Hồ sơ hoàn công là một trong những thủ tục quan trọng, sau khi bạn hoàn thành dự án. Vì vậy, để có một bộ hồ sơ hoàn công hoàn hảo, đầy đủ thông tin, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà Ở Ngay nhé!

Hồ sơ hoàn công là một trong những thủ tục quan trọng, sau khi bạn hoàn thành dự án. Vì vậy, để có một bộ hồ sơ hoàn công hoàn hảo, đầy đủ thông tin, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà Ở Ngay nhé!

Hồ sơ hoàn công là gì?

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP, thì Chủ đầu tư có trách nhiệm tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn từng hạng mục xây dựng, và hoàn thành công trình xây dựng.

Hồ sơ hoàn công là tài liệu, lý lịch của sản phẩm công trình xây dựng, bao gồm các vấn đề từ chủ trương đầu tư đến việc lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, thi công xây dựng công trình và các vấn đề khác có liên quan đến dự án, công trình đó.

ho-so-hoan-cong

Hồ sơ hoàn công có tác dụng gì?

Vậy hồ sơ hoàn công có tác dụng gì đối với các chủ đầu tư, chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé:

  • Là cơ sở để thanh toán, quyết toán và phục vụ cho việc kiểm toán.
  • Là hướng dẫn viên cho người khai thác sử dụng.
  • Giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu, sửa chữa phù hợp đảm bảo tuổi thọ công trình được lâu dài.
  • Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình.
  • Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình
  • Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình.
  • Làm cơ sở cho việc nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

hoa-so-hoan-cong-la-gi

Là một chủ đầu tư, bạn cần phải nắm thật rõ những tác dụng mà hồ sơ hoàn công đem lại, để bản thân không bị thiệt thòi trong một dự án xây dựng nhé.

Hồ sơ hoàn công bao gồm những gì?

Hồ sơ hoàn công bao gồm những gì? Ngoài việc nắm bắt được tác dụng của hồ sơ hoàn công, thì bạn cũng cần phải nắm chắc hồ sơ hoàn công bao gồm những gì.

Theo quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ của Bộ Xây Dựng, có 8 loại giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ hoàn công, bao gồm :

1/ Giấy phép xây dựng

2/ Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có)

3/ Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

4/ Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công

5/ Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

6/ Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng)

7/ Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có)

8/ Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy chữa cháy, vận hành thang máy (nếu có)

ho-so-hoan-cong-bao-gom-nhung-gi

Như vậy có thể thấy rằng, các giấy tờ văn bản cần chuẩn bị sẽ nằm trong 8 loại trên. Tuy nhiên không phải công trình nào cũng cần phải có đầy đủ 8 loại mà căn cứ vào tình hình thực tế mà số lượng có thể khác đi đấy nhé!

Nhưng dù thế nào, bạn cũng cần phải đảm bảo có tối thiểu một bộ hồ sơ sẽ cần 4 loại giấy tờ sau:

1/ Giấy phép xây dựng

2/ Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công

3/ Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

4/ Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng

Hiện nay, bản vẽ hoàn công cũng không còn là giấy tờ bắt buộc mà chỉ cần thiết khi công trình xây dựng khác với thiết kế ban đầu thì mới cần bổ sung.

Quy trình làm hồ sơ hoàn công

Vậy để có một bản hồ sơ hoàn công hoàn chỉnh, bạn cần đảm bảo thực hiện quy trình làm hồ sơ hoàn công thông qua các bước sau:

Bước 1: Xác định điều kiện hoàn công.

Hoàn công nhà là bước bắt buộc trong quy trình xây dựng thi công các công trình lớn nhỏ thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng.

Đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải làm thủ tục hoàn công, nếu căn nhà của bạn không bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành thi công.

Bước 2: Xác định hiện trạng công trình để hoàn công.

Sau khi hoàn tất công đoạn thi công, đơn vị thi công sẽ có trách nhiệm dọn dẹp công trình, chuẩn bị tài liệu nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ hoàn công

Bước 4: Nộp hồ sơ hoàn công

Sau khi hoàn thiện hồ sơ hoàn công, bạn cần phải nộp chung cho cơ quan chức năng có thẩm quyền phù hợp với loại công trình thi công của hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ hoàn công cho Sở xây dựng: Nếu công trình hoàn thiện là công trình cấp đặc biệt, cấp 1 như: di tích lịch sử, công trình tôn giáo, du lịch, hay tượng đài,...
  • Nộp hồ sơ hoàn công cho UBND quận/huyện/xã: Nếu công trình hoàn thiện là nhà ở riêng lẻ hoặc tư nhân.
  • Nộp hồ sơ hoàn công cho Ban quản lý Đầu Tư và Xây dựng khu đô thị mới: Nếu là công trình xây mới, công trình cải tạo, hay khu công nghiệp, bạn cần phải xin giấy phép trong phạm vi ranh giới của khu vực đó.

quy-trinh-ho-so-hoan-cong

Những lưu ý về việc hoàn công

Một số lưu ý về hồ sơ hoàn công bạn cần nắm rõ: 

Việc hoàn công được xem là vi phạm trong giấy phép xây dựng trong những trường hợp sau:

1/ Thay đổi vị trí công trình xây dựng 

2/ Vi phạm trong chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ

3/ Sai cốt nền xây dựng công trình

Bạn có thể đăng ký biến động trong trường hợp:

1/ Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận 

2/ Trường hợp đã đăng ký cấp giấy chứng nhận mà có thay đổi sau đây: người chủ sở hữu đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc đổi tên, thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất, có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký,..

Trường hợp hoàn công xây nhà trái phép thì phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng. Sẽ phạt với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, và từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở đô thị.

Ngoài hình thức phạt tiền, chủ đầu tư còn bị buộc khắc phục hậu quả, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ yêu cầu tự phá dỡ phần công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng, nếu không thực thi thì sẽ cưỡng chế phá dỡ.

Tạm kết

Qua bài viết, Nhà Ở Ngay hy vọng rằng, bạn đã có cái nhìn, cũng như hiểu một cách chi tiết về hồ sơ hoàn công để không gặp bất kỳ vướng mắc nào, trong quá trình thực hiện thi công công trình.

Xem thêm: