Lãi suất là vấn đề được nhiều người quan tâm khi vay tiền ngân hàng, mỗi hình thức lãi suất sẽ có những đặc điểm riêng. Bên cạnh lãi suất cố định thì lãi suất thả nổi được nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy lãi suất thả nổi là gì? Ưu nhược điểm của lãi suất thả nổi thế nào? Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ giúp bạn giải đáp nhé!
1. Khái niệm lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi là một hình thức cho vay được điều chỉnh theo định kỳ và thay đổi theo từng mốc thời gian cố định, có thể là 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Ngân hàng và khách hàng sẽ được thỏa thuận về mức điều chỉnh, thời gian điều chỉnh định kỳ. Lãi suất thả nổi sẽ được điều chỉnh dựa vào lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát.
Hiện nay, hình thức lãi suất thả nổi được áp dụng tại các Ngân hàng thương mại, đối với nhu cầu vốn vay phục vụ cho tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh. Thông thường thì lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng cho khách hàng cho vay trung hạn, dài hạn. Một số trường hợp, lãi suất thả nổi sẽ thấp hơn lãi suất cố định.
>> Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu nhanh và chuẩn nhất online
2. Ưu và nhược điểm của việc lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất không cố định, thay đổi liên tục, biến động theo tình hình của thị trường. Trước khi lựa chọn hình thức trả lãi này, bạn cần phải nắm được các ưu và nhược điểm của lãi suất thả nổi sau:
2.1. Ưu điểm:
Với mức lãi suất tính theo dư nợ giảm dần thì ổn định nhưng lãi suất khá cao, mỗi tháng người vay phải trả một số tiền khá lớn. Việc lựa chọn hình thức lãi suất thả nổi trong tình hình thị trường biến động là điều hết sức khôn ngoan, vì khi thị trường lãi suất hạ thì cơ hội để bạn hưởng mức lãi suất thấp là rất cao.
2.2. Nhược điểm:
+ Lựa chọn hình thức lãi suất thả nổi giống như “ con dao hai lưỡi”. Khi mức lãi suất trên thị trường giảm thì sẽ rất tốt nhưng khi lãi suất thị trường biến động có xu hướng tăng so với thời điểm vay thì số tiền vay thì số liền lãi vay thế chấp của khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng sẽ nhiều hơn.
+ Bên cạnh đó, việc lựa chọn lãi suất thả nổi thì khách hàng thường chỉ dự tính được chính xác số tiền lãi phải thanh toán cho ngân hàng trong kỳ đầu tiên. Bắt đầu kỳ thứ 2 trở đi lãi suất sẽ thay đổi theo thị trường, khách hàng sẽ khó trong việc chủ động về mặt tài chính.
+ Khách hàng sẽ phải chịu mức phí phạt theo quy định chịu mức phạt ghi trong hợp đồng khi sai hạn trả lãi.
3. Công thức tính lãi suất thả nổi chuẩn nhất
Lãi suất thả nổi được biến động theo thời gian, mức điều chỉnh lãi suất sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Đồng thời sẽ đảm bảo mức vay đúng với quy định của pháp luật. Mức lãi suất điều chỉnh đều được quy định rõ ràng trên hợp đồng tín dụng từ khi ký kết hợp đồng.
Mức lãi suất thả nổi được tính dựa trên tổng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và biên độ nhất định hay lãi suất thả nổi sẽ được tính bằng lãi suất cho vay, công bố của ngân hàng ở thời điểm lãi suất điều chỉnh. Công thức tính lãi suất thả nổi cụ thể như sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất tham chiếu + Biên độ
Trong đó:
+ Lãi suất tham chiếu: Thường lấy theo lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng lĩnh ở cuối kỳ.
+ Biên độ lãi suất: Quy định trong hợp đồng tín dụng. Biên độ vay vốn sẽ được tính là phần chênh l
Ví dụ: Anh A vay ngân hàng 30.000.000 VNĐ với kỳ hạn 1 năm, lãi suất thả nổi, kỳ hạn điều chỉnh là 3 tháng 1 lần và biên độ lãi suất là 0.4%/tháng.
+ Tháng 4 - 6, lãi suất tham chiếu là 0.7%/tháng nên lãi suất thả nổi là 0.7 + 0.4= 1.1%/tháng. Số tiền lãi mỗi tháng là 30.000.000 x 1.1% = 330.000 VNĐ.
+ Từ tháng 7 - 9, lãi suất là 0.5%/ tháng nên lãi suất thả nổi là 0.5+0.4= 0.9%/tháng. Số tiền mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 0,9% = 270.000VNĐ.
+ Từ tháng 10 - 12, lãi suất là 1%/tháng nên lãi suất thả nổi là 1+ 0,4 = 1,4 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 1.4 = 420.000 VNĐ.
>> Xem thêm: Lạm phát là gì? Nên đầu từ gì khi lạm phát tăng cao?
4. Nên chọn hình thức lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi
Cùng với hình thức lãi suất thả nồi, lãi suất cố định cũng được sử dụng. Người đi vay biết rõ mức lãi suất mà mình phải đóng, áp dụng cho đến khi hoàn thành hợp đồng vay. Vậy nên chọn lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải dựa vào các tiêu chí sau:
+ Hình thức lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong suốt thời gian vay thế chấp, lãi suất cố định sẽ cao hơn và có tổng chi phí vay vốn cao hơn. Nhưng về mặt tài chính thì phương thức tính lãi suất cố định sẽ có lợi hơn cho người vay. Lựa chọn hình thức này, họ sẽ biết được mỗi tháng sẽ trả tiền gốc và tiền lãi bao nhiêu, nhờ vậy sẽ chủ động hơn trong kế hoạch tài chính.
+ Còn đối với hình thức vay thế chấp với lãi suất thả nổi, nó sẽ là lựa chọn thông minh khi bạn hiểu được xu thế lãi suất và nắm rõ các điều chỉnh lãi suất để tiến hành đáo hạn trước khi lãi suất được điều chỉnh, khi đó vay vốn với lãi suất thả nổi được xem là lựa chọn đúng đắn.
=> Như vậy, việc chọn trả lãi suất thấp trong ngắn hạn hoặc chấp nhận trả lãi suất cao mà ổn định trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào tính toán khả năng tài chính của người vay, quản lý rủi ro của từng người một cách phù hợp. Khách hàng cần tham khảo kỹ để chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định khi vay ngân hàng.
4. Lãi suất thả nổi tại các ngân hàng hiện nay
Hiện nay, các ngân hàng đều triển khai đa dạng hình thức vay phổ biến có vay tín chấp, vay thế chấp. Lãi suất vay ngân hàng được quyết định bởi hình thức vay và ngân hàng chọn để vay. Dưới đây là lãi suất thả nổi các ngân hàng, khách hàng có thể tham khảo:
4.1. Lãi suất thả nổi Techcombank
Techcombank được triển khai nhiều gói vay dành cho khách hàng cá nhân. Sức hấp dẫn vẫn đến từ các gói vay mua nhà, mua xe và vay tín chấp cả về lãi suất, thủ tục và thời gian xét duyệt. Thông thường, các chương trình mua nhà sẽ có ưu đãi, lãi suất cho vay của khách hàng sẽ là lãi suất cơ sở cộng biên độ. Lãi suất nổi tại các ngân hàng lên đến 10,5 - 12%/năm.
4.2. Lãi suất thả nổi VietinBank
Lãi suất thả nổi tại ngân hàng VietinBank là lãi suất cho vay của VietinBank được điều chỉnh theo thời gian. Ngân hàng áp dụng nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng với mức lãi suất thấp chỉ từ 7.7%/năm. Mức lãi suất thả nổi được tính bằng lãi suất tiết kiệm với thời hạn 36 tháng, biên độ dao động 3.5%. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn gói vay vốn với mức lãi suất thả nổi 8/7% trong 2 năm đầu tiên hay gói có lãi suất là 9.2% trong 3 năm đầu tiên.
4.3. Lãi suất thả nổi BIDV
Lãi suất thả nổi được áp dụng cho tất cả các khoản cho vay. Thông thường, lãi suất thả nổi sẽ được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất. Mức lãi suất thấp nhất là 6%/năm, mức vay linh hoạt và kỳ hạn trong vòng 5 năm.
4.4. Tham khảo lãi suất thả nổi một số ngân hàng hiện nay
5. Một số câu hỏi về hình thức lãi suất thả nổi
5.1. Trái phiếu có lãi suất thả nổi không?
Trái phiếu là lãi suất thả nổi, loại trái phiếu này có lãi suất được thay đổi theo từng chu kỳ. Việc thay đổi lãi suất do các công ty phát hành quy định và được ghi rõ trên trái phiếu. Chu kỳ điều chỉnh lãi suất là 6 tháng, 1 năm, 1 năm rưỡi nhưng được thỏa thuận rõ ràng trên trái phiếu, trong khi đó lãi suất sẽ thay đổi tùy vào những chỉ số trung bình trên thị trường vào thời điểm cụ thể.
5.2. Lựa chọn lãi suất thả nổi cần lưu ý gì?
Lãi suất thả nổi là phương pháp tốt nhất để giải quyết nhu cầu vốn của cá nhân, tổ chức đang cần tiền để xoay sở các công việc. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các lưu ý sau:
- Xác định kỹ mức lãi suất đang áp dụng của các ngân hàng hiện tại
- Xem xét kỹ thời hạn vay, số tiền cho vay có phù hợp với nhu cầu
- Chọn cách tính lãi suất cố định hay thả nổi phù hợp với tính toán
- Khi làm hợp đồng vay lãi suất nổi, phải đọc kỹ để nắm được các điều khoản
- Khi được giải ngân, kiểm tra kỹ số tiền. Dù mất thời gian nhưng phải kiểm tra kỹ.
- Sau khi hoàn tất vay, nhận hồ sơ từ phía ngân hàng. Trả lãi suất thả nỗi đúng hạn.
Trên đây là thông tin chi tiết về lãi suất thả nổi, ưu điểm của hình thức lãi suất thả nổi. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về lãi suất thả nổi là gì và đưa ra quyết định đúng đắn khi vay tiền ngân hàng nhé!