+ Lạm phát tự nhiên từ 0 đến dưới 10%: Tình trạng lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế hoạt động bình thường ít xảy ra rủi ro và đời sống của người dân vẫn ổn định.
+ Lạm phát phi mã từ 10 đến 1000%: Lạm phát xảy ra khiến cho nền kinh tế biến động trầm trọng, bởi mức độ lãi phát tăng cao.
+ Tình trạng siêu lạm phát trên 1000%: Tình trạng siêu lạm phát để lại hậu quả vô cùng lớn. Xảy ra khi siêu lạm phạt quốc gia sẽ khắc phục nền kinh tế trở lại về tình trạng ban đầu.
Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát giảm giá trị tiền tệ của quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc. Tình trạng lạm phát sẽ tác động đến kinh tế của quốc gia theo hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải tính toán chính xác tình trạng lạm phát.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát
Vậy đâu là nguyên nhân lạm phát? Để nói đến nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát thì có nhiều lý do khác nhau. Trong đó, lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy được coi là nguyên nhân chính. Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát khi xảy ra.
3.1. Lạm phát do nhu cầu thị trường cao
Nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả các mặt hàng cũng từ đó mà leo thang về giá, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại trên thị trường. Lạm phát tăng lên là vấn đề được gọi là lạm phát do cầu.
3.2. Lạm phát do hiệu ứng chi phí đẩy lên
Một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng lạm phát gia tăng đó là do hiệu ứng chi phí đẩy lên cao. Khi nguồn cung tiền được chuyển vào thị trường hàng hóa hoặc tài sản khác, nhất là khi kèm với cú sốc kinh tế tiêu cực đối với nguồn cung cấp các mặt hàng, chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng lên. Điều này, dẫn đến chi phí cho thành phẩm hoặc dịch vụ cao hơn. Từ đó, làm tăng giá của lĩnh vực tiêu dùng.
3.3. Lạm phát do cơ cấu
Một trong những nguyên nhân gây nên lạm phát đó là cơ cấu. Với những ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần cho người lao động. Tuy nhiên vẫn tồn tại vài nhóm ngành kinh doanh không có hiệu quả, các doanh nghiệp theo xu thế đó mà tăng tiền cho người lao động. Và các doanh nghiệp tăng lương cho người lao động, nghĩa là giá thành các sản phẩm cũng từ đó tăng lên đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh mức lạm phát.
3.4. Lạm phát do vấn đề xuất khẩu
Khi mà xuất khẩu tăng, tổng cầu tăng cao hơn với tổng cung. Khi đó, sản phẩm cần được thu gọn cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm. Điều này, làm cho tổng cung không đáp ứng được với nhu cầu lớn. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ xảy ra tình trạng lạm phát.
3.5. Lạm phát do vấn đề nhập khẩu
Khi mà giá của hàng hóa nhập khẩu tăng hoặc do giá trên thế giới tăng thì giá bán sản phẩm trong nước cũng tăng lên. Khi đó, mức giá chung sẽ bị giá nhập khẩu đội lên hình thành lạm phát.
3.6. Lạm phát do tiền tệ
Ngoài các nguyên nhân trên thì trình trạng lạm phát còn do lạm phát tiền tệ. Khi ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào giữ cho đồng tiền trong nước không mất giá so với ngoại tệ. Hoặc ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước, khiến lượng tiền trong lưu thông tăng lên và trở thành nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát.
>> Xem thêm: Rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
4. Lạm phát nên đầu tư gì?
Lạm phát ảnh hưởng chung đến tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế, không tác động riêng đến một mặt hàng nào cả. Vậy lạm phát nên đầu tư gì? Câu hỏi khiến cho nhiều người băn khoăn?
4.1. Lạm phát nên đầu tư vàng
Lạm phát có nên mua vàng không? Vàng vừa là loại hàng hóa, vừa là công cụ trung gian trong trao đổi hàng hóa, mang đến lợi nhuận cao. Đầu tư vào vàng mang đến lợi nhuận cao hơn với hình thức đầu tư chứng khoán,, dù có những rủi ro. Bên cạnh đó, nhà đầu tư tốt nhất nên đầu tư vàng dài hàn trên 1 năm và tránh lướt sóng. Hơn nữa, vàng có tính tính thanh khoản không thua kém tiền mặt.
4.2. Lạm phát nên đầu tư bất động sản
Với loại hình bất động sản nếu được đầu tư một cách khôn khéo thì được xem là hình thức đầu tư mang đến lợi nhuận tốt. Vấn đề của bất động sản ở chỗ, người ta thường đổi bán nhà cũ sang nhà mới, do đó không có giá trị đầu tư của nhà đất. Còn với những nhà đầu tư có kinh nghiệm đều biết cách để tìm trái ngon chưa chín trong lĩnh vực bất động sản, khi đó sẽ có lợi nhuận khi đầu tư. Tuy nhiên, giá đất sẽ tăng và giảm tùy vào từng thời điểm nên tính toán thật kỹ khi đầu tư.
4.3. Lạm phát nên đầu tư vào cổ phiếu
Vậy lạm phát có nên đầu tư cổ phiếu không? Sở hữu cổ phiếu là một ý kiến tốt để bảo vệ tài sản trước lạm phát. Tuy nhiên, nếu đầu tư không hợp lý sẽ dẫn đến thua lỗ không tránh được hậu quả lạm phát. Vậy nên, bạn hãy mua cổ phiếu của những công ty có khả năng tăng giá trong thời kỳ diễn ra lạm phát. Đồng thời, tham khảo thêm kiến thức đầu tư thị trường cổ phiếu.
5. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế của nước ta
Lạm phát là vấn đề mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng bị ảnh hưởng, nó vừa thúc đẩy nền kinh tế, vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế thông qua các tác động. Trên thực tế, lạm phát có tác động hai mặt đến nền kinh tế sau:
5.1. Tác động tiêu cực của tình trạng lạm phát
- Lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất kinh tế
Việc tác động trực tiếp của tình trạng lạm phát ảnh hưởng đến các yếu tố khai thác của nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần phải ổn định mức lãi suất thực. Do đó, tỷ lệ lạm phát tăng cao nếu muốn lãi suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế gánh chịu, suy thoái và thất nghiệp tăng.
- Lạm phát tác động đến thu nhập thực tế
Khi tình trạng lạm phát tăng thì thu nhập trên danh nghĩa không thay đổi làm cho nhu cầu thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát làm giảm thu nhập từ các khoản lãi, các khoản tức. Từ đó, thu nhập ròng của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội.
- Lạm phát làm cho nhu cầu thu nhập không bình đẳng
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn. Điều này, làm tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao. Bên cạnh đó, làm phát tăng cao dẫn đến tình trạng đầu cơ làm mất cân đối quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường. Tình trạng này làm cho lạm phát gây ra các rối loạn trong nền kinh tế, tạo khoảng cách lớn về thu nhập và sự chênh lệch giàu - nghèo.
- Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ quốc gia
Lạm phát làm tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với các đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ. Điều này, dẫn đến tình trạng các khoản nợ của quốc gia trở nên trầm trọng hơn.
>> Xem thêm: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chuẩn nhất
5.2. Tác động tích cực của tình trạng lạm phát
Ngoài những tác động tiêu cực thì lạm phát cũng tác động trực tiếp đến nền kinh tế của nước ta. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2 đến 5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang đến nhiều lợi ích sau:
+ Tình trạng lạm phát kích thích thị trường tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt tình trạng thất nghiệp.
+ Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn công cụ kích thích đầu tư vào lĩnh vực kém ưu tiên, thông qua mở rộng tín dụng. Giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo định hướng mục tiêu và khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Tóm lại, lạm phát chính là vấn đề của nền kinh tế thị trường vừa có tác động tích cực vừa tiêu cực. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế về điều tiết được vấn đề lạm phát. Do đó, ở Việt Nam Quốc hội đưa ra mục tiêu duy trì và kiềm chế mức lạm phát dưới 5%. Theo Tổng cục thống kê, năm 2020 Việt Nam sẽ kiểm soát thành công lạm phát, đạt mục tiêu đưa ra dưới 4%.
6. Những phương án kiểm soát tình trạng lạm phát
Hiện nay, tình trạng lạm dụng đã dần có những biện pháp và chính sách để kiểm soát hiệu quả. Vậy làm sao để kiểm soát tình trạng lạm phát tốt nhất? Dưới đây là những phương án kiểm soát tình trạng lạm phát, bạn nên biết:
6.1. Chính sách tiền tệ
- Các đơn vị ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông, giảm lượng tiền trong xã hội.
- Tăng mức lãi suất tiền gửi ngân hàng, kích giảm tiền trong lưu thông
- Giảm sức ép trên giá dịch vụ và các mặt hàng hóa
- Phát hành trái phiếu cho chính sách tiền tệ
6.2. Chính sách tài khóa
- Tiến hành cắt giảm chi tiêu và đầu tư công, tạm hoãn các khoản chưa cần thiết
- Tiến hành cân đối ngân sách của Nhà nước
- Tăng tiền thuế tiêu dùng, giảm nhu cầu chi tiêu của các cá nhân trong xã hội
- Giảm sức ép lên giá cả của hàng hóa.
7. Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng lạm phát
Lạm phát là vấn đề không còn xa lạ gì trong nền kinh tế của nước ta. Ngoài việc nắm được nguyên nhân, tác động của lạm phát thì không ít người băn khoăn đến các vấn đề sau về tình trạng lạm phát. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng lạm phát:
7.1. Lạm phát là tốt hay xấu
Nhắc đến lạm phát thì nhiều người sẽ nghĩ đến là một khái niệm “ vĩ mô” không liên quan đến cuộc sống của mình. Thực tế, lạm phát ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Lạm phát quá nhiều sẽ tác động đến nền kinh tế trong nước, lạm phát ít thì cũng sẽ gây hại. Mức mà các nhà kinh tế đều ủng hộ lạm phát sẽ từ trung bình đến khoảng 2% mỗi năm.
Ngược lại, tình trạng lạm phát cao hơn sẽ gây hại đến những người đang tiết kiệm vì lạm phát làm giảm đi số tiền đã tiết kiệm. Tuy nhiên, nhờ lạm phát mà lạm phát mà người đi vay có lợi hơn vì giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của các khoản nợ chưa được thanh toán của họ sẽ giảm dần theo thời gian. Dựa vào đó, bạn sẽ biết được lạm phát là tốt hay xấu.
7.2. Có hay không tiền giảm lạm phát
Hiện nay, tất cả các quốc gia đều tìm cách để đồng tiền của nước mình không bị lạm phát. Tuy nhiên, có một đồng tiền được xem là đồng tiền lạm phát đó là đồng tiền Bitcoin. Điều này, thể hiện qua các tính chất của nó như: nguồn cung, cơ chế giảm nguồn cung, cơ chế giảm nguồn cung,…
7.3. Quy định của Nhà nước về lạm phát thế nào?
Theo điều 3, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam đã quy định rõ về vấn đề lạm phát như sau:
- Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm, Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
- Chính phủ sẽ trình bày Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm
- Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm, thể hiện thông qua các quyết định đến chỉ số giá tiêu dùng. Thêm vào đó còn giám sát thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Gồm các mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng công cụ và biện pháp thực hiện đúng mục tiêu đề ra.
Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì rồi phải không. Lạm phát có tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách điều tiết hợp lý để thúc đầy sự phát triển của nền kinh tế thị trường.