Thanh Hóa được biết đến là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh ra nhiều bậc vua chúa và các hùng của dân tộc. Chưa kể, mảnh đất này còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước bởi các địa điểm du lịch hấp dẫn. Vì thế, việc nắm được bản đồ quy hoạch Thanh Hóa sẽ giúp bạn biết được những tiềm năng vốn có của tỉnh, đặc biệt là đối với các chủ đầu tư BĐS. Cùng tham ngay, bản đồ quy hoạch Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2030 nhé!

 Thanh Hóa được biết đến là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh ra nhiều bậc vua chúa và các hùng của dân tộc. Chưa kể, mảnh đất này còn thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước bởi các địa điểm du lịch hấp dẫn. Vì thế, việc nắm được bản đồ quy hoạch Thanh Hóa sẽ giúp bạn biết được những tiềm năng vốn có của tỉnh, đặc biệt là đối với các chủ đầu tư BĐS. Cùng tham ngay, bản đồ quy hoạch Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2030 nhé!

1. Vài nét sơ lược về tỉnh Thanh Hóa

Thanh hóa nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ - miền trung của Việt Nam. Tỉnh có diện tích 11.120,6 km²,  đúng thứ 5 của cả nước. Tỉnh Thanh Hóa còn sở hữu địa giới hành chính cực kỳ thuận lợi. Cụ thể:

  • Phía Bắc: Thanh Hóa giáp với Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình
  • Phía Nam: Tỉnh giáp với tỉnh Nghệ An
  • Phía Tây: Giá với tỉnh Hủa Phăn (Lào) với đường biên giới 192 km
  • Phía Đông: Thanh Hóa giáp với Vịnh Bắc Bộ thuộc biển đông với bờ biển dài hơn 102km.

ban-do-quy-hoach-Thanh-Hoa

Hiện nay, Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính trực thuộc gồm  2 thành phố: Thanh Hóa, Sầm Sơn, 2 thị xã: Bỉm Sơn, Nghi Sơn và 23 huyện gồm có: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Ngọc Lặc, Nông Cống, Cảm Thủy, Thạch Thành, Thọ Xuân, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.

>> Xem thêm: Chi tiết thông tin quy hoạch Bình phước đến năm 2025

2. Mục tiêu quy hoạch của tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa phát huy tiềm năng, lợi thế và vị trí chiến lược khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại của vùng, quan hệ quốc tế và các thế mạnh về giao thông trong lĩnh vực công nghiệp, nông lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Thanh Hóa để phát triển kinh tế - xã hội. Từng bước tạo sự chuyển biến về chất lượng, tăng trưởng sức mạnh hiệu quả nền kinh tế.

ban-do-quy-hoach-Thanh-Hoa

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu hợp lý, kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại. Tiếp đến, xây dựng cấu trúc không gian vùng lãnh thổ, liên kết các đô thị, điểm dân cư thông thôn và liên kết các vùng tạo động lực phát triển kinh tế bao gồm: Khu kinh tế Nghi Sơn, TP. Thanh Hóa – Sầm Sơn,…Đảm bảo phát triển cân đối hài hòa giữa đô thị và nông thôn, đảm bảo tính ổn định và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, mục tiêu quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn và quy hoạch hệ thống các công trình kỹ thuật theo từng vùng. Xây dựng các chương trình phát triển khu đô thị hiệu quả.

3. Bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa 2022 – 2030

Nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được chính phủ xét duyệt và bàn giao cho tỉnh thực hiện. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch là nâng cao vai trò, vị thế của đô thị Thanh Hóa. Đồng thời, xây dựng Thanh hóa thành đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp của tỉnh Thanh Hóa. Không chỉ vậy, Thanh Hóa còn là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn, thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại của tỉnh. Dưới đây là bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2030:

4. Thông tin chi tiết quy hoạch Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2030

UBND tỉnh Thanh Hóa đã triển khai việc lập kế hoạch chi tiết về định hướng quy hoạch Thanh Hóa, sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. Bản quy hoạch Thanh Hóa giai đoạn 2022 – 2030 được thực hiện như sau:

4.1. Định hướng phát triển tỉnh Thanh Hóa về không gian

Theo dự án quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, tỉnh phát triển không gian vùng và dự báo chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. 

Tập trung phát triển trung tâm TP. Thanh hóa

Trong bản đồ quy hoạch thành phố Thanh Hóa đến năm 2040 thì mục tiêu xây dựng thành phố trung tâm về chính trị, văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng, tập trung các hoạt động thương mại và trung tâm dịch vụ. 

ban-do-quy-hoach-Thanh-Hoa

Các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa

  • Trục QL1A qua tỉnh Thanh Hóa

Từ thị xã Bỉm Sơn đi qua thành phố Thanh Hóa đến khu kinh tế Nghi Sơn, ưu tiên phát triển khu công nghiệp xanh, sạch kết nối với các tuyến đường ngang nối QL1A với các khu du lịch biển. Đồng thời, hình thành các trung tâm du lịch, cơ sở đào tạo nghề và các y tế chất lượng cao. 

>> Xem thêm: Thông tin bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội 2022

  • Trực đường mòn Hồ Chí Minh

Từ Thạch Thành đi qua các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lam Sơn – Sao Vàng với hạt nhân là đô thị Lam Sơn – Sao Vàng. Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao tại Lam Sơn – Sao Vàng và các dự án chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản,…tại các khu đô thị khác. Kết hợp với phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao.

  • Trục QL 45 và quốc lộ 47

Trục đường tính từ thị xã Sầm Sơn đi qua thành phố Thanh Hóa đến khu CN Lam Sơn – Sao Vàng. Hình thành các khu đô thị tập trung hiện đại, các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và các khu công nghệ cao, trung tâm dịch vụ và du lịch.

  • Đối với các khu đô thị tại TP. Thanh Hóa

Nghiên cứu định hướng phân bố hệ thống đô thị, hình thái phát triển khu đô thị với đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh hỗ trợ các chức năng chuyên ngành gắn 4 vùng kinh tế động lực xác định. Đề xuất, quy mô, tính năng cho từng đô thị trên cơ sở điều kiện tự nhiên về kinh tế - xã hội, mối liên kết về giao thông hình thành cụm đô thị phát triển trong không gian trên toàn tỉnh.

ban-do-quy-hoach-Thanh-Hoa

 

  • Tại các điểm dân cư nông thôn

Đề xuất mô hình khu dân cư nông thôn điển hình theo tiêu chuẩn “ nông thôn mới” nghiên cứu bổ sung các tiêu chí đặc thù của tỉnh Thanh Hóa.

  • Các vùng sản xuất công nghiệp

Tại khu vực này, đề xuất phân bố các vùng công nghiệp công nghệ cao, vùng công nghiệp chuyên ngành và vùng công nghiệp gắn với 4 cực động lực kinh tế, 3 trục phát triển kinh tế được xác định. Tiếp đến, đề xuất phân bổ các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.

  • Phát triển các khu sản xuất nông, lâm ngư nghiệp

Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lam Sơn – Sao Vàng, thị trấn Thống Nhất và dọc tuyến đường HCM. Phân bố các vùng nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh lớn, sản xuất tập trung. 

  • Đối với phát các vùng du lịch Thanh Hóa

Tron bản quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, tập trung phát triển ngành du lịch biển, nghĩ dưỡng tại Sầm Sơn, Hoàng hóa, Tĩnh Gia và du lịch văn hóa thế giới thành nhà Hồ, di tích quốc gia Lam Kinh, hang Con Moong, đền Bà Triệu, du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bến En, khu du lịch cao cấp, chất lượng cao tại các khu, điểm du lịch. Trọng tâm là thu hút các dự án khu resort, nhà hàng cao cấp và các khu vui chơi giải trí.

>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa mới nhất 2022

4.2. Quy hoạch về giao thông tại tỉnh Thanh Hóa

Trong dự án quy hoạch giao thông tỉnh Thanh Hóa, xác định khung giao thông vùng, các công trình đầu mối giao thông liên kết vùng kinh tế trọng điểm của tĩnh đã xác định. Lựa chọn khung giao thông phát triển các vùng mới, trung tâm đô thị, tạo mối liên hệ giữa đô thị trung tâm với vùng liên kết các hành lang giao thông lớn của quốc gia. 

ban-do-quy-hoach-Thanh-Hoa

Tỉnh Thanh Hóa đề xuất phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao trong giai đoạn mới. Đánh giá thực trạng và nêu định hướng khai thác thế mạnh về giao thông đường thủy của sông Chu, sông Mã và biển Đông. Trong đó tập trung vào quy hoạch giao thông TP.Thanh Hóa. Cụ thể: 

+ Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Bắc – Nam có hướng tuyến qua thành phố về phía Tây thị trấn Rừng Thông, lộ giới: 92,5m, tuyến quốc lộ 1A, lộ giới 76.0, tuyến quốc lộ 10 có hướng tuyến qua thành phố về phía Đông, gần khu vực ngã ba Môi, lộ giới 44.0m. Tuyến đường mới Đông Tây, phía Nam cách quốc lộ 47 khoảng 2 km. Các đường vành đai 2 có lộ giới 52,0 và đường vành đai 3 có lộ giới 52.0.

+ Đường sắt: Xây dựng mới các tuyến đường cao tốc Bắc – Nam có hướng tuyến về phía Tây thành phố, quy hoạch của Bộ giao thông vận tải. Ga chính của tỉnh sẽ  đặt tại phía Tây Nam núi Một.

+ Đường thủy: Nâng cao năng lực cảng Lễ Môn, xây dựng mới cảng hàng hóa phía hạ lưu của sông Mã tại Quảng Châu. Tiếp đến, xây dựng cảng hành khách tại Hàm Rồng – Nam Ngạn – Đông Vệ phục vụ du lịch.

+ Đường hàng không: Tiến hành xây dựng sân bay dân dụng phục vụ cho hoạt động bay trực thăng và máy bay loại nhỏ tại xã Quảng Nhân, cách thành phố khoảng 12 km về phía Nam khi có nhu cầu.

Trên đây là thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch Thanh Hóa giai đoạn 2022 đến 2030. Hy vọng với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn tìm được hướng đầu tư phù hợp nhất tại khu vực này nhé!