Chứng thực là gì? Đó chính là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện để xác nhận được tính hợp pháp, cũng như tính chính xác trong các loại giấy tờ, văn bản.
Vậy để có thể bảo vệ được lợi ích của mình trong các văn bản hợp đồng, hãy cùng Nhà Ở Ngay tìm hiểu tất cả những điều có thể liên quan đến loại văn bản chứng thực này nhé!
Chứng thực là gì?
Về pháp lý, chứng thực được hiểu là việc của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ, chữ ký, văn bản của các nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền, lợi ích của các cá nhân và tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế.
Và đến nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng và bao quát khái niệm chứng thực mà chỉ có khái niệm chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, chứng thực bản sao từ bản chính.
Các loại chứng thực
Theo điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, thì chứng thực có thể chia làm 4 loại sau:
- Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
- Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Cấp bản sao từ sổ gốc (hay còn gọi là chứng thực bản sao từ sổ gốc) là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung ghi trong sổ gốc.
Đặc điểm của chứng thực?
Vậy hoạt động chứng thực có những đặc điểm gì? Có thể điểm qua các đặc điểm sau đây:
- Khi chứng thực cần thực hiện ở đúng cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ. Theo quy định các cơ quan có thẩm quyền chứng thực, bao gồm: Phòng tư pháp; UBND xã, phường, thị trấn; Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền để thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Công chứng viên.
- Chứng thực là việc cơ quan nhà nước thực hiện chứng nhận các sự việc, chủ yếu là chứng thực về mặt hình thức của văn bản, giấy tờ mà không đề cập đến nội dung chứng thực.
- Bắt buộc người có liên quan phải có một văn bản, giấy tờ, tài liệu hợp pháp, chính xác để làm chứng cứ chứng minh cho nội dung đó thì cá nhân thực hiện hoạt động chứng thực theo đúng quy định, tránh gặp phải những tranh chấp không mong muốn. Khi có những phát sinh liên quan đến một số hoạt động cần giấy tờ có tính chất pháp lý hay để xác nhận một sự việc nào.
- Nhà nước quản lý hiệu quả mọi hoạt động trên phạm vi cả nước nhờ vào hoạt động chứng thực góp phần đảm bảo tính trung thực, tính chính xác theo đúng luật, đúng các văn bản gốc đã được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức quản lý có thẩm quyền.
Cho nên, người có yêu cầu chứng thực để thực hiện chứng thực ở các cơ quan có thẩm quyền khác nhau tùy thuộc vào loại giấy tờ.
Đối tượng chứng thực gồm những gì?
Theo như quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định các đối tượng chứng thực bao gồm:
- Chứng thực bản sao từ sổ gốc hay còn gọi là cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang thực hiện quản lý hồ sơ sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho cá nhân có nhu cầu. Bản sao khi được cấp từ sổ gốc phải đúng với nội dung được ghi trong sổ gốc.
- Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chứng thực chữ ký trong các văn bản, tài liệu, giấy tờ là chữ ký của người có yêu cầu chứng thực.
- Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực bản sao đúng với bản chính dựa trên căn cứ là bản chính của người có yêu cầu.
- Chứng thực các hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thực hiện chứng thực về các nội dung như địa điểm, thời gian các bên đã giao kết hợp đồng; về năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chứng thực chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên khi tham gia ký kết trong hợp đồng, giao dịch cần chứng thực.
Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực?
Văn bản chứng thực sẽ có giá trị pháp lý như sau:
- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
- Bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ.
Như vậy, giá trị pháp lý sẽ khác nhau ở văn bản chứng thực khác nhau.
Lời kết
Vậy qua bài viết, Nhà Ở Ngay đã đem đến cho bạn những thông tin, cũng như kiến thức bạn cần nắm được về chứng thực là gì. Hy vọng rằng, bạn sẽ hiểu loại giấy tờ này thật kỹ, để đảm bảo quyền lợi cho chính mình.