Bản đồ hành chính Việt Nam với 63 tỉnh thành, có 3 miền và 7 vùng kinh tế với những đặc điểm khác nhau như về địa hình, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. Nếu như các bạn đang muốn tìm hiểu bản đồ Việt Nam, thì dưới đây chúng tôi sẽ cập nhập chi tiết nhất cho các bạn.

Đơn vị hành chính của Việt Nam

Về mặt hành chính, Việt Nam có 3 cấp chính quyền - cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Địa giới cấp tỉnh tương đương với địa giới huyện đồng nghĩa với địa giới xã. Cả nước được chia thành 58 tỉnh, 5 thành phố trực thuộc trung ương với Hà Nội là thủ đô và 63 đơn vị hành chính cấp thành phố hoặc cấp quốc gia.

Bản đồ hành chính Việt Nam trên Wikipedia hay gọi tắt là bản đồ Việt Nam, đây là loại bản đồ thể hiện chi tiết các tỉnh, thành phố về địa lý, giao thông. Dưới đây là những hình ảnh bản đồ các tỉnh Việt Nam mới nhất . Hi vọng các bạn có thể nhìn bản đồ hành chính Việt Nam một cách tổng quan nhất.

Việt Nam có dân số hơn 93 triệu người và mật độ dân số cao thứ 15 trên thế giới. Địa hình chủ yếu là đồi núi chiếm diện tích cả nước, đồng bằng và trung du chiếm diện tích cả nước.

Về địa lý Việt Nam có vị trí tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Tây giáp Lào và Campuchia; phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan; phía Đông và Nam giáp biển Đông. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 188 quốc gia và là thành viên của Liên hợp quốc (1977), ASEAN (1995), Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (2007).

Về mặt địa hình, địa hình đồi núi chiếm đến ¾ và tập trung ở miền Trung và hướng Tây, còn lại là địa hình đồng bằng và phù sa châu thổ được bồi đắp bởi hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long. Địa hình Việt Nam ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến điều kiện dân cư và cuối cùng là quyết định điều kiện kinh tế.

Theo bản đồ địa lý hành chính Việt Nam, nước ta được chia thành ba miền: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra còn có bảy vùng kinh tế khác nhau. Đặc điểm chung của các vùng kinh tế

ban-do-hanh-chinh-viet-nam

Bản đồ Việt Nam khổ lớn

Bản đồ miền Bắc Việt Nam

Miền Bắc Việt Nam được coi là “trái tim của cả nước” với trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa là thủ đô Hà Nội. Căn cứ vào đặc điểm địa hình tự nhiên và phát triển kinh tế của các tỉnh, Bắc Bộ được chia tiếp thành 3 vùng kinh tế trọng điểm gồm các tỉnh cụ thể sau:

Miền Bắc có thủ đô Hà Nội, được coi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Miền Bắc được chia thành 3 vùng kinh tế như sau:

Vùng Tây Bắc Bộ gồm các tỉnh thành Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai và Điện Biên.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh còn lại bao gồm Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Ninh và tỉnh Thái Bình.

Vùng Đông Bắc Bộ gồm Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang.

Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung đông dân cư nhất, là vùng kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, thương mại và công nghiệp. Vùng Tây Bắc và Đông Bắc không vượt trội về kinh tế nhưng có nhiều tài nguyên khoáng sản để khai thác, nhất là vùng Đông Bắc có Vịnh Hạ Long là khu du lịch nổi tiếng. Mời các bạn xem bản đồ hành chính miền Bắc dưới đây để biết thêm thông tin:

ban-do-mien-bac-viet-nam

ban-do-mien-bac-viet-nam

ban-do-mien-bac-viet-nam

Bản đồ miền Trung Việt Nam

Miền Trung Việt Nam có diện tích 151.234 km² (chiếm 45,5% so với tổng diện tích cả nước) với số dân 26.460.660 người (chiếm 27,4% so với tổng dân số cả nước), nằm ở phần giữa Bản đồ Việt Nam là một trong ba vùng chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam, có phía Bắc giáp khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.

Miền Trung bao gồm 19 tỉnh được chia làm 3 tiểu vùng:

+ Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế

+ Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 8 tỉnh và thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên

+ Tây Nguyên là khu vực cao nguyên lớn nhất nước ta với 5 tỉnh từ Bắc xuống Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

ban-do-mien-bac-viet-nam

Bản đồ miền Nam Việt Nam

Miền Nam Việt Nam (hay còn gọi là Nam Bộ) là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía nam nước Việt Nam, bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ

+ Vùng Đông Nam Bộ (hay gọi là Miền Đông: có 5 tỉnh và 1 thành phố: 5 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh

+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố; 12 tỉnh đó là Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ

ban-do-mien-bac-viet-nam

ban-do-mien-nam-viet-nam-1

Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính tương đương tỉnh ở Việt Nam. Đây là thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, bao gồm:

  • Thành Phố Hà Nội
  • Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Thành Phố Hải Phòng
  • Thành Phố Cần Thơ
  • Thành Phố Đà Nẵng

ban-do-ha-noi-viet-nam

ban-do-tp-hcm

ban-do-tp-hai-phong-viet-nam

ban-do-tp-can-tho-viet-nam

ban-do-thanh-pho-da-nang

Các tỉnh trung du miền núi phía bắc

Trung du và miền núi phía bắc bao gồm các tỉnh : 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình , Quảng Ninh.

ban-do-mien-bac-viet-nam-2

Các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh : Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình

ban-do-ha-noi

Các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ

Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

ban-do-bac-trung-bo

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh : Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

ban-do-nam-trung-bo

Các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh : TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

ban-do-dong-nam-bo

Các tỉnh phía Tây Nam Bộ

Phía Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh : Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang.

ban-do-viet-nam-tay-nam-bo

Bản đồ Tây Nguyên

ban-do-tay-nguyen

Bản đồ Việt Nam khu kinh tế & công nghiệp 

Khu công nghiệp ở Việt Nam là địa bàn phát triển công nghiệp theo quy hoạch có mục tiêu kinh tế - xã hội, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng, khu công nghiệp có quy mô lớn. Những khu nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

ban-do-viet-nam-khu-cong-nghiep

Bản đồ du lịch Việt Nam

ban-do-du-lich-viet-nam-scaled

Bản đồ sông ngòi ở Việt Nam

Hiện Việt Nam có 2360 con sông dài trên 10 km (93% là sông ngắn, sông nhỏ) và 23 sông xuyên biên giới (sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Đà) chảy liên tỉnh. Các sông này được đưa vào danh mục quản lý của Tổng cục Đường sông Việt Nam theo Quyết định số 1989 ngày 1/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6 km được xem là tuyến đường sông quốc gia.

+ 112 cửa sông lạch đổ ra biển. Các cửa sông lớn nhất của Việt Nam thường bắt nguồn từ nước ngoài, còn phần trung lưu và hạ lưu chảy trên đất Việt Nam.

+ 03 Dòng sông rộng nhất: sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu với chiều rộng trung bình khoảng 1 km.

+ Các dòng sông có chiều dài chảy trong nước lớn nhất là: Sông Hồng dài 551 km (kể cả đoạn từ thượng nguồn về đến Việt Trì với tên gọi sông Thao); sông Đà dài 543 km; sông Thái Bình dài 411 km (kể cả dòng chính từ thượng nguồn đến Phả Lại – Chí Linh, Hải Dương với tên gọi sông Cầu)

+ 03 dòng sông được xếp vào diện hung dữ nhất (tốc độ dòng chảy lớn nhất) là sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Trong đó, lưu lượng của sông Hồng cao nhất vào tháng 8 là hơn 9.200m3/s.

ban-do-song-ngoi-tai-viet-nam

Ở trên là tổng hợp lại bản đồ Việt Nam mới nhất của nhaongay.vn. Dựa vào những bản đồ này các bạn có thể theo dõi được những vùng đất quy hoạch mới nhất. Và để biết nhiều thông tin về quy hoạch hơn các bạn hãy vào mục tin tức phần quy hoạch hoạch của chúng tôi để theo dõi nhé.