Bạn là dân đầu tư bất động sản. Thì trường hợp công chứng treo này là điều thường gặp.Nhưng kể cả bạn không phải dân đầu tư, bạn mua nhà hoặc đất lần đầu, thì xác suất gặp trường hợp này cũng có thể xảy ra.

Bạn là dân đầu tư bất động sản. Thì trường hợp công chứng treo này là điều thường gặp.Nhưng kể cả bạn không phải dân đầu tư, bạn mua nhà hoặc đất lần đầu, thì xác suất gặp trường hợp này cũng có thể xảy ra.

Vậy công chứng treo là gì? Và có rủi ro không khi công chứng treo? Hãy cùng với Nhà Ở Ngay tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé!

cong-chung-giay-to

Công chứng treo là gì?

Đó là hình thức mà bên văn phòng công chứng, sẽ làm hợp đồng mua bán bình thường

Sau đó bên bán đất/bán nhà (chủ bất động sản) sẽ đến, ký tên, đánh dấu vân tay đầy đủ. Chỉ có phần của bạn thì chưa ký (để trống). Sau khi chủ đất ký xong, Bạn chuyển tiền cho họ đầy đủ. Coi như họ (Chủ bất động sản) hết nghĩa vụ. 

Hợp đồng văn phòng công chứng sẽ giữ lại.

Khi nào bạn sắp xếp được. Bạn sẽ về để ký nốt phần trống đó. Sau đó công chứng viên sẽ đi đóng dấu công chứng. Như vậy là xong quy trình.

>>Xem thêm: Công chứng vi bằng là gì?

Những rủi ro thường gặp khi công chứng treo mua bán nhà đất

Hình thức này nghe qua có vẻ là rất hợp lý, Nhưng nó chứa đựng rủi ro.

Một số rủi ro thường gặp phải khi ký công chứng treo:

  • Rủi ro thứ nhất: bản chất hành vi này không được pháp luật công nhận. Tức có nghĩa là hành vi sai với pháp luật. Vì vậy nếu bạn làm theo cách này đó chỉ là làm chui. Và bạn phải có quan hệ tốt với bên công chứng thì mới làm được điều này.
  • Trong thời gian đợi bạn về ký công chứng (từ ngày chủ bất động sản ký, cho đến ngày bạn về ký). Chẳng may chủ bất động sản gặp rủi ro về hành vi dân sự. Bị xác nhận của cơ quan y tế là không đủ khả năng điều khiển hành vi (bị thần kinh chẳng hạn) thì thật sự có vẻ như không còn cách để giải quyết. Vì lúc đó cho dù bạn có về ký thì công chứng viên cũng sẽ không xin được dấu công chứng cho hợp đồng.
  • Tương tự như thế, Nếu trường hợp rủi ro cao hơn nữa của người bán bất động sản. Đó là họ bị vấn đề về tính mạng.

cong-chung

Phương pháp giải quyết rủi ro

Vậy trong trường hợp này, chúng ta còn cách xử lý nào khác mà vừa phù hợp với pháp luật, vừa hợp lý không. Nhà Ở Ngay sẽ chia sẻ cho bạn một cách mà bạn có thể áp dụng nhé.

Cách thức an toàn và hợp pháp luật mà Nhà Ở Ngay muốn đề cập đến đó là ủy quyền bán.

Ưu điểm của phương pháp

  • Bạn sẽ chắc chắn không lằng nhằng với chủ đất cũ
  • Hợp pháp luật. Hoàn toàn tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam
  • Có thể xử lý vấn đề thời gian của bạn

Nhược điểm của phương pháp

  • Bạn sẽ phải chịu hai lần đóng phí thuế cho nhà nước. (Thật ra chi phí này xứng đáng với việc xử lý vấn đề cấp bách của bạn)
  • Người bạn ủy quyền phải thật sự là người tin tưởng như: Bố mẹ, anh chị em trong nhà. (Và bạn cần phải tự đưa ra phán đoán về vấn đề này, tránh sau này dẫn đến việc tranh chấp trong gia đình)

Lời kết

Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn những kiến thức liên quan đến công chứng treo, cũng như những rủi ro bạn có thể gặp phải khi thực hiện kiểu công chứng này trong bất động sản.

Hy vọng rằng, qua bài viết bạn có thể hiểu rõ hơn, cũng như có thể tránh những rủi ro một cách chủ động, và hiệu quả nhất.

>>Xem thêm: Công chứng ở đâu? Thời gian công chứng có hiệu lực bao lâu