Công chứng vi bằng là một trong những loại công chứng vô cùng cần thiết. Bởi trong hoạt động mua bán đất đai thì đây chính là một thể thức pháp lý quan trọng. Bậy bạn cần hiểu rõ công chứng vi bằng là gì? 

Công chứng vi bằng là một trong những loại công chứng vô cùng cần thiết. Bởi trong hoạt động mua bán đất đai thì đây chính là một thể thức pháp lý quan trọng. Bậy bạn cần hiểu rõ công chứng vi bằng là gì? 

Đừng lo lắng, ngay bài viết sau đây Nhà Ở Ngay sẽ cung cấp cho bạn kiến thức từ A đến  Z liên quan đến loại công chứng này.

Vi bằng là gì? Công chứng vi bằng là gì?

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác theo quy định.

Không ít người mua nhà hiện nay nhầm tưởng rằng: Vi bằng là do Thừa phát lại lập có thể thay việc công chứng, chứng thực và cho rằng có “vi bằng công chứng Thừa phát lại”. Tuy nhiên, cách hiểu này là hoàn toàn sai lầm: 

  • Bởi chỉ có vi bằng do Thừa phát lại lập, và văn bản công chứng do Công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản hoàn toàn khác nhau.
  • Pháp luật sẽ không bao giờ ghi nhận vi bằng công chứng Thừa phát lại.

cong-chung-vi-bang-la-gi

 

Công chứng vi bằng là gì?

Công chứng vi bằng chính là văn bản bằng thừa phát lại, là giấy tay, hay hợp đồng giao dịch, được chứng nhận bởi công chứng viên, làm chứng cứ, bởi vì nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận theo quy định luật pháp.

Theo điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, vi bằng bao gồm các giá trị pháp lý sau:

  • Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
  • Sẽ có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết khi có vụ án.

Vi bằng có những hạn chế gì?

Theo quy định của pháp luật, thì vi bằng cũng sẽ có một số hạn chế điển hình như:

  • Vi bằng không thể được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ mua bán, chuyển nhượng nhà đất như sổ đỏ, sổ hồng.
  • Có một số trường hợp không được sử dụng vi bằng. Dù bạn có dùng cũng sẽ không được công nhận về mặt pháp lý. Những trường hợp này bao gồm:
  • Mối quan hệ chị em ruột
  • Mối quan hệ đến những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì,..

Những vi bằng thừa phát thường chỉ hợp lệ khi bạn sử dụng tại nơi có văn phòng Thừa Phát lại lập, còn lại sẽ không có trường hợp nào được thực thi ngoại lệ.

>>Xem thêm: Thủ tục sáp nhập văn phòng công chứng theo quy định

Công chứng vi bằng gồm những thủ tục gì?

Vậy để đảm bảo, thì công chứng vi bằng sẽ bao gồm những thủ tục được đề cập đến dưới đây:

Hiện tại, vi bằng có 3 văn bản chính gồm:

  • Yêu cầu chuyển nhượng
  • Đăng ký và lưu trữ hồ sơ tại sở tư pháp tỉnh
  • Theo quy định về lưu trữ tài liệu của pháp luật, các tài liệu lưu trữ sẽ được đặt tại văn phòng của người Thừa Phát lại.

Vi bằng này chỉ có giá trị làm bằng chứng trước tòa và các mối quan hệ pháp lý khác được sử dụng để chứng minh rằng các bên đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nhận giấy tờ… hay nói cách khác, vi bằng đóng vai trò như cơ sở để các bên có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết.

Vi bằng được lập theo thủ tục như sau:

  • Tiếp nhận đơn yêu cầu lập vi bằng
  • Thỏa thuận lập vi bằng
  • Tiến hành lập vi bằng
  • Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng
  • Cung cấp bản sao vi bằng

vi-bang-la-gi

Công chứng vi bằng liệu có giá trị pháp lý hay không.

Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng. Cụ thể, 

  • Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án
  • Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, việc bạn mua bán nhà đất thông qua vi bằng sẽ chỉ  có giá trị của một bằng chứng nhưng không đủ điều kiện để giúp bạn sang tên cho tài sản bên mua nhà

Văn phòng Thừa Phát lại sẽ chỉ ghi lại những giao dịch tài chính, hành vi trao đổi, tài liệu, và không giúp bạn chứng thực giao dịch trong mua bán.

Trong luật về đất đai đã có quy định rất rõ chi chuyển nhượng, mua bán đất đai , bạn cần phải ghi tất cả lại vào văn bản đã được công chứng, hoặc được xác thực từ các cơ quan có thẩm quyền.

Sau đó, các thủ tục đăng ký này phải được thực hiện thay mặt cho người mua tại văn phòng có đăng ký đất đai ở huyện.

Vậy nói tóm lại, vi bằng chỉ có bằng chứng về giá trị mới có thể nhận việc giao nhận tiền, và không có đủ điều kiện để chứng nhận người mua là chủ sở hữu ngôi nhà. 

Bán nhà qua công chứng vi bằng có được chấp nhận không?

Đây có lẽ là thắc mắc của khá nhiều người, vậy ngay sau đây Nhà Ở Ngay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc:

Nhà nước chỉ trao quyền cho Thừa Phát lại làm những công việc như:

  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức
  • Xác minh các điều kiện thi hành bản án theo yêu cầu của đương sự
  • Tống đạt theo như yêu cầu được đưa ra của tòa án, cũng như cơ quan thi hành án.

Không thi hành án, và quyết định của các quan chức của các cơ quan thi hành án nhân sự đang tích cực đưa ra quyết định trong thi hành án. Chỉ được trực tiếp thi hành bản án, và quyết định của tòa án thông qua yêu cầu của các bên.

co-nen-mua-nha-bang-cong-chung-vi-bang

Có nên mua nhà qua công chứng vi bằng

Đây cũng là câu hỏi bạn nên quan tâm, vậy với vấn đề này bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản, với 2 trường hợp xảy ra:

  • Không nên mua nhà công chứng vi bằng mà nên làm hợp đồng chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực để có trong tay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Trong trường hợp phải mua nhà theo hình thức công chứng vi bằng thì để tránh trường hợp mất trắng nhà ở, quý bạn đọc có nhu cầu giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính về nhà ở nói riêng (bất động sản nói chung) cần liên hệ UBND cấp xã nơi có bất động sản cần giao dịch hoặc UBND cấp huyện để tìm hiểu kỹ thông tin và thực hiện đúng quy định của Luật Nhà ở, Luật Đất đai, tránh tình trạng bị lừa gạt, phát sinh tranh chấp sau này.

Một số trường hợp mua nhà bằng vi bằng sẽ bị mất trắng

Tài sản là là tài sản thế chấp tại ngân hàng

Trường hợp này, nhà ở thuộc diện “ba chung” (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà; sau đây gọi gọn là "sổ hồng chung") nên sau khi bán nhà cho nhiều người mua thì người đứng tên trên "sổ hồng chung" mang đi thế chấp tại Ngân hàng.

Trong trường hợp không có khả năng thanh toán, thì Ngân hàng sẽ siết nợ các căn nhà trên. 

Như vậy, những người mua nhà bị mất trắng tài sản của mình vào tay Ngân hàng.

Người thuê nhà tự ý đem nhà đi bán

Nhiều người vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua thiệt hại trong tương lai, nên mua nhà giấy tờ tay với giá thấp nhưng cho thuê cũng bằng giá với nhà có sổ hồng (lợi nhuận lớn). 

Đó cũng chính là mảnh đất màu mỡ để kẻ gian kiếm tiền, kẻ gian sẽ thuê nhà đó và tranh thủ trường hợp chủ nhà không cảnh giác (chủ nhà ở xa, chủ nhà lâu lâu mới đến…) và rao bán căn nhà mình đang thuê với giá rẻ bằng bản photo giấy tờ nhà (có thể tạo giả, hoặc xin chủ nhà một bản với lý do để làm thủ tục tạm trú...). 

Nhiều người ham của rẻ mà không biết “của rẻ là của ôi”, kẻ gian lấy tiền xong thì cao chạy xa bay, khi đấy chủ nhà và người mua nhà từ kẻ gian lại lao vào vụ tranh chấp mà không biết bao giờ sẽ xong.

Một nhà có thể bị bán cho nhiều người

Hiện tại, các Thừa phát lại rất “dễ tính”, chỉ cần bản photo giấy tờ nhà thì họ sẵn sàng lập vi bằng để thu phí. 

Bởi vậy, người ta photo giấy tờ nhà ra thành nhiều bản rồi bán cho nhiều người khác nhau và ôm tiền cao chạy xa bay. 

Cuối cùng nhiều người mua lại đi tranh chấp 01 căn nhà.

Lời kết

Bài viết, là tất tần tật thông tin có liên quan, cũng như những điều bạn cần lưu ý về công chứng vi bằng. Vì vậy, Nhà Ở Ngay hy vọng rằng bạn sẽ trở nên thấu đáo, cũng như cẩn thận hơn khi làm việc với giấy tờ liên quan đến tài sản, đất đai.