Là một trong 4 tuyến đường vành đai quan trọng của TP.HCM. Đường vành đai 3 sở hữu tổng chiều dài toàn tuyến là 97.7km đi qua 4 tỉnh thành Long An, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM. Với vai trò quan trọng khi tuyến đường giúp thúc đẩy liên kết vùng và góp phần phát triển kinh tế phía Nam. Cùng với “Nhà Ở Ngay” cập nhật thông tin chi tiết về dự án đường vành đai 3 TP.HCM mới nhất hiện nay nhé!
Tổng quan về dự án đường vành đai 3 TP.HCM
Dự án đường vành đai 3 TpHCM là một trong những đề án xây dựng giao thông trọng điểm của phía Nam. Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 2011 và có điều chỉnh từ 2013. Cụ thể:
+ Tên dự án: Đường vành đai 3 TP.HCM
+ Chủ đầu tư: Bộ GTVT
+ Đơn vị thi công: Tổng công ty Đầu tư phát triển, Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
+ Tổng chiều dài: 76 km
+ Quy mô: 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp 2 bên.
+ Vận tốc: 100km/h
+ Tổng vốn đầu tư: 75.000 tỷ đồng
Dự án đường vành đai 3 sẽ được triển khai gồm 4 giai đoạn và là tâm điểm về xây dựng hạ tầng giao thông tại phía Nam. Trong tương lai, khi tuyến đường vành đai 3 được đưa vào vận hành sẽ tạo động lực lớn để phát triển kinh tế khu vực phía Nam.
Ý nghĩa dự án đường vành đai 3 TP.HCM khi vào hoạt động
Được đánh giá là dự án trọng điểm của Bộ GTVT, đường vành đai 3 giúp kết nối giao thông khắp 4 tỉnh và 8 quận huyện khác nhau. Tuyến đường này được thiết kế bao quanh TP.HCM và đem đến sự rộng mở về giao thông của các tỉnh phía Nam của nước ta.
Đặc biệt, dự án đường vành đai 3 TpHCM khi đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển. Cho tất cả các hoạt động từ kinh tế đến hạ tầng, thúc đầy phát triển kinh tế liên vùng. Nói theo cách khác thì tuyến đường vành đai 3 chính là chìa khóa phát triển kinh tế các khu vực xung quanh.
Ngoài ra, tuyến đường vành đai 3 TP.HCM còn được xem là dấu mốc quan trọng về giao thông khu vực phía Nam. Theo đó, tuyến đường đi vào vận hành sẽ kết nối trực tiếp với 6 đường cao tốc nối về TP.HCM bao gồm:
- Cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
- Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
- Cao tốc TP HCM – Mộc Bài
- Cao tốc TPHCM – Trung Lương
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Đây là một trong những bước đột phá về hạ tầng giao thông. Giúp hoàn thiện bộ mặt đô thị. Không chỉ giúp mở lối từ Sài Gòn tỏa đi các tỉnh lẻ và trở thành đòn bẩy thúc đẩy kích thích sự phát triển của các tỉnh lân cận xung quanh khu vực trung tâm kinh tế là TP.HCM.
>> XEM NGAY: [Cập nhật] Tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu mới nhất
Bản đồ dự án đường vành đai 3 TP.HCM
Tiến độ vành đai 3 TP.HCM mới nhất năm 2022
Đường vành đai 3 là một phần quan trọng của dự án 1A vành đai 3 TP.HCM được nhiều quan tâm là cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai, kết nối với TP.HCM có chiều dài hơn 2km. Dự án đường vành đai 3 TP.HCM đi qua địa phận các tỉnh, thành gồm Long An, Bình Dương, TP.HCM và Đồng Nai. Đề xuất quy mô 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp hai bên, vận tốc 100km/h, gồm có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tân Vạn – Nhơn Trạch (34,3 km)
Đoạn Tân Vạn đi Nhơn Trạch có chiều dài 34.3km, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai. Quy mô xây dựng 6 làn xe GĐ 1. Tuyến đường đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và TP.HCM.
Từ đoạn Nhơn Trạch sẽ bắt đầu từ cao tốc Bến Lức – Long Thành, băng qua sông Đồng Nai bằng cầu Nhơn Trạch qua địa phận Q9, TP.HCM. Còn đoạn từ quận 9 sẽ bắt đầu từ cầu Nhơn Trạch hướng về cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Sau đó sẽ đi tiếp về đường Tân Vạn. Điểm cuối của đường vành đai 3 TPHCM giao cắt QL1A (Xa lộ Hà Nội) tại ngã ba Tân Vạn.
Giai đoạn 2: Bình Chuẩn – Tân Vạn (16,7km)
Đường vành đai 3 TP.HCM đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn có chiều dài lên đến 16.7 km. Tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng theo hình thức PPP và đưa vào khai thác xây dựng.
Giai đoạn 3: Quốc lộ 22 – Bình Chuẩn (19,1km)
Đường vành đai 3 TP.HCM đoạn QL22 – Bình Chuẩn có tổng chiều dài 19.1 kn đi qua địa phận Bình Dương, TP.HCM. Tổng mức đầu tư dự kiến GĐ 1 ước tính khoảng 10 tỷ đồng. Hiện nhà nước đang kêu gọi các nhà đầu tư, tài trợ để có nguồn vốn xây dựng cho giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 4: Bến Lức – Quốc lộ 22 ( 28,9km)
Đường vành đai 3 TP.HCM đoạn Bến Lức qua QL22 có chiều dài 28.9 km đi qua 2 địa phận là TP.HCM và Long An. Ước tính tổng mức đầu tư giai đoạn 1 vào khoảng 11.000 tỷ đồng.
UBND 4 tỉnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến đường vành đai 3. Trong giai đoạn 2021 đến 2025 sẽ tiến hành đoạn đường từ Bình Chuẩn – QL22 và đoạn QL 2 – Bến Lức. Công tác chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng sẽ được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Dự kiến công trình thi công vào 2021 và hoàn thành 2024.
Dự án đường vành đai 3 TpHCM tác động thế nào đến BĐS?
Dự án đường vành đai 3 TP HCM dự kiến sẽ khởi công vào tháng 6/2023. Theo nhận định của các chuyên gia, dự án đường vành đai 3 TpHCM sẽ tăng tính liên kết vùng, kết nối các thành phố vệ tinh của TP.HCM tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh theo quy định.
Khu Đông TP.HCM nói chung, TP.Thủ Đức với tâm điểm mới là quận 9 nói riêng đang có lợi thế “ vàng” về vị trí cùng các sản phẩm bất động sản, đồng thời là khu vực có quy hoạch hạ tầng thuận tiện và đồng bộ. Đặc biệt, dự án vành đai 3 TP.HCM đi qua quận 9, góp phần đáng kể vào bộ mặt đô thị toàn TP.HCM. Cùng với tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, bến xe miền Đông mới, các trục đường giao thông chính mở rộng gồm TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Phạm Văn Đồng… và sân bay quốc tế Long Thành.
Với quỹ đất rộng lớn, hạ tầng vững chắc và sự hình thành của vành đai 3 TP.HCM, quận 9 nói riêng và TP. Thủ Đức nói chung đang được các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển bứt tốc hơn nữa. Đặc biệt, đây sẽ là điểm sáng mới, đáng sống, đáng để sở hữu tiếp sau quận 2 của thị trường địa ốc phía Đông của thành phố. Nhận thấy được những tiềm năng tươi sáng của quận 9, nhiều ông lớn trên thị trường bất động sản như Masterise Homes, Vinhomes đã mang đến nhiều căn hộ cao cấp cho khách hàng. Dưới đây là một số dự án hưởng lợi lớn nhất từ vành đai 3 TP.HCM:
- Lumière Boulevard – Dự án xanh 3D độc đáo
- Khu đô thị Đông Tăng Long
- Dự án Palm Marina
- The 9 Stellars
- Khu căn hộ MT Eastmark City
Như vậy, dự án đường vành đai 3 TpHCM chính là gạch nối liền mạch, giúp giao thông nội ngoại thành Sài Gòn thuận tiện và hoàn toàn thông suốt. Từ đó, rút ngắn thời gian đi lại, tiết kiệm công sức và chi phí vận chuyển mở ra nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế vùng.