Cầu Trần Hưng Đạo là một trong trong 18 cây cầu nằm trong quy hoạch xây dựng của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cây cầu được kỳ vọng không chỉ để giải quyết vấn đề giao thông, góp phần đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển kinh tế mà còn góp phần kết nối hai bên bờ tả và hữu của sông Hồng. Hãy cùng với “ Nhà Ở Ngay” cập nhật những thông tin mới nhất về dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo nhé!

1. Tổng quan về dự án cầu Trần Hưng Đạo

Theo đó, dự án cầu Trần Hưng Đạo thuộc địa phận quận Long Biên (Hà Nội), bắc qua sông Hồng có tổng số vốn đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng, vừa được UBND TP. Hà Nội đồng ý với dự án đầu tư theo hình thức BOT.

Toàn bộ dự án cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế với tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 5.5.km, đi qua các quận: Hoàn Kiếm (phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ), Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và Long Biên (phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy). Điểm đầu dự án ngã 5 Trần Đạo – Trần Thánh Đông thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh quận Hoàn Kiếm. 

+ Điểm đầu dự án tại ngã 5 nút giao Lê Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm) - Trần Thánh Tông (quận Hai Bà Trưng).

+ Điểm cuối dự án tại khu vực giao cắt với quốc lộ 5A (Nguyễn Văn Linh), thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Tổng số vốn đầu tư dự kiến hơn 8.938 tỉ đồng, số vốn nhà nước chiếm 50%, vốn đầu tư chiếm 50%.  

+ Thời gian thu phí hoàn vốn sẽ dự kiến khoảng 20 năm, tiến độ thực hiện dự án từ 2022 - 2025.

quy-hoach-cau-tran-hung-dao

2. Cầu Trần Hưng Đạo – Thúc đẩy kinh tế của vùng bên kia sông Hồng

Theo chia sẻ của ông Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Giám định 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình cho rằng, khi cầu Trần Hưng Đạo được xây dựng, mở ra sự phát triển kinh tế cả vùng bên kia sông Hồng. Với mục tiêu xây dựng cầu Trần Hưng Đạo được xây dựng, mở ra sự phát triển kinh tế cả một vùng bên kia sông Hồng.

Không chỉ phát triển khu vực Long Biên, cây cầu Trần Hưng Đạo sẽ là cầu nối liên kết với các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên thời gian đi nhanh. Điều đó, tạo ra sự kết nối giao thông từ nội đô Hà Nội ra các quận, huyện ngoại thành, tạo ra một điểm du lịch khi du khách đến Thủ đô.

quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Ngoài ra, khi nhu cầu phát triển kinh tế đô thị hai bên bờ sông ở mức cao thì sẽ phải bổ sung thêm cầu. Ở đây, không chỉ đơn thuần chỉ xây dựng một cây cầu, gắn liền với phương án sử dụng đất, phát triển đô thị làm sao phát huy hiệu quả sử dụng đất một cách tốt nhất, tránh việc có cầu rồi mới quy hoạch đô thì khó lòng quản lý được việc xây cầu. Do đó, phải có sự tính toán cụ thể gắn liền với phát triển đô thị, không gian sử dụng đất làm sao cân đối năng lực, cung ứng dự toán phát triển của vùng.

>> Xem thêm: Quy hoạch là gì? - Từ A- Z các thông tin về quy hoạch, bạn nên biết

3. Bản dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo chi tiết nhất 2021

Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo là hiện đại, mang đặc trưng văn hóa truyền thống của Hà Nội và tạo dựng thương hiệu cho toàn bộ thành phố. Ngoài ra, đường dẫn hai đầu cầu đảm bảo cho việc kết nối hiệu quả giao thông trong khu vực. Đối với dự án cầu Trần Hưng Đạo, Tổng công ty thiết kế giao thông vận tải nghiên cứu hai phương án sau:

Phương án 1: Phong cách kiến trúc Đông dương với biểu tượng tụ cổng giống các cửa ô, tạo không gian cổ kính. 

quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Phương án 2: Thiết kế trụ cầu mô phỏng thanh kiếm của Trần Hưng Đạo vươn lên bầu trời trong trận chiến Bạch Đằng.

Phương án thiết kế mặt cầu Trần Hưng Đạo gồm có 6 làn xe cơ giới, 2 dải đi bộ, tốc độ xe đạt 80km/h. Trên tuyến cầu sẽ có 5 nút giao là ngã 5 của đường Trần Thánh Tông, đê Hữu Hồng, nút giao quy hoạch quận Long Biên, đê Tả Hồng, nút giao Nguyễn Văn Linh. 

quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Năm 2019, bản quy hoạch khu đô thị N10 sẽ được thành phố Hà Nội phê duyệt, trong đó có ghi vị trí cầu Trần Hưng Đạo. Đây sẽ là dự án xây dựng hình thức NT với tổng quỹ đất khoảng 600 ha. Nhà đầu tư trúng thầu sẽ được quyền khai thác quỹ đất tại xã thuộc huyện Gia Lâm, quỹ đất phường Cự Khối, quỹ đất bãi sông Hồng tới mép nước.

Ngoài ra, theo kế hoạch, phương án kiến trúc cuối cùng sẽ lên UBND thành phố Hà Nội và tháng 10/2020 để thẩm định và đi vào khởi công. 

>> Xem thêm: Quy hoạch đường vành đai 4 – “Xương sống” của vùng Thủ đô

4. Cơn sốt đất từ dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo tăng cao

Từ thông tin quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo được công bố, dù phương án kiến trúc cầu vẫn chưa được TP. Hà Nội quyết định nhưng BĐS của khu vực bờ sông Hồng đang “ nóng” lên từng ngày. Cụ thể như sau:

Cơn sốt đất khu vực Trần Hưng Đạo tăng lên từng ngày

Theo phương án thiết kế, dự án cầu Trần Hưng Đạo sẽ đi qua địa bàn các quận: Hoàn Kiếm (phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ); Hai Bà Trưng (phường Bạch Đằng) và Long Biên (phường Long Biên, Bồ Đề, Gia Thụy). Nhà đất khu vực phường Phan Chu Trinh, Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) có giá cao từ nhiều năm nay. Dự án quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo sẽ khiến khu vực có nhiều sự thay đổi.

Tại khu vực các trục đường như: Cổ Linh, Hồng Tiến – Khu vực giao, cắt với vị trí dự kiến của cầu Trần Hưng Đạo thì thị trường bất động sản tại khu vực này sẽ có nhiều thay đổi. Lượng tin rao bán nhà ở khu vực đường Hồng Tiến, Cổ Linh có sự tăng mạnh.

quy-hoach-cau-tran-hung-dao

+ Đất thổ cư 50m2 tại phố Hồng Tiến gần cầu Chương Dương và cầu Trần hưng Đạo rao bán với giá 12 tỷ. Còn những ô đất tương tự trên phố Hồng Tiến, vị trí gần khu vực Trần Hưng Đạo rao bán với giá 9.3 tỷ đồng.

+ Giá đất mặt đường Cổ Linh, dự án cầu Trần Hưng Đạo giá 150 – 250 triệu đồng/m2. Thời gian ngắn nữa sẽ tăng lên khoảng 30% giữa 2021.

Giá đất khu vực quận Long Biên tăng cao

Cùng với sự tăng nhanh của khu vực Hồng Tiến, giá đất phường Long Biên cũng tăng nhanh. Tuy nhiên, giá bất động sản phải tỷ lệ với tăng đầu tư tạo ra những giá trị về hạ tầng, đời sống và dịch vụ cho những vùng được kết nối và đầu tư đến đâu thì tăng giá trị đến đó. Việc tăng bất động sản giai đoạn bắt đầu mới được công bố kế hoạch, quy hoạch đúng quy trình nhưng tăng ở mức 5 - 7% thì là hợp lý.

Theo ông Đính cho rằng, nếu bất động sản tại bờ Bắc sông Hồng tăng quá mạnh thì nhà đầu tư không nên tham gia. Bất động sản sẽ được tăng cao nhưng đó phải là sự đầu tư thật. Bởi có nhiều bài học về sự đầu tư chạy theo kế hoạch, ví dụ như bài học về huyện Hoài Đức.

Cơn sốt đất đến từ hạ tầng giao thông hiện đại

Hạ tầng giao thông luôn được đánh giá là đòn bẩy cho bất động sản, hệ thống này hoàn thiện sẽ giúp đất tăng lên. Với hạ tầng giao thông kết nối khu vực, nối 2 bên bờ sông tạo đà cho bất động sản khu vực được kết nối. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam, “ Đầu tư giao thông kết nối bất động sản tăng giá mạnh. Hà nội sẽ triển khai 20 cây cầu, tạo sự phát triển và nâng giá trị bất động sản tại khu vực phía Bắc của sông Hồng”. Định hướng phát triển quận phía Bắc Thủ đô, tạo ra các khu đô thị mới đối trọng với đô thị trung tâm thành phố kéo giãn, giảm sự quá tải của mật độ dân cư đang tạo áp lực lên hạ tầng khu vực trung tâm.

quy-hoach-cau-tran-hung-dao

Hy vọng với thông tin về bản đồ quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo, vị trí và những thông tin mới nhất về cầu Trần Hưng Đạo giúp bạn có đầy đủ kiến thức về siêu dự án này. Cùng với các định hướng và quy hoạch, chắc chắn cầu Trần Hưng Đạo nắm được vị trí quan trọng việc kết nối với quận trung tâm với khu vực phía Đông Thành phố nhé!