Mới đây, Quốc hội khóa 15 chính thức thông qua Luật Nhà ở sửa đổi vào ngày 27/11. Trong đó, nhiều điều luật được thay đổi và chỉnh sửa liên quan đến chính sách Nhà ở xã hội. Những đổi mới này được mọi người kỳ vọng có thể tháo gỡ những khúc mắc giữa đối tượng được hưởng chính sách này.

Sáng 27/11, tại Kỳ họp lần thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) 2023 với số phiếu tán thành 423/486 (chiếm 85.63%). Cụ thể, Luật Nhà ở sửa đổi được công bố thông qua bao gồm 13 Chương và 198 Điều đảm bảo tính thống nhất của các quy định pháp luật xã hội. Trong đó, những thay đổi trong chính sách liên quan đến Nhà ở xã hội được quan tâm rộng rãi. 

Mở rộng đối tượng được mua Nhà ở xã hội: bổ sung thêm hai nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ

Theo Luật Nhà ở năm 2014, những nhóm người được liệt kê trong những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ Nhà ở xã hội có thể kể đến như: Nhóm người có công với cách mạng; Nhóm hộ gia đình nghèo và cân nghèo; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật,...Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất, phải giải toả, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở...

Hai nhóm đối tượng tiếp theo được hưởng chính sách hỗ trợ lần lượt là Học sinh, sinh viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh dân tộc nội trú công lập và Nhóm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.  

>>>>XEM THÊM: Nhà ở xã hội là gì? Thông tin về nhà ở xã hội đầy đủ và chính xác nhất 2023

Luật sửa đổi bổ sung thêm nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ Nhà ở xã hội

Hoàn thiện và hỗ trợ nhiều ưu đãi cho đối tượng được hưởng chính sách

Qua khoản 5 Điều 77 chỉ ra rằng: cho phép Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cho vay ưu đãi, hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách Nhà ở xã hội có thể “mua, thuê nhà ở xã hội hoặc tự xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở”. Ngoài ra các đối tượng trên cũng tạo điều kiện để Nhà nước và các tổ chức có liên quan có thể “mua hoặc thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân”. Điều này đã khắc phục bất cập từ khoản 4 Điều 50 trong Luật Nhà ở 2014 trước đây không cho phép các tổ chức tín dụng cho vay để mua, thuê Nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, Luật sửa đổi cũng quyết định bãi bỏ điều kiện cư trú đối với đối tượng được mua, thuê Nhà ở xã hội. Điều này phù hợp với xã hội hiện nay với xu hướng dịch chuyển lao động lớn giữa các vùng miền, địa phương.

Trong khoản 2 Điều 85 cũng “mở cửa” hoạt động cho các chủ đầu tư dự án xây dựng Nhà ở xã hội khi đưa ra nhiều ưu đãi như: được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích dự án, được ưu đãi nhiều loại thuế quan như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật về thuế,...

Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê các dự án Nhà ở xã hội

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2013, bên thuê mua, bên mua Nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở.

Trong trường hợp đến thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở có nhu cầu bán nhà ở thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý Nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua Nhà ở xã hội.

Sang đến Luật Nhà ở sửa đổi 2023, trong thời hạn 5 năm, bên mua, thuê mua chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua Nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán Nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng Nhà ở xã hội.

>>>> XEM THÊMDự thảo Luật Đất Đai tháng 10/2023 - Cấp Sổ đỏ miễn phí cho đất sử dụng không giấy tờ?

Nguyên tắc bán, cho thuê mua cũng được thay đổi đáng kể trong Luật Nhà ở sửa đổi năm 2023

Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ chính thức thi hành bắt đầu vào ngày 01/01/2025. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của Nhà Ở Ngay để cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường bất động sản nhé!