Nợ xấu là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy cụ thể nợ xấu là gì? Làm sao để xóa nợ xấu? Bao lâu thì nợ xấu được xóa bỏ nợ xấu? Cùng với “ Nhà Ở Ngay” tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

1. Khái niệm nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn thanh toán như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì được xem là nợ xấu. Những người dính vào nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC. 

xoa-no-xau

2. Tác hại khi nợ xấu

Sau khi tra cứu CIC nếu xác định bạn thuộc nhóm đối tượng bị nợ xấu thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc vay vốn sau này. Dưới đây là một số tác hại khi gặp phải tình trạng nợ xấu, bạn nên biết:

+ Nếu thuộc nhóm nợ xấu 1 và 2, bạn vẫn có thể vay vốn ngân hàng nhưng sẽ cần phải cung cấp nhiều giấy tờ, thủ tục hơn. Bên cạnh đó, khách hàng phải chứng minh được khả năng tài chính, thu nhập, tài sản thế chấp và người bảo lãnh mới có thể vay tiền được. 

+ Nếu khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì sẽ không được vay vốn tại bất kỳ ngân hàng nào nữa dù là vay tín chấp hay thế chấp. Phải đợi đến khi lịch sử nợ xấu được xóa bỏ thì bạn mới có thể xin vay vốn. 

xoa-no-xau

=> Như vậy, khi rơi vào nhóm nợ xấu thì khách hàng sẽ đánh mất đi cơ hội vay vốn để kinh doanh, đầu tư. Vì thế, hãy cẩn thận để mình không rơi vào nhóm nợ xấu dù muốn hay không nhé!

Làm sao xóa nợ xấu ngân hàng nhanh nhất?

CIC là trung tâm tín dụng, trực thuộc quản lý của ngân hàng Nhà nước. Hệ thống này sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Thông tin trong hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xét cấp tín dụng của các ngân hàng. 

Mọi lịch sử vay vốn của khách hàng tại ngân hàng sẽ được lưu lại toàn bộ trong hệ thống. Các ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu vay được vay cũng như giải ngân, hạn chế nợ xấu. Thông tin các khoản vay của từng khách hàng sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Vậy làm sao xóa nợ xấu ngân hàng? Cách xóa nợ xấu ngân hàng cụ thể theo từng trường hợp sau:

Đối với các khoản dưới 10 triệu đồng

Với khoản này khách hàng cần thực hiện thanh toán theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng. Do đó với khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.

xoa-no-xau

Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng

Khách hàng cần phải thu xếp tài chính để thanh toán khoản vay bao gồm cả gốc lẫn lãi để tránh phát sinh lãi suất quá hạn. Sau khi đã thanh toán khoản vay chủ động thông báo với cán bộ tín dụng để hoàn tất khoản vay. Nếu cần bạn có thể yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận việc hoàn trả nợ quá hạn và lý do để khách hàng phát sinh khoản nợ xấu. 

Các thông tin tình hình tín dụng của khách hàng sẽ được hệ thống CIC cập nhật định kỳ hàng tháng. Vì thế sau 12 tháng trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng sẽ chấp nhận lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là khách quan, tình hình tài chính vẫn ổn định. 

Trường hợp, bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng sẽ không cho vay dưới bất kỳ hình thức nào. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm, bạn chỉ đợi đến 5 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống CIC mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn. 

Nợ xấu có vay được ngân hàng không? Và vay của ngân hàng nào?

Khách hàng cần làm gì để xóa lịch sử nợ xấu?

Việc xóa nợ xấu là một trong những cách cần thiết để tăng khả năng khách hàng có thể vay vốn tại ngân hàng, công ty tài chính nếu có vướng vào nợ xấu. Do đó, trước khi thực hiện vay tiền tại ngân hàng, khách hàng có thể tự mình liên hệ đến các ngân hàng để kiểm tra tình trạng nợ của mình trên hệ thống CIC.

xoa-no-xau

Nếu muốn xóa nợ, khách hàng cần phải liên hệ với ngân hàng để tất toán khoản nợ gốc và lãi suất hoặc yêu cầu ngân hàng cập nhật thông tìn về dự nợ cho CIC để cập nhật trên hệ thống. Nếu sau khi kiểm tra tình trạng nợ xấu trên CIC cho kết quả sai sót thì theo Điều 18 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, khách hàng cần chuẩn bị các yêu cầu sau:

  • Nơi gửi yêu cầu: Khách hàng gửi về CIC hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Hồ sơ: Khách hàng gửi yêu cầu thông qua hệ thống điện tử, văn bản nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu, chứng minh sai sót về thông tin lịch sử nợ xấu của mình.
  • Thời gian giải quyết: Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận khiếu nại. Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ, bổ sung thông tin để xác minh, giải quyết. Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại hợp lệ. Trong 2 ngày làm việc kể từ khi có kết quả, khách sẽ được thông báo về kết quả giải quyết.

Nợ xấu ngân hàng bao lâu được xóa? 

Nợ xấu trên hệ thống CIC có thể xóa được nhưng người vay cũng không nên mắc nợ quá hạn. Phần mềm CIC sẽ cập nhật thông tin tín dụng định kỳ hàng tháng. Đối với khách hàng nợ xấu thuộc nhóm nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày, thì CIC sẽ xóa bỏ hoàn toàn lịch sử nợ xấu của người vay sau 12 tháng kể từ ngày thanh toán hết nợ xấu.

Trường hợp, bạn rơi vào nhóm nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên thì khách hàng sẽ không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả vay thế chấp có giá trị đảm bảo. Khách hàng sẽ mất một thời gian dài – Sau 5 năm kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ quá hạn thì tình trạng tín dụng của bạn mới trở về bình thường. Điều này có nghĩa với việc sau khi trả hết nợ phải mất 5 năm thì CIC mới xóa hoàn toàn nợ xấu và ngân hàng mới chấp nhận xét duyệt cho vay vốn tiếp theo. 

Làm sao để xóa nợ xấu ngân hàng nhanh nhất? Chắc chắn, qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên bạn đã biết làm sao để xóa nợ xấu, tác hại của nợ xấu như thế nào để tránh gặp phải rồi phải không. Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn nhé!