Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào? Nhiều người dân tại Việt Nam vẫn còn nhầm lẫn rất nhiều về 2 loại sổ này. Vậy hãy cùng chúng tôi, qua bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về loại sổ này nhé!

Sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào? Nhiều người dân tại Việt Nam vẫn còn nhầm lẫn rất nhiều về 2 loại sổ này. Vậy hãy cùng chúng tôi, qua bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn về loại sổ này nhé!

Sổ hồng là gì?

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa ngoài có màu hồng với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.

Như vậy, sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

so-hong

Sổ hồng riêng là gì?

Sổ hồng riêng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, chung cư,… được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện trở lên cấp được nhà nước công nhận quyền sở hữu theo hình thức sở hữu riêng.

Tức là, chủ sở hữu được quyền định đoạt mua bán, tặng, cho, thế chấp, ủy quyền…. cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào mà không cần sự cho phép của người khác.

Giấy tờ này có giá trị về tài sản lớn, chính vì thế mà người đứng tên này cần giữ cẩn thận, tránh tình trạng mất mát vì việc cấp lại thông qua cơ quan địa chính mất rất nhiều thời gian, chi phí đồng thời cũng rất phức tạp.

so-hong-rieng-la-gi-so-hong-chung-la-gi

Sổ hồng chung là gì?

Sổ hồng chung là sổ hồng đồng sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. Và được các cơ quan chứng năng có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu.

Sổ hồng khi có 2 chủ sở hữu trở lên và không có môi quan hệ vợ chồng, con cái sẽ được nhà nước công nhận là sổ hồng chung. Và khi có nhu cầu mua bán giao dịch liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất thì phải có sự đồng ý của những người sở hữu có tên trong sổ hồng. 

Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

Trên thực tế, sổ hồng chỉ sở hữu lâu dài, chứ không có sổ hồng có giá trị vĩnh viễn. Sổ hồng chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian dài, có điểm kết thúc.

Nếu nhà nước cấp sổ hồng vĩnh viễn cho dân thì khi nhà nước cần sử dụng đất để xây dựng đường, trường học, khu thương mại,… làm sao để lấy đất lại xây dựng.

Nên chỉ có thể cấp sổ hồng sở hữu lâu dài, khi nhà nước cần đất để xây dựng thì sẽ bồi thường cho dân. Điều này cho thấy sự hợp lý hơn là cấp sổ hồng có thời hạn vĩnh viễn.

Cho nên, khi các bạn mua nhà, nhất là mua nhà chung cư tại các vùng đô thị, khu dân cư, và khi chủ đầu tư hứa với các bạn rằng sẽ có sổ hồng vĩnh viễn thì bạn cần phải hỏi kỹ lại vấn đề này để tránh tiền mất tật mang và vướng vào những sai lầm không đáng có về lâu dài.

Khi hết thời hạn sử dụng của sổ hồng chung cư chính quyền sẽ có những quy chế riêng để quyết định số phận tiếp theo của chung cư. Thông thường cơ quan quản lý phải kiểm định chất lượng công trình sau khi hết hạn và quyết định xử lý.

Vậy thì người mua phải xem xét kỹ thời hạn của chung cư khi ký kết chuyển nhượng, nhận ủy quyền sử dụng được ghi rõ trong giấy chứng nhận để nắm được thời hạn sử dụng khi mua chung cư rõ ràng trước khi tham gia giao dịch.

so-hong-co-gia-tri-bao-nhieu-nam

Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

Vậy nếu bạn chưa phân biệt đực sổ hồng và sổ đỏ, thì bây giờ chúng ta sẽ cùng khám phá xem chúng khác nhau ở điểm nào nhé!

Sổ đỏ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu sổ do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành để ghi nhận quyền sử dụng đất trong đó có:

  • Khi được cấp cho đất ở và có nhà ở trên đất,
  • Đất ở, Đất nông nghiệp, đất rừng, đất giao thông, đất phi nông nghiệp…

Lúc bấy giờ, phần nhà ở sẽ được ghi là Tài sản gắn liền trên đất.

so-do

 

Sổ hồng

Là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.

Trong sổ hồng, sẽ được ghi rõ các thông tin như:

  • Việc sở hữu nhà ở như thế nào?
  • Sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.

Tích hợp 2 loại sổ hồng, và sổ đỏ thành một loại sổ duy nhất

Theo quy định, “Sổ hồng” và “Sổ đỏ” chỉ khác nhau khi được cấp trước ngày 10/12/2009. Từ ngày 10/12/2009 thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp một loại Giấy chứng nhận áp dụng trong phạm vi cả nước.

Và bao gồm có:

  • Giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang
  • Mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm
  • Có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen
  • Trên giấy này được in đầy đủ các đầu mục thông tin về quyền sử dụng đất
  • Quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.

Vì thế, tên gọi sổ đỏ, sổ hồng trong thời gian gần đây. Và không còn mang ý nghĩa giống như lúc nó mới được sử dụng.

so-do-so-hong-cai-nao-gia-tri-hon

Sổ đỏ và sổ hồng cái nào có giá trị hơn

Về nguồn gốc

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

Trước năm 2009 chúng ta có 2 loại sổ là sổ đỏ và sổ hồng. Sau năm 2009, chúng ta chỉ có sổ hồng.

Về xuất xứ 

  • Sổ đỏ do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành
  • Sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành

Sổ hồng và sổ đỏ không phải tên gọi chính thức mà chỉ là tên gọi do mọi người tự đặt dựa trên màu sắc của mỗi loại để cho ngắn gọn và dễ phân biệt.

Về giá trị pháp lý

Mọi người có thể an tâm là cả 3 loại: sổ đỏ, sổ hồng cũ và sổ hồng mới đều có giá trị pháp lý như nhau; Các loại sổ cũ không cần thiết phải đổi qua sổ mới. Thực tế hiện nay vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ này, miễn là sổ thật.

so-hong-so-do

Sổ hồng được cấp khi nào?

Nếu bạn chưa biết, thì những trường hợp sau đây được cấp sổ hồng:

  • Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.
  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.
  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
  • Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
  • Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.
  • Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Sổ hồng có thế chấp ngân hàng được không?

Theo quy định của pháp luật:

  • Thì cá nhân đóng thuế đầy đủ, sở hữu hợp pháp và không nợ tiền thuế sử dụng đất và được cấp sổ đỏ, sổ hồng. Lúc bấy giờ, được phép thế chấp Ngân Hàng.
  • Ngoài ra, sổ hồng của chủ sở hữu là chính chủ, không bị ngăn chặn kê biên, giải tỏa. Thì được quyền thế chấp
  • Cá nhân là người Việt Nam và sở hữu hợp pháp, đóng thuế đầy đủ. Thì được quyền thế chấp, vay mượn, cầm cố tại bất kỳ đơn vị, tổ chức tín dụng nào.

Lời kết

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn những điều bạn thắc mắc về sổ hồng là gì? và một số những quy định có liên quan đến sổ hồng. Và qua bài viết, có lẽ bạn cũng đã biết rằng “Sổ hồng” chỉ là cách gọi của người dân dựa theo màu bìa của Giấy chứng nhận.