Việc bạn biết trước được việc cần chuẩn bị những thủ tục gì trước khi đi công chứng, sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn trong công việc, giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, công chứng viên làm giấy tờ cho bạn cũng sẽ tiết kiệm thời gian nhiều hơn, và làm được nhiều giấy tờ hơn cho nhiều người khác nữa.
Vậy, khi đi công chứng CMND cần gì? Hôm nay, Nhà Ở Ngay sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé!
Công chứng CMND cần gì?
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính được quy định tại Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Và được thể hiện như sau:
- Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
- Trong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao.
- Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
- Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Lưu ý:
- Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Thủ tục để làm CMND
- Xuất trình hộ khẩu thường trú (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu hoặc chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn.
- Chụp ảnh: ảnh do cơ quan công an chụp hoặc thu qua camera để in trên CMND và tờ khai. Ảnh màu, kích thước là 3x4 cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự.
- Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu)
- In vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc cơ quan Công an thu vân tay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và CMND.
- Nộp lệ phí cấp CMND.
Quy trình cấp CMND
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn đến cơ quan chức năng để làm thủ tục cấp CMND. Tại đây sẽ được hướng dẫn làm thủ tục theo các bước sau:
- Khai tờ khai chứng minh nhân dân, ký tên
- Kẹp đơn và sổ hộ khẩu rồi nộp hồ sơ
- Đợi đến lượt, lấy vân tay 10 ngón, chụp ảnh
- Nộp lệ phí. Đăng ký nhận hồ sơ tại nhà với các tỉnh thành hỗ trợ dịch vụ chuyển phát nhanh.
>>Xem thêm: Bản sao là gì? Khác gì so với bản photo công chứng
Lời kết
Trên đây, Nhà Ở Ngay đã đem đến cho bạn những kiến thức cần có khi muốn công chứng CMND, cùng với những thủ tục cần có khi làm chứng minh nhân dân. Vì vậy, hy vọng rằng bạn có thể tận dụng được tất cả điều trên, để có thể chủ động hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian của bản thân.