Đường sắt đô thị được xem là xương sống về hệ thống giao thông vận tải của bất kỳ thành phố phát triển nào trên thế giới, Hà Nội cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, nhu cầu xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi áp lực ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn. Sự xuất hiện của đường sắt thô thị Hà Nội sẽ giải quyết ùn tắc, tai nạn hiệu quả. Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ chia sẻ đến bạn thông tin quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội mới nhất 2022.

Đường sắt đô thị được xem là xương sống về hệ thống giao thông vận tải của bất kỳ thành phố phát triển nào trên thế giới, Hà Nội cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, nhu cầu xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi áp lực ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn. Sự xuất hiện của đường sắt thô thị Hà Nội sẽ giải quyết ùn tắc, tai nạn hiệu quả. Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ chia sẻ đến bạn thông tin quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội mới nhất 2022.

1. Đường sắt đô thị là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội thì bạn phải hiểu được đường sắt đô thị là gì? Đường sắt đô thị là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của các thành phố, vùng lân cận. Đường sắt đô thi bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu trên cao hay đường sắt một ray tự động. Bên cạnh đó, việc xây dựng tuyến đường sắt đô thị cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật.

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

Vậy đường sắt đô thị Hà Nội là gì? Đường sắt đô thị Hà Nội bao gồm 8 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 318 km, 3 tuyến tàu điện một ray. Đây chính là tuyến đường sắt đô thị trên cao đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

>> Xem thêm: Quy hoạch đường vành đai 4 – “Xương sống” của vùng Thủ đô

2. Bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội

Đường sắt đô thị Hà Nội nằm trong bản quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Mạng lưới đường sắt đô thị gồm 8 tuyến, tổng chiều dài lên đến 318km. Ngoài tuyến Cát Linh – Hà Đông đã đi vào vận hành, tuyến Nhổn – ga Hà Nội dự kiến sẽ chạy vào năm 2022, TP. Hà Nội cũng đang thực hiện triển khai thác nhiều tuyến đường sắt đô thị khác. Dưới đây chính là bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội mới nhất 2022:

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

3. Thông tin chi tiết quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội

Theo định hướng, khi mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội hoàn thiện sẽ tăng tỉ lệ người dân sử dụng các phương tiện hành khách công cộng lên đến 35-45%, giảm thị phần người sử dụng phương tiện tham gia giao thông xuống 30%, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế tại thành phố và cải thiện môi trường đô thị nhờ giảm thiểu tắc nghẽn giao thông, tình trạng ô nhiễm. Cụ thể sau:

3.1. Tuyến đường sắt đô thị số 1: Ngọc Hồi – ga Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên

Tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội gồm có Ngọc Hồi – ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên. Tuyến đi trên cao kết hợp với tuyến đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia, chiều dài khoảng 36km. Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 44.000 tỷ đồng. Theo quy hoạch thì tuyến số 1 sẽ dự kiến khởi công từ 2007 nhưng đến nay vẫn chưa được khởi công.

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

3.2. Tuyến đường sắt đô thị số 2: Tuyến đường Cát Linh – Hà Đông

Tuyến đường sắt đô thị số 2 Hà Nội bắt đầu từ sân bay Nội Bài đến Nam Thăng Long, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám,…và cuối cùng là Trần Hưng Đạo.

Tổng mức đầu tư duyệt đến 2008 của tuyến số 2 là 19.555 tỷ đồng. Đến 2015 sau khi rà soát lại nguồn vốn đầu tư, tổng vốn điều chỉnh đã tăng lên 51.700 tỷ đồng nên dự án đang được dùng để triển khai. Đến 2018, dự án được UBND TP. Hà Nội giao cho tập đoàn Vingroup thực hiện điều chỉnh theo hình thức đối tác công – tư. 

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

Tuyến đường này có tuyến số 2A có chiều dài gần 14km, hoàn thành sau gần 10 năm khởi công. Trong khi đó, tổng mức đầu tư của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khoảng 8.770 tỷ đồng. Vốn vay ưu đãi mua là 250 triệu USD và vốn đối ứng của chính phủ là 2.100 tỷ. Tuyến số 2A điều chỉnh tiến độ dự án, chính thức đi vào khai thác vào ngày 6/11/2011.

>>Xem thêm: Thông tin mới nhất về quy hoạch sông Hồng năm 2021

3.3. Tuyến đường sắt đô thị số 3: Nhổn đến ga Hà Nội

Tuyến đường Nhổn chạy đến ga Hà Nội có chiều dài khoảng 26km. Sau năm 2020 sẽ phát triển 3 tuyến số Sơn Tây với tổng chiều dài dự kiến 48km. Tuyến đường sắt số 3 vừa chạy thử 5km đoạn Nhổn – ga Hà Nội, riêng 4km từ Cầu Giấy đến ga Hà Nội đang được gấp rút thi công. 

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

Đến ngày 30/6 thì ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đã nhận được khoảng 6/10 đoàn tàu. Từ ngày 1/7, các đoàn tàu sẽ được đưa vào dự án bắt đầu vận hành chạy thử toàn tuyến trên cao 8.5km, từ Nhổn đến Cầu Giấy và ngược lại.

3.4. Tuyến đường sắt đô thị số 4: Mê Linh – Đông Anh

Tuyến đường sắt trên cao số 4 Hà Nội có lộ trình đi qua Đông Anh – Sài Đồng – Thanh Xuân – Bắc Từ Liêm – Thượng Cát – Vĩnh Tuy –Mê Linh có chiều dài khoảng 54km. Tuyến đường này được thiết kế theo dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1,2,3 và số 5.

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

3.5. Tuyến đường sắt đô thị số 5: Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng Hòa Lạc

 Tại tuyến đường sắt đô thị số 5 Hà Nội, dự án Metro số 5, tuyến đường sắt đô thị Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng Hòa Lạc với chiều dài 39km, 21 nhà ga. Tổng mức phí đầu tư lên đến 65.400 tỷ đồng. Tuyến khởi đầu từ khu vực đường Văn Cao với Hoàng Hoa Thám, dự án sẽ đi qua Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy hưng và vành đai 3 nối từ Đại Lộ Thăng Long.

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

Từ nút giao với Láng Hòa Lạc đến tuyến đường thuộc thôn Thạch Bình Metro số 5 đi trên mặt đất vào dải phân cách giữa cao tốc quy hoạch Hòa Lạc đến Hòa Bình. Vào đầu tháng 6, Thủ tướng đã đồng ý phê duyệt dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 5 có Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng Hòa Lạc.

>> Tìm hiểu thêm: Bản đồ quy hoạch Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa mới nhất 2022

3.6. Tuyến đường sắt đô thị số 6: Nội bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi

Tuyến đường sắt đô thị số 6 nằm trong bản quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội đến 2030. Lộ trình này kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế, tuyến số 7 tại Dương Nội. Sở hữu chiều dài toàn tuyến lên đến 43km.

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

3.7. Tuyến đường sắt đô thị số 7: Mê Linh – Nhổn – Vân Canh – Dương Nội

Tuyến đường sắt đô thị số 7 có lộ trình đi qua Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội có chiều dài khoảng 28km. Tuyến đường này kết nối với tuyến số 4 tại Đại Mạch và Tây Ninh. Đồng thời, giao với tuyến số 6 tại đoạn đường Dương Nội. Có tổng chiều dài toàn tuyến số 7 khoảng 35km.

quy-hoach-duong-san-do-thi-ha-noi

3.8. Tuyến đường sắt đô thị số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch 

Trong khi đó, tuyến đường sắt đô thị số 8 tuyến đường này sẽ có lộ trình từ Sơn Đồng – Mai Dịch – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá có tổng chiều dài 37km. Đoạn đường từ Sơn Đồng – Mai Dịch quy hoạch đi cao, tuyến theo vành đai 3 Lĩnh Nam đi ngầm đoạn tuyến từ Lĩnh Nam – qua sông Hồng – Dương Xá đi trên cao.

Toàn bộ các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội dự kiến khởi công trong giai đoạn từ 2001 đến 2005, hoàn thành trong giai đoạn 2025 – 2030. TP. Hà Nội cho biết, các dự án đường sắt đô thị triển khai sau khi được rút kinh nghiệm từ các tuyến như Cát Linh – Hà Đông – Ga Nhổn tiến độ sẽ được đẩy nhanh nhất.

Trên đây là thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội 2022 mà chúng tôi giới thiệu. Hy vọng với sự xuất hiện của các tuyến đường sắt đô thị sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc, hướng đến một đô thị phát triển hiện đại – văn minh trong tương lai nhé!