Hai vợ chồng tôi có tổng thu nhập 40 triệu/ tháng, đã tiết kiệm được 400 triệu có nên vay ngân hàng để mua nhà 1,5 tỷ không?

Hỏi: 

Chào Nhà Ở Ngay, vợ chồng tôi là dân tỉnh lẻ và hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội. Hai vợ chồng tôi có tổng thu nhập dao động từ 35-40 triệu/ tháng. Sau 2 năm lấy nhau, chúng tôi có một khoản tích góp khoảng 400 triệu. Hiện nay, chúng tôi đang có nhu cầu mua lại căn hộ của người quen đã có sổ đỏ với giá 1,5 tỷ ở tại Hà Nội. Mỗi tháng, trừ đi tất tần tật sinh hoạt phí, vợ chồng tôi có thể trả được khoảng 15 triệu/tháng.

Mong Nhà Ở Ngay có thể tư vấn giúp, với mức thu nhập và khoản tiết kiệm hiện tại, tôi có nên vay ngân hàng để mua căn hộ dưới hình thức trả góp không? Thủ tục vay ngân hàng như thế nào và lãi suất ra sao? Tôi chân thành cảm ơn.

Sẵn trong tay một số tiền tiết kiệm tương đối, mỗi tháng lại có thể để ra một khoản, liệu có nên vay ngân hàng để mua nhà?

Đáp:

Chào bạn, mua nhà là một nhu cầu cần thiết của nhiều cặp vợ chồng trẻ sau khi kết hôn khi đã có điều kiện về tài chính. Nhà Ở Ngay rất vui khi được vợ chồng bạn tin tưởng lựa chọn xin tư vấn. Nhà Ở Ngay xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

Về việc có nên mua nhà trả góp hay không, Nhà Ở Ngay sẽ làm rõ hai vấn đề là tài chính và tài sản thế chấp để hai vợ chồng bạn cùng cân nhắc.

>> XEM NGAY: TOP sản phẩm cho thuê căn hộ chung cư giá rẻ tốt nhất hiện nay

Về tài sản thế chấp

Khi vay tiền ngân hàng với bất kỳ mức lương nào đều sẽ phải có tài sản thế chấp. Đây là điều đang được áp dụng ở hầu hết các ngân hàng. 

Nếu là mua nhà đất hoặc căn hộ, thông thường ngân hàng sẽ gợi ý vợ chồng bạn thế chấp bằng tài sản mua. Đây cũng là cách chọn tài sản thế chấp thường được mọi người áp dụng nhiều nhất. Nếu tài sản mua không có giấy tờ, thì bắt buộc phải thế chấp bằng tài sản khác. Trường hợp áp dụng cách thế chấp tài sản mua, việc chứng minh thu nhập trong trường hợp này sẽ không quá quan trọng. Vì vợ chồng bạn đã có tài sản thế chấp cho ngân hàng là chính căn hộ đã vay tiền để mua và căn hộ này đã có sổ đỏ chính chủ để thế chấp. Như vậy, vợ chồng bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.

Về tài chính 

Nhà Ở Ngây phân tích với vợ chồng bạn như sau: Với cặp vợ chồng có mức thu nhập dao động từ 30 - 35 triệu thì số tiền được vay sẽ tuỳ thuộc vào vị trí và giá trị bất động sản. Tổng số tiền vay dao động từ 70 - 75% giá trị bất động sản. 

Cụ thể, trong trường hợp của bạn, số tiền tối đa được vay áp dụng với mua căn hộ chung cư là 70%, tương đương 1,05 tỷ đồng. Như vậy tức là, trừ đi số tiền tối đa vay được từ ngân hàng vợ chồng bạn cần phải có sẵn trong tay 450 triệu. Điều đó có nghĩa là vợ chồng bạn cần vay bên ngoài thêm 50 triệu nữa. 

Tính mức trả nợ 15 triệu/tháng như mong muốn, dự kiến hai vợ chồng sẽ phải trả nợ trong khoảng hơn 180 tháng. Số tiền phải trả mỗi tháng cụ thể như sau:

 

Năm 1

Năm 2 trở đi

Lãi suất mỗi năm

8,29%

11%

Lãi suất mỗi tháng

0,69%

0,91%

Số tiền mỗi tháng phải trả

1,05 tỷ/180 + 1,05 tỷ*0,69% = 13.078.333 đồng

1,05 tỷ/180 + 1,05 tỷ*0,91% = 15.388.333 đồng

Xem xét con số phải vay thêm và số tiền mỗi tháng phải trả, có thể thấy, thu nhập ổn định hàng tháng là cơ sở tài chính vững chắc để gia đình bạn duy trì việc trả nợ. Cần lưu ý rằng, nếu thanh toán nợ trễ, bạn không chỉ chịu mức lãi suất cao hơn mà còn mất phí trả chậm. Do đó, vợ chồng bạn cần xây dựng một kế hoạch thu chi phù hợp, cân bằng giữa tiền trả nợ và sinh hoạt phí hàng tháng.

Về thủ tục vay ngân hàng

1. Cung cấp hồ sơ vay

Khi có nhu cầu vay vốn khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

- Hồ sơ nhân thân:

  • CMND/Hộ chiếu;
  • Hộ khẩu hoặc KT3;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân…

- Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn:

  • Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu sẵn của ngân hàng);
  • Hợp đồng mua bán nhà;
  • Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu & hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua.

- Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ:

  • Nếu nguồn thu nhập từ lương, phụ cấp và các khoản tương đương: Hợp đồng lao động/sao kê tài khoản nhận lương (Nếu nhận lương chuyển khoản); hoặc bảng lương và xác nhận lương của công ty (nếu nhận lương tiền mặt).
  • Nếu nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản; Chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất; Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê; Ảnh chụp tài sản cho thuê.
  • Nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể/doanh nghiệp; Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh: Sổ sách ghi chép bán hàng, báo cáo tài chính công ty, tờ khai thuế & Chứng từ nộp thuế….
  • Hồ sơ khác: Nếu bạn đang có khoản vay tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán...

2. Thẩm định hồ sơ và định giá tài sản đảm bảo

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ và cung cấp các hồ sơ cần thiết, phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay của bạn.

Quy trình thẩm định thông thường bao gồm:

  • Kiểm tra lịch sử tín dụng & điểm tín dụng của bạn
  • Thẩm định qua trao đổi điện thoại
  • Thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/kinh doanh và đi thực địa để định giá tài sản đảm bảo (TSĐB).

Trong quá trình thẩm định, việc định giá TSĐB có thể được thực hiện đồng thời hoặc sau khi có quyết định chấp thuận cho vay. Bộ phận định giá có thể chính là ngân hàng hoặc các công ty định giá độc lập. Giá trị TSĐB được dùng làm một trong những căn cứ để ngân hàng phê duyệt mức cho vay đối với khách hàng. Chi phí định giá có thể do khách hàng hoặc ngân hàng chi trả (tùy theo quy định của mỗi ngân hàng).

3. Đưa ra quyết định cho vay và tiến hành giải ngân

Nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện vay vốn, phía ngân hàng sẽ gửi đến bạn thông báo cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục liên quan tới việc thế chấp tài sản đảm bảo và giải ngân khoản vay:

  • Trường hợp đã hoàn thành thủ tục sang tên: Các bên ký hợp đồng thế chấp công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện, hoặc tỉnh/thành phố) và ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu (Sổ đỏ, sổ hồng...) trước khi giải ngân cho khách hàng.
  • Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục sang tên: Bên mua, bên bán và ngân hàng ký thỏa thuận 3 bên về việc giải ngân phong tỏa sổ tiết kiệm/mở tài khoản tạm khóa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa đứng tên bên bán và phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên mua bán thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng sẽ giải tỏa sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa cho bên bán sau khi bên vay vốn (Bên mua) ký hợp đồng thế chấp công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

4. Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng... để đảm bảo khả năng thu nợ.

Thanh lý hợp đồng là bước cuối cùng trong quy trình cho vay mua nhà trả góp. Chỉ khi nào khách hàng trả hết nợ và lãi cho ngân hàng thì khi đó quy trình cho vay mới kết thúc.

>> XEM NGAY: TOP cho thuê chung cư Hà Nội giá rẻ đang được nhiều người thuê nhất

Hy vọng với tư vấn tài chính của Nhà Ở Ngay, vợ chồng bạn có thể xác nhận xem cả hai có đang đi đúng hướng và nên xuống tiền mua nhà vào thời điểm này hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số kinh nghiệm khi vay tiền mua nhà trả góp tại đây.