Chắc hẳn, ai cũng đã nghe qua cụm từ “ công chứng giấy tờ” nhưng để hiểu rõ về công chứng giấy tờ là gì? Tại sao cần phải công chứng giấy tờ? Thủ tục công giấy tờ gồm những gì? thì không phải ai cũng biết. Cùng với “ Nhà ở ngay” đi tìm hiểu công chứng giấy tờ - Thủ tục pháp lý quan trọng trong cuộc sống hiện nay nhé!

 

Chắc hẳn, ai cũng đã nghe qua cụm từ “ công chứng giấy tờ” nhưng để hiểu rõ về công chứng giấy tờ là gì? Tại sao cần phải công chứng giấy tờ? Công chứng giấy tờ ở đâu? Thủ tục công giấy tờ gồm những gì? thì không phải ai cũng biết. Cùng với “ Nhà ở ngay” đi tìm hiểu công chứng giấy tờ - Thủ tục pháp lý quan trọng trong cuộc sống hiện nay nhé!

Công chứng giấy tờ là gì? Tại sao nên công chứng giấy tờ?

Công chứng giấy tờ là gì?

Công chứng giấy tờ là gì? Công chứng giấy tờ là một thủ tục hành chính, do công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng. Xác nhận yếu tố pháp lý, tính hợp pháp của giấy tờ, văn bản của công dân không trái với đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ. Đồng thời, công chứng giấy tờ xác thực hợp đồng giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và các quan hệ xã hội khác.

cong-chung-giay-to

Tại sao phải nên công chứng giấy tờ?

Theo quy định của pháp luật, một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng. Nếu các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng coi là vô hiệu hóa và không có giá trị pháp lý. Các loại giao dịch liên quan đến mua bán, tặng nhà, thế chấp, góp vốn…….Nếu các văn bản không được công chứng, hợp đồng sẽ không có bất kỳ giá trị nào.

Bên cạnh đó, để hạn chế những rủi ro từ các hợp đồng, giao dịch và mua bán không được công chứng. Vì thế, việc tiến hành thủ tục công chứng giúp đảm bảo quyền lợi cho công dân về pháp lý trên phương diện về kinh tế. Tránh các trường hợp vi phạm đến pháp luật.

>>Xem thêm: Công chứng vi bằng là gì?

Nên công chứng giấy tờ ở đâu?

Bản sao công chứng là loại giấy tờ bắt buộc trong nhiểu thủ tục hành chính. Đây là yêu cầu của nhiều cá nhân, tổ chức trong hồ sơ tuyển dụng hay năng lực của đối tác. Tuy nhiên, công chứng giấy tờ ở đâu uy tín vẫn đang là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Theo quy định của Luật công chứng mới nhất, bạn có thể thực hiện thủ tục công chứng ở các địa điểm sau:

Phòng tư pháp

Đây là cơ quan công chứng của nhà nước, phòng tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố có thẩm quyền công chứng hồ sơ và tài liệu của công dân. Tùy vào từng loại hồ sơ sẽ có yêu cầu, mức phí riêng khi công chứng. Đảm bảo hoàn toàn về yếu tố pháp lý cho mọi công dân.

cong-chung-giay-to-o-dau

Văn phòng công chứng

Cùng với phòng tư pháp thì văn phòng công chứng là đơn vị được cấp phép để hoạt động trong lĩnh vực công chứng. Vận hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong Luật công chứng cùng những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hình thức Công ty hợp pháp. Với sự xuất hiện của văn phòng công chứng tư, giảm tải khối lượng công việc đối với phòng công chứng của nhà nước.

>>Xem thêm: TOP 7 văn phòng công chứng uy tín nhất tại Hà Nội

Tham khảo một số văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội

Hà Nội vừa là thủ đô vừa là trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất hiện nay. Kéo theo người lao động từ nhiều tỉnh thành sinh sống và học tập, nhu cầu công chứng giấy tờ tại các địa điểm này ngày một lớn. Việc tìm địa chỉ công chứng giấy tờ ở đâu Hà Nội nhanh và chuyên nghiệp, đang là điều khiến không ít người băn khoăn. Dưới đây là một số văn phòng công chứng uy tín tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo:

  • Văn phòng công chứng Hà Nội
  • Văn phòng công chứng Phan Xuân
  • Văn phòng công chứng Đông Đô
  • Văn phòng công chứng Đại Việt
  • Văn phòng công chứng Thanh Xuân
  • Văn phòng công chứng Thái Hà
  • Văn phòng công chứng Lê Dung
  • Văn phòng công chứng Nguyễn Dũng
  • Văn phòng công chứng An Nhất Nam

=> Các đơn vị trên đều là những văn phòng công chứng uy tín nhất tại Hà Nội. Mỗi văn phòng công chứng đều có ưu điểm riêng, tùy vào nhu cầu và mục đích của bạn để chọn địa điểm gần nhất. Đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Giá công chứng giấy tờ bao nhiêu? Đắt không?

Vậy công chứng giấy tờ bao nhiêu tiền? Đắt hay không? Câu hỏi đang khiến nhiều người quan tâm khi tiến hành thủ hành chính này. Trên thực tế, giá công chứng giấy tờ bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào từng loại giấy tờ của người công chứng. Theo quy định của pháp luật, các loại giấy tờ dưới đây sẽ mất phí công chứng:

+ Phí công chứng hợp đồng thuê thuê nhà ở, thuê tài sản. Mức phí công chứng dao động từ 80.000đ - 5.000.000đ. Tùy vào giá trị của từng loại giấy tờ và số lượng giấy tờ.

+ Phí công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, dao động từ 90.000 – 450.000đ tùy vào giá trị và số lượng giấy tờ.

+ Phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị, dao động từ 20.000 – 100.000đ tùy vào giá trị và số lượng giấy tờ.

+ Phí cấp bản sao công chứng, dao động từ 3000 – 5000 đồng/trang. Từ trang thứ 3 trở lên mức phí 3000 đồng.

+ Phí công chứng bản dịch, 10.000 đồng/trang với bản dịch thứ nhất. Trường hợp dịch với số lượng lớn thì từ trang thứ 2 là 5000 đồng/trang.

cong-chung-giay-to-bao-nhieu-tien

=> Tùy vào từng loại giấy tờ sẽ có mức phí công chứng riêng, từ đó bạn sẽ biết được loại giấy tờ nào có giá công chứng đắt và loại nào có giá rẻ. Để có sự điều chỉnh hợp lý khi công chứng các loại giấy tờ quan trọng của mình.

>>Xem thêm: Văn phòng công chứng ở Hà Đông

Các trường hợp bắt buộc thực hiện công chứng

Công chứng là một trong những thủ tục hữu ích, giúp phòng tránh các rủi ro khi tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Khi các thủ tục, giấy tờ bắt buộc không được thực hiện công chứng thì giá trị hợp đồng sẽ bị vô hiệu hóa. Dưới đây là các trường hợp bắt buộc thực hiện công chứng:

Hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất

+ Hợp đồng tặng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

+ Hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

+ Hợp đồng thế chấp sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

+ Hợp đồng góp vốn sử dụng đất, tài sản gắn liền đất

cong-chung-giay-to-la-gi

 

Hợp đồng liên quan đến nhà ở

+ Hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

+ Hợp đồng tặng nhà ở thương mại

+ Hợp đồng đổi, góp vốn nhà thương mại

+ Hợp đồng thế chấp nhà ở thương mại

+ Văn bản nhượng hợp đồng mua bán

  • Một số loại giấy tờ khác 

+ Giấy tặng, bán xe cá nhân cho người khác

+ Di chúc của người không biết chữ, hạn chế về thể chất

+ Bản dịch tiếng Việt di chúc của người nước ngoài

+ Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền đất

+ Công chứng giấy tờ mua bán xe

+ Công chứng chứng minh thư nhân dân

+ Sơ yếu lý lịch xin việc làm…….

Thủ tục và các bước tiến hành công chứng giấy tờ

Để thực hiện công chứng giấy tờ, việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và các giấy tờ liên quan cực kỳ quan trọng. Theo Điều 40 của Luật công chức, để thực hiện thành công việc công chứng giấy tờ thì bạn cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ và thực hiện theo các bước sau:

Thủ tục công chứng giấy tờ

+ Phiếu yêu cầu công chứng, có đầy đủ các thông tin về họ tên, địa chỉ, nội dung công chứng, danh sách mục kèm theo.

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người công chứng

+ Bản sao giấy tờ trong bộ hồ sơ công chứng

+ Bản chính kèm theo các giấy tờ 

>>Xem thêm: Văn phòng công chứng cầu giấy

Các bước làm thủ tục công chứng giấy tờ

Cách công chứng giấy tờ thế nào? Phức tạp không? Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ thì thủ tục công chứng khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ còn thiếu sẽ yêu cầu bổ sung thêm.

Bước 2: Sau khi đã nhận đủ hồ sơ của công dân, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng sau khi đã soạn thảo sẽ được chuyển sang bên bộ phận thẩm định, kiểm tra và rà soát các thông tin chuẩn chưa.

Bước 3: Tiếp đến, bạn sẽ tiến hành ký vào từng loại giấy tờ công chứng. Công chứng viên sau đó sẽ chuyển sang bộ phận đóng dấu.

Bước 4: Tiến hành lưu trữ các loại hồ sơ, đơn vị công chứng giữ mỗi loại giấy tờ một bản và sau đó trả hồ sơ cho người công chứng.

Bước 5: Cuối cùng, nhân viên sẽ gọi tên người công chứng đến nộp lệ phí công chứng và nhận hồ sơ, hợp đồng giao dịch sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng.

cong-chung-giay-to-mat-bao-lau

Thời gian công chứng mất bao lâu?

Công chứng giấy tờ mất bao lâu mới lấy được? Câu hỏi nhiều người gặp khi tiến hành làm thủ tục công chứng. So với trước đây, hiện thủ tục công chứng đơn giản hơn nhiều, công dân có thể chứng thực ở nhiều các địa chỉ khác nhau thay vì phải chỉ đến phòng công chứng nhà nước.

Theo Điều Nghị định 79/2007/NĐ-CP Chính phủ quy định về thời gian thực hiện công chứng như sau: Đơn vị tiếp nhận yêu cầu công chứng từ bản chính trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải thực hiện chứng thực trong buổi làm việc. Trường hợp yêu cầu chứng thực, số lượng lớn thì việc chứng thực có thể hẹn để chứng thực không quá 2 ngày làm việc.

Hiện nay, nếu chứng thực giấy tờ UBND huyện thì nộp thủ tục ở bộ phận cửa. Nếu buổi sáng nộp thì hẹn buổi chiều lấy còn nộp chiều thì sẽ trả kết quả vào ngày hôm sau. Đối với phòng công chứng tư nhân, việc công chứng giấy tờ thực hiện nhanh chóng bạn có thể chờ lấy kết quả luôn. Tuy nhiên, phí công chứng ở các phòng công chứng tư nhân sẽ cao hơn so với các cơ quan nhà nước. Thêm một điều nữa, giá trị của việc chứng thực ở UBND quận, huyện, xã phường với chứng thực ở phòng công chứng là như nhau.

Hy vọng, qua những thông tin mà “ Nhà ở ngay” chia sẻ trên bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về công chứng giấy tờ. Hiểu thế nào về công chứng giấy tờ, chuẩn bị thủ tục công chứng và chọn đơn vị công chứng giấy tờ uy tín. Đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn trong việc giao dịch và ký kết hợp đồng nhé!