Vành đai 4 được biết đến là con đường chiến lược kết nối 3 tỉnh, TP gồm có Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và mở rộng đến Bắc Giang, Vĩnh Phúc. Là huyết mạch vô cùng quan trọng của nền kinh tế - xã hội của trung tâm Thủ đô. Đặc biệt với vành đai 4, vùng Thủ đô sẽ còn có một đường băng hiện đại để cất cánh, xứng đáng là đầu tàu của vùng kinh tế Bắc Bộ cũng như cả nước. Vậy quy hoạch đường vành đai 4 được thực hiện thế nào? Cùng với “Nhà Ở Ngay” đi tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tổng quan về đường vành đai 4 Hà Nội
Dự án đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông đi lại của cư dân tại Thủ đô. Cụ thể như sau:
- Tên dự án: Đường vành đai 4 Hà Nội
- Quy mô dự án: Theo bản thiết kế dự án, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm có 6 làn xe cao tốc và đường gom vào đô thị. Mặt đường có chiều rộng từ 90 - 135m. Chiều dài của toàn bộ tuyến đường là 136,6km, chạy qua 16 huyện bao gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội). Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên). Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh), Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ chảy qua 3 con sông là sông Hồng, sông Cầu và sông Đuống.
- Tổng kinh phí dự án: 66.500 tỷ đồng
- Giai đoạn thi công dự án:
- Các giai đoạn thi công
+ Đoạn đi qua địa phận TP. Hà Nội, tính từ đầu tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại xã Thanh Xuân của huyện Sóc Sơn. Tuyến đường đi theo hướng tây giao với quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân, tiếp tục đi qua KĐT mới Mê Linh, tuyến vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà (huyện Đan Phượng).
+ Tuyến giao thông Quốc lộ 32 tại xã Đức Thượng, Hoài Đức cắt Đại lộ Thăng long tại Km12+600 và giao cắt Quốc lộ 6 tại phường Yên Nghĩa (Hà Đông), đi theo hướng Đông – Nam, huyện Thường Tín. Vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở khoảng 1km về phía Thượng lưu. Chiều dài đoạn tuyến đường khoảng 56.5km.
+ Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Hưng yên, bắt đẩu từ điểm giao Quốc Lộ 5 tại khoảng Km17+900 theo lý trình Quốc lộ 5. Vị trí cách trạm thu phí Quốc lộ khoảng 150m về phía Hà nội, vượt qua đường sắt Hà Nội – Hải Phòng tại khoảng giữa của thôn Ngọc và ga Lạc Đạo, huyện Văn Lâm sau đó rẽ theo hướng Đông Nam qua địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chiều dài tuyến đường khoảng 20.3 km.
+ Đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh, vị trí giáp ranh giữa tỉnh Hưng yên và Bắc Ninh, tuyến đường đi theo hướng Đông Nam của huyện Thuận Thành sau đó rẽ trái giao Quốc lộ 38 tại xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành. Tiếp đến, theo hướng Bắc vượt sông Đuống tại vị trí cách cầu Hồ khoảng 1km về phía hạ lưu và kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh. Chiều dài của toàn tuyến này khoảng 21,2km.
- Điểm đầu: Vành đai 4 bắt đầu từ km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai ( Thanh Xuân – Sóc Sơn – TP.Hà Nội).
- Điểm cuối: Tại khoảng km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long ( xã Nam Sơn, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Định hướng quy hoạch đường vành đai 4 của Chính phủ
Dự án đường vành đai 4 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 2013. Theo bản kế hoạch kết cấu hạ tầng giao thông tại Hà Nội trong giai đoạn tới của Sở giao thông vận tải Hà Nội, từ 2021 – 2025 nhiều tuyến đường trọng điểm của thành phố bắt đầu từ việc triển khai xây dựng đông bộ.
Tuyến đường vành đai 4 được xem là tuyến vành đai trọng điểm được đầu tư, xây dựng cơ bản hoàn thành mạng lưới đường trên cao tại khu vực trung tâm đô thị. Quy hoạch đường vành đai 4 được triển khai như sau:
Đoạn đường vành đai 4 chạy qua địa phận Hà Nội (Chiều dài ~ 56,5km)
Trong bản thiết kế dự án thì vành đai 4 sẽ chạy từ Quốc lộ 32 đến Quốc lộ 6. Chiều rộng tối thiểu khoảng 120m, tối đa 135m. Đoạn chạy trong đê tả đáy rộng 120m, đoạn chạy đê tả đáy rộng 135m, nơi đây sẽ được đắp đê tả đáy mới đi sát phía Tây, bắt đầu từ phía Bắc Song Phương đến phía Nam xã An Thượng.
Đoạn này chạy qua các xã Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở,…và qua Yên Nghĩa của quận Hà Đông. Đoạn này, có 4 nút giao hoàn chỉnh gồm QL32 tại xã Đức Thượng, nút giao trục Thăng Long tại Cát Quế, nút giao Đại Lộ Thăng Long, nút giao QL6 tại phường Yên Nghĩa.
Đường vành đai 4 qua địa phận Hưng Yên (Chiều dài ~ 20.3 km)
Tổng chiều dài đường vành đai 4 qua địa phận Hưng yên có chiều dài 20.3km. Từ địa phận huyện khoái Châu qua Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm (Hưng yên) kết nối QL5, gần trạm thu phí Hà Nội – Hải Phòng.
Từ Quốc lộ 5 vượt qua đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, kết nối với xã Nguyệt Đức, Thuận Thành ( Bắc Ninh).
Đường vành đai 4 qua địa phận Bắc Ninh ( Chiều dài 21.2 km)
Đường vành đai 4 Hà Nội chạy qua địa phận của tỉnh Bắc Ninh sẽ có chiều dài 21.2km, hướng các tuyến sau:
Điểm bắt đầu xã Nguyệt Đức giao cắt với QL38 tại xã Trạm Lộ ( huyện Thuận Thành).
Tiếp đến vượt qua sông Đuống bằng cầu Hồ, nối với cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại xã Nam Sơn, TP.Bắc Ninh.
Đường vành 4 qua địa phận Bắc Giang (Chiều dài 20.8km)
Đoạn đường vành đai 4 Hà Nội qua tỉnh Bắc Giang chia thành 1 tuyến đường chính và 3 tuyến tuyến nhánh kết nối với địa phương được thiết kế có chiều dài tổng 20.8km sau:
Tuyến đường chính có điểm trùng với QL1 thị trấn Nếnh ( Việt Yên), điểm cuối tại cầu Xuân cẩm – bắc phú thuộc Sóc Sơn – Hà Nội.
Tại tuyến chính xây cầu vượt đường sắt của Việt Yên và cầu Xuân Cẩm – Bắc Phú, vượt sông Cầu (Km20+658) của Hiệp Hòa và Sóc Sơn.
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 chi tiết nhất 2021
Để đánh giá chính xác về việc quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội, các nhà đầu tư và chuyên gia bất động sản nên dựa vào bản đồ quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 Hà Nội mới nhất 2021 sau:
Lợi ích từ việc quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì vai trò của giao thông là vô cùng quan trọng. Cơ sở hạ tầng giao thông định hướng và thúc đầy kinh tế, hình thành sự kết nối hiệu quả với thị trường trong nước và quốc tế. Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống giao thông, Đảng và Nhà nước đã tích cực phát triển toàn diện, từng bước quy hoạch hạ tầng giao thông tác động đến sự phát triển của ngành kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Sự xuất hiện của đường vành đai 4 Hà Nội là minh chứng rõ nét nhất. Bởi các lợi ích sau:
Đường vành đai 4 – Giảm ùn tắc giao thông của thành phố
Thành ủy Hà Nội đã đánh giá, việc sớm đầu tư tuyến đường vành đai 4 được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên. Tuyến đường khi hoàn thành sẽ giảm ùn tắc giao thông. Đặc biệt, tuyến đường này giúp cho việc kết nối Hà Nội với những tỉnh lân cận được dễ dàng hơn.
Ví dụ: Khi đường vành đai 4 hoàn thành thì việc lưu thông từ Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,…dễ dàng hơn khoảng thời gian đi QL 1A hoặc cao tốc Pháp Vân thay lựa chọn đường vành đai 4.
Đường vành đai 4 – Đẩy mạnh kết nối giao thông liên tỉnh
Tuyến đường vành đai 4 Hà Nội hoàn thành sẽ mở ra thời cơ giúp các tỉnh liền lề dễ dàng kết nối giao thông. Từ đó, tạo thành một khu vực phát toàn diện cả về văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội trở thành một vùng kinh tế trọng điểm tiên tiến bậc nhất của nước ta.
Bên cạnh đó, đường vành đai 4 còn được xem là bàn đạp để Hà Nội tiếp cận với các vùng kinh tế trọng điểm, cửa ngõ hàng hải, hàng không xung quanh. Đưa Việt Nam vươn tầm châu lục và thế giới. Tuy nhiên, mục tiêu xây dựng mạng lưới giao thông vẫn chưa đạt được, trong chuỗi của vùng Thủ đô vẫn còn một số “ điểm nghẽn” khiến cho giao thương thông suốt.
Đường vành đai 4 – Tiền đề cho thị trường bất động sản phát triển
Ngoài các ưu điểm về giao thông, việc quy hoạch vành đai 4 Hà nội còn là cú hích lớn cho thị trường bất động sản. Dọc các trục đường vành đai 4 như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,…giá đất tăng nhanh khi tuyến đường hoàn thành. Ngoài ra, công trình còn mở ra nhiều cơ hội, khả năng hợp tác đầu tư giữa các tỉnh ven đô Hà Nội.
=> Như vậy, đường vành đai 4 không chỉ mang đến mang đến sự kết nối giao thông liên tỉnh mà còn từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế hai bên tuyến đường. Điều này, giúp tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành trong vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Tiến độ quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội thế nào?
Vậy tiến độ quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội đến đâu rồi? Theo dự kiến thì tiến độ quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội sẽ được hoàn thiện vào quý III năm 2021. Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội sẽ giao cho những NĐT lập hồ sơ đề xuất đường vành đai 4 nối từ cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến Pháp Vân – Cầu giẽ. Để đảm bảo giao thông được xuyên suốt và đúng tiến độ, các tuyến đường khác thuộc địa phận tỉnh cần đảm bảo tiến độ thi công gấp rút.
Trên đây là thông tin về dự án quy hoạch đường vành đai 4 mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Dự án đã và đang gấp rút thực hiện, động lực không nhỏ đề phát triển vùng Thủ đô dần hoàn thiện. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về dự án quy hoạch đường vành đai 4 – Xương sống của vùng Thủ đô nhé!