Sửa chữa nhà có cần xin giấy phép, và hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ gì, thủ tục xin cấp giấy phép như thế nào, thời gian thực hiện thủ tục là bao nhiêu lâu và cơ quan nào có thẩm quyền cấp loại giấy phép này. 

Sửa chữa nhà có cần xin giấy phép, và hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ gì, thủ tục xin cấp giấy phép như thế nào, thời gian thực hiện thủ tục là bao nhiêu lâu và cơ quan nào có thẩm quyền cấp loại giấy phép này. 

Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc này của các bạn ngay bài chia sẻ dưới đây.

sua-chua-nha-co-can-xin-giay-phep

Sửa chữa nhà có cần xin giấy phép không?

Bạn cần phải xin phép khi sửa chữa nhà trong trường hợp sau:

  • Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng. Hơn nữa, diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa.
  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa nhà, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.

Lưu ý đối với vấn đề giấy phép xây dựng nhà cấp 4: Nhà cấp 4, là từ ngữ quen thuộc của người dân. Nhà cấp 4 là nhà chỉ có tầng trệt mái lợp ngói, hoặc lợp tôn chúng ta khi nói về ngôi nhà không có lầu, lợp mái tôn, mái ngói. Vậy khi sửa nhà cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 đều phải xin phép xây dựng. 

sua-nha-co-can-xin-giay-phep-khong

Hồ sơ để xin cấp phép sửa chữa nhà

Căn cứ Điều 46, 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01.
  • Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật (ví dụ như Sổ đỏ, Sổ hồng)
  •  Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo nhà ở riêng lẻ

Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:

  • Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình
  • Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề

Đối với những công trình là công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa

sua-chua-nha

Thủ tục để xin cấp phép sửa chữa nhà

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Nơi nộp: UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) nơi có nhà ở riêng lẻ dự kiến được sửa nhà, cải tạo.
  • Cách thức nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND cấp huyện; địa phương tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ
  • Trường hợp hồ sơ chưa đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

  • Kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
  • Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
  • Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
  • Trường hợp hồ sơ đáp ứng được yêu cầu thì ra quyết định cấp giấy phép cho chủ đầu tư.

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian giải quyết thủ tục xin giấy phép sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là 20 ngày làm việc kể từ khi bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Sau khi có giấy phép: Bạn nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách về xây dựng phường/xã địa phương căn nhà bạn muốn sửa chữa.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề sửa chữa nhà có cần xin giấy phép xây dựng hay không. Cũng như những vấn đề liên quan đến pháp lý như hồ sơ chuẩn bị, thủ tục thực hiện.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ của chúng tôi, bạn có thể chủ động hơn trong việc xin cấp giấy phép khi thực hiện sửa chữa nhà ở.