Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm cao nguyên Nam Trung Bộ, là “ thủ phủ” của café, cao su và những lễ hội. Đến với Đắk Lắk là đến với rừng núi, sông hồ và những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên “ Kiệt tác văn hóa phi vật thể” của nhân loại – Tiềm năng đưa tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh trong tương lai. Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” chia sẻ thông tin mới nhất về quy hoạch Đắk Lắk đến năm 2030
1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, độ cao 536m, cách Hà Nội khoảng 1300km, cách TP.Hồ Chí Minh 350km, cách Nha Trang khoảng 185km. Vị trí nằm ở hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Tỉnh có địa giới hành chính như sau:
- Phía Đông: Giáp với các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa
- Phía Tây: Giáp tỉnh Mondulkiri (Campuchia)
- Phía Nam: Giáp với các tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông
- Phía bắc giáp với tỉnh Gia Lai
Tổng diện tích đất của tỉnh Đắk Lắk là 13.030,5 km², tỉnh có diện tích lớn thứ 4 ở trung tâm vùng Tây Nguyên thuộc miền Trung Việt Nam. Thống kê dân số tỉnh Đắk Lắk vào năm 2019 là khoảng 1.869.322 người. Trong đó, dân số thành thị là 462.013 người chiếm khoảng 24,7%, dân số nông thôn khoảng 1.407.309 người, chiếm khoảng 75,3% tổng dân số cả tỉnh.
Tính đến năm 2021 tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính. Bao gồm 1 thành phố: Buôn Ma Thuột, 1 thị xã là thị xã Buôn Hồ và 13 huyện là các huyện Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Krông Bông, Krông Búk, Buôn Đôn, Krông Năng, Ea Súp, Krông Ana, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk. Trong đó, TP. Buôn Ma Thuột là tỉnh lỵ của Đắk Lắk, mục tiêu phát triển lớn nhất của cả tỉnh.
2. Phạm vi và tính chất quy hoạch tỉnh Đắk Lắk
Theo thông tin quy hoạch mới nhất được HĐND tỉnh Đắk Lắk công bố, hướng phát triển chủ yếu của thành phố: Đông, Đông Bắc, Nam và Đông Nam gắn kết với các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục, đào tạo cấp vùng và các buôn làng truyền thống. Cụ thể:
2.1. Phạm vi quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk
Buôn Ma Thuột thành phố tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố lớn nhất của vùng Tây Nguyên và là đô thị miền núi có quy mô dân số lớn nhất Việt Nam. Phạm vi quy hoạch tỉnh Đắk Lắk xoay quanh thành phố Buôn Ma Thuột với tổng diện tích là 37.718 ha gồm 13 phường và 8 xã. Địa chính thành phố Buôn Ma Thuột được xác định như sau:
- Phía Đông: Giáp với huyện Krông Pắk
- Phía Tây: Giáp với huyện Buôn Đôn và Cư Jút của tỉnh Đắk Nông
- Phía nam giáp với huyện Krông Ana và huyện Cư Kuin.
- Phía bắc giáp với huyện Cư M’gar
2.2. Tính chất quy hoạch tỉnh Đắk Lắk
+ Quy hoạch Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk trở thành trung tâm của cả vùng Tây Nguyên, giúp đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như toàn bộ khu vực Tây Nguyên là mục tiêu của tỉnh Đắk Lắk.
+ Phát triển Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk thành hạt nhân của tỉnh về giao dục đào tạo, y tế, dịch vụ, thể dục thể thao.
+ Quy hoạch Buôn Ma Thuột là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
+ Phát triển thành đầu mối giao thông liên vùng, phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa Tây nguyên với các vùng trong cả nước và các nước láng giềng.
+ Củng cố vị trí đặc biệt của tỉnh Đắk Lắk về an ninh quốc phòng. Mục tiêu phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
3. Bản đồ quy hoạch Đắk Lắk đến năm 2030
4.Định hướng phát triển Đắk Lắk đến năm 2030
Định hướng quy hoạch Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk được điều chỉnh dựa trên cấu trúc đô thị hiện hữu. Điều chỉnh quy hoạch phát triển tập trung dọc theo hướng Đông Bắc và Tây Nam với cấu trúc đô thị gồm vùng là vùng phát triển đô thị và vùng vành đai xanh.
Tổng diện tích vùng phát triển đô thị là 10.897 ha, bao gồm:
- Diện tích các khu vực đô thị hiện hữu là 5.727 ha
- Diện tích các dự án đô thị đã và đang triển khai là 3.850 ha
- Diện tích các đô thị mới theo quy hoạch là 1.077 ha với 4 khu
- Các loại đất khác có diện tích 243 ha
Vùng vành đai xanh bao quanh thành phố có diện tích 26.821 ha, gồm:
- Vùng sản xuất, chuyên canh cây công nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Vùng tái tạo và trồng mới rừng
- Các lâm viên, các công viên lớn của đô thị.
- Các khu dân cư nông thôn.
- Các chức năng khác ngoài đô thị (du lịch sinh thái, công nghiệp, khai thác khoáng sản,…).
5. Thông tin quy hoạch Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
5.1. Quy hoạch phát triển không gian TP. Buôn Ma Thuột
Vùng phát triển đô thị
Khu vực đô thị hiện hữu gồm có khu vực đô thị lõi thuộc các phường Tân Lợi, Tân An, Thắng Lợi, Thành Công và khu vực đô thị hiện thuộc các phường Tự An, Ea Tam, Thành Nhất và Khánh Xuân.
Vùng đô thị sẽ tiến hành cải tạo chỉnh trang, hạn chế phát triển mới cũng như hạn chế việc chuyển đổi chức năng đất. Cùng với đó là nâng cấp các công trình công cộng, cải tạo các khu đất dân cư sinh sống và hệ thống công trình hạ tầng xã hội đạt chuẩn đô thị loại I, cải tạo môi trường các khu phố cũ, ưu tiên phát triển hệ thống thoát nước và thu gom chất thải.
Khu vực các khu đô thị đang được cải tạo sẽ tập trung nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện các dự án đang tiến hành đô thị tại các phường: Tân Lập, Tân Hòa, Tân An, Tân Tiến, Tân Lợi, Thành công, Thành Nhất, Ea Tam.
Tiến hành nâng cấp các khu hành chính văn hóa, thương mại, giáo dục của thành phố. Đầu tư các khu đô thị theo quy hoạch phân khu, đồng thời hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, ưu tiên giao thông công cộng, hệ thống thoát nước và thu gom chất thải rắn.
Ngoài quy hoạch TP. Buôn Ma Thuột cần cải tạo môi trường, hoàn thiện hệ thống cây xanh, chuyển đổi chức năng hoặc di dời các khu vực sản xuất công nghiệp làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị, cải tạo các dòng suối và các khu vực hành lang dọc suối.
Chức năng các phân khu, vùng TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk
- Chức năng vùng du lịch
- Trung tâm du lịch ven hồ Ea Kao cung cấp hình thức du lịch nghỉ dưỡng kèm các loại hình thể dục thể thao cao cấp.
- Phát triển vùng du lịch sinh thái mới ven sông Sêrêpôk.
- Tổng diện tích đất quy hoạch khu du lịch là 630 ha, khu du lịch Ea Kao là 450 ha, khu du lịch sinh thái Kotam là 55 ha, khu sinh thái Đồi Xanh dọc sông Sêrêpôk là 170 ha.
- Chức năng khu công nghiệp, kho vận tải
- Phát triển theo quy hoạch công nghiệp của tỉnh với mục tiêu KCN Hòa phú quy mô hoàn thiện khoảng 430 ha.
- Cụm công nghiệp Tân An có diện tích khoảng 100 ha.
- Quỹ đất dự trữ cho công nghiệp sạch tại Hòa Xuân với quy mô khoảng 245 ha.
- Quỹ đất dự trữ 300 – 500 ha khu vực phía Bắc sân bay dành cho các chức năng dịch vụ hậu cần, công nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến công lâm sản, nghiên cứu sinh học và đất phát triển đô thị trong tương lai.
- Chức năng vùng đất chuyên canh cây công nghiệp, tái tạo rừng
Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, tái tạo rừng bao quanh thành phố với diện tích trên 20.000 ha. Vùng đất ưu tiên phát triển các mô hình trang trại, cây công nghiệp năng suất cao, tăng sản phẩm công nghiệp. Các khu vực đất lâm nghiệp được phân phối để trồng và tái tạo rừng.
5.2. Quy hoạch giao thông thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Về hệ thống giao thông kết nối TP. Buôn Ma thuột - Đắk Lắk có 3 loại hình: đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Cụ thể:
+ Về giao thông đường bộ: Tỉnh Đắk Lắk hiện có 397,5 km đường quốc lộ. Trong đó có hệ thống Quốc lộ 14, 26, 27, 29 kết nối tính với Pleiku, Kon Tum, đi Đà Nẵng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về đường hàng không: Sân bay Buôn Ma Thuột là sân bay hỗn hợp dân sự và quân sự với công suất thiết kế nhà gà 1.900.000 lượt/năm. Dự kiến đến 2030 phục vụ 3.000.000 hành khách/năm. Theo quy hoạch chung của TP và tầm nhìn đến 2025, cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp lên cảng hàng không quốc ttees, đẩy mạnh phát triển tỉnh Đắk Lắk cũng như khu vực Tây Nguyên.
+ Về giao thông đường sắt: Tỉnh có dự án tuyến đường sắt Tuy Hòa – Buôn Ma Thuột với chiều dài 160km, đi qua 8 ga, xuất phát từ ga Phú Hiệp và dừng tại ga Buôn Ma thuột.
6. Tiềm năng bất động sản tại tỉnh Đắk Lắk
Dựa vào những thông tin quy hoạch Đắk Lắk trên, có thể thấy tỉnh Đắk Lắk có khả năng cạnh tranh lớn nhờ khí hậu, thổ nhưỡng tốt. Cùng với quỹ đất rộng giá tương đối rẻ so với nhiều tỉnh như: Lâm Đồng, Đồng Nai nên được đầu tư và lựa chọn.
Đặc biệt, hạ tầng tại Đắk Lắk đang được Nhà nước quan tâm, có tuyến đường cao tốc, hạ tầng ở tận cơ sở, trường trạm đầy đủ. Với điều kiện tự nhiên cùng nhiều thắng cảnh về du lịch hồ, thác, khí hậu mát mẻ cộng với nhiều địa điểm để khai thác. Ngoài ta, ở đây có một số dự án triển khai và hứa hẹn thị trường BĐS ngày càng sôi động thu hút nhiều người từ các tỉnh, thành phố lớn về đầu tư. Vì thế, bất động sản tỉnh Đắk Lắk mang đến nhiều tiềm năng trong tương lai cho khách hàng.
Trên đây là thông tin chi tiết về quy hoạch Đắk Lắk đến 2030 mà “ Nhà Ở Ngay” chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích tại khu vực này và đưa ra lựa chọn đúng đắn khi đầu tư bất động sản tại khu vực này nhé!