Có rất nhiều các ký hiệu và thuật ngữ thường được sử dụng trong bản đồ quy hoạch khiến cho những người mới xem thường cảm thấy khó hiểu, không biết ý nghĩa của các ký hiệu, hình vẽ chú thích. Hãy tìm tìm hiểu bài viết sau đây của Nhà Ở Ngay để có thể dễ dàng đọc hiểu bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch nhé

1. Các ký hiệu về địa điểm trong quy hoạch

  • Ký hiệu địa điểm trên bản đồ:

2. Các ký hiệu chức năng sử dụng đất trong quy hoạch (hình vẽ)

Lưu ý: Có thể có sự khác biệt nhỏ về hình vẽ chú thích trong bản đồ của các địa phương khác nhau nhưng ý nghĩa không thay đổi.

3. Các thuật ngữ viết tắt thường sử dụng trong quy hoạch

  • CCDT: CỘNG CỘNG ĐÔ THỊ
  • CXDT: CÂY XANH ĐÔ THỊ
  • TDTT: TRUNG TÂM THỂ DỤC THỂ THAO
  • MN: MẶT NƯỚC
  • THPT: TRƯỜNG  TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  • P: BÃI ĐỖ XE TẬP TRUNG
  • G: DEPO ĐƯỜNG SẮT
  • CC: CÔNG CỘNG ĐƠN VỊ Ở
  • CX: CÂY XANH, THỂ DỤC THỂ THAO ĐƠN VỊ Ở
  • THCS: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
  • TH: TRƯỜNG TIỂU HỌC
  • NT: TRƯỜNG MẦM NON
  • NO: NHÓM Ở HIỆN CÓ (CẢI TẠO CHỈNH TRANG), NHÓM Ở CẢI TẠO VÀ TÁI THIẾT ĐÔ THỊ
  • HH: HỖN HỢP
  • CQ: CƠ QUAN, VIỆN NGHIÊN CỨU, TRƯỜNG ĐÀO TẠO
  • DT: DI TÍCH, TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG
  • QP: AN NINH, QUỐC PHÒNG
  • KT: CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT ĐẦU MỐI
  • CL: CÂY XANH CÁCH LY
  • NG: CƠ QUAN NGOẠI GIAO

4. Chú thích về các ô quy hoạch

Ví dụ thực tế trên bản đồ quy hoạch như sau:

Ký hiệu ô quy hoạch có thông tin diện tích, dân số

Ký hiệu ô quy hoạch với thông tin chức năng sử dụng đất

5. Ký hiệu – ý nghĩa các loại đất trong quy hoạch và sử dụng đất đúng quy hoạch

 

STT

Mục đích sử dụng đất ghi trên BĐĐC

Mục đích sử dụng đất

 

I

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

 

 

I.1

Đất sản xuất nông nghiệp

 

 

I.1.1

Đất trồng cây hàng năm

 

 

I.1.1.1

Đất trồng lúa

 

 

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

 

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

 

Đất trồng lúa nương

LUN

 

I.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

 

I.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

 

 

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

 

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

 

I.1.2

Đất trồng cây lâu năm

 

 

I.1.2.1

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

LNC

 

I.1.2.2

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

LNQ

 

I.1.2.3

Đất trồng cây lâu năm khác

LNK

 

I.2

Đất lâm nghiệp

 

 

I.2.1

Đất rừng sản xuất

 

 

I.2.1.1

Đất có rừng tự nhiên sản xuất

RSN

 

I.2.1.2

Đất có rừng trồng sản xuất

RST

 

I.2.1.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất

RSK

 

I.2.1.4

Đất trồng rừng sản xuất

RSM

 

I.2.2

Đất rừng phòng hộ

 

 

I.2.2.1

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ

RPN

 

I.2.2.2

Đất có rừng trồng phòng hộ

RPT

 

I.2.2.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ

RPK

 

I.2.2.4

Đất trồng rừng phòng hộ

RPM

 

I.2.3

Đất rừng đặc dụng

 

 

I.2.3.1

Đất có rừng tự nhiên đặc dụng

RDN

 

I.2.3.2

Đất có rừng trồng đặc dụng

RDT

 

I.2.3.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng

RDK

 

I.2.3.4

Đất trồng rừng đặc dụng

RDM

 

I.3

Đất nuôi trồng thủy sản

 

 

I.3.1

Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn

TSL

 

I.3.2

Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt

TSN

 

I.4

Đất làm muối

LMU

 

I.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

 

II

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

 

 

II.1

Đất ở

 

 

II.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

 

II.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

 

II.2

Đất chuyên dùng

 

 

II.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

 

 

II.2.1.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước

TSC

 

II.2.1.2

Đất trụ sở khác

TSK

 

II.2.1.3

Đất quốc phòng

CQP

 

II.2.1.4

Đất an ninh

CAN

 

II.2.2

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

 

 

II.2.2.1

Đất khu công nghiệp

SKK

 

II.2.2.2

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

SKC

 

II.2.2.3

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

 

II.2.2.4

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

SKX

 

II.2.3

Đất có mục đích công cộng

 

 

II.2.3.1

Đất giao thông

DGT

 

II.2.3.2

Đất thủy lợi

DTL

 

II.2.3.3

Đất công trình năng lượng

DNL

 

II.2.3.4

Đất công trình bưu chính viễn thông

DBV

 

II.2.3.5

Đất cơ sở văn hóa

DVH

 

II.2.3.6

Đất cơ sở y tế

DYT

 

II.2.3.7

Đất cơ sở giáo dục – đào tạo

DGD

 

II.2.3.8

Đất cơ sở thể dục – thể thao

DTT

 

II.2.3.9

Đất cơ sở nghiên cứu khoa học

DKH

 

II.2.3.10

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

DXH

 

II.2.3.11

Đất chợ

DCH

 

II.2.3.12

Đất có di tích, danh thắng

DDT

 

II.2.3.13

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

 

II.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

 

 

II.3.1

Đất tôn giáo

TON

 

II.3.2

Đất tín ngưỡng

TIN

 

II.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

 

II.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

 

 

II.5.1

Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối

SON

 

II.5.2

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

 

II.5

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

 

III

Đất chưa sử dụng

 

 

III.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

 

III.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

 

III.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

 

IV

Đất có mặt nước ven biển

 

 

IV.1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

MVT

 

IV.2

Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

6. Được làm gì đối với các loại đất trong quy hoạch

Đất hỗn hợp

Nhiều người cho rằng, đất hỗn hợp là loại đất phức tạp, nhưng thực tế, thì nó không hề phức tạp như vậy. Đây là loại đất quy hoạch được xây dựng công trình có hai chức năng trở lên. Các chức năng như: Nhà ở, văn phòng cho thuê, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại…

Trong quy hoạch phân khu H2-2 thì những tòa nhà như Keangnam Landmark Tower và Vinhomes Skylake được xây trên đất hỗn hợp.

Đất ở đô thị

Đất ở đô thị là các loại đất để xây dựng các dự án bất động sản có chức năng ở, cụ thể là các chung cư cao tầng, các nhà liền kề, biệt thự, nhà ở xã hội, đất tái định cư, đất đấu giá… Đối với các bạn có ý định mua đất để xây nhà ở riêng lẻ thì chỉ nên mua các khu đất tái định cư, đất đấu giá.

Ngoài “đất ở đô thị”, một số bản đồ quy hoạch phân khu còn có thêm loại “đất ở mới”. Đất ở mới cũng giống loại đất ở đô thị, nhưng tại thời điểm lập quy hoạch chưa có kế hoạch sử dụng đến. Đất ở mới thường ưu tiên các dự án phục vụ mục đích chung như giãn dân, tái định cư, đất đấu giá, nhà ở xã hội; sau đó mới đến các dự án có tính thương mại cao của doanh nghiệp như biệt thự, liền kề, chung cư thương mại…

Đất ở làng xóm

Đây là đất để xây dựng nhà ở riêng lẻ. Loại đất này thường là các khu dân cư đông đúc đã tồn tại từ lâu và sẽ không bị giải tỏa trong tương lai. Một số làng ở Hà Nội huộc nhóm đất ở làng xóm như: Lệ Mật (quận Long Biên); Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm); Cốm Vòng (quận Cầu Giấy); Nhân Mỹ, Phú Mỹ (Nam Từ Liêm)…

Đất công cộng đô thị

Đất công cộng đô thị là loại đất để xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, nó không phải là những khu đất chỉ đơn giản phục vụ nhu cầu vui chơi, đi dạo của của người dân, mà là để xây dựng các công trình công cộng như: Bệnh viện, chợ, siêu thị, trụ sở một số đơn vị quản lý quận, khách sạn, trung tâm triển lãm, bảo tàng, nhà văn hóa, tòa nhà văn phòng cho thuê (kế hợp với một số tầng làm nhà văn hóa, siêu thị…).

Đất công cộng đơn vị ở

Có thể hiểu đơn giản, đất công cộng đơn vị ở có chức năng giống đất công cộng đô thị, nhưng ở quy mô hẹp hơn, phục vụ nhóm cộng đồng dân cư ít hơn. Đất công cộng đơn vị ở chủ yếu để xây trạm y tế, chợ, nhà văn hóa, cửa hàng, thư viện, trụ sở quản lý hành chính tương đương cấp phường.

Đất cây xanh đô thị

Trên một số bản đồ quy hoạch, nhóm đất này còn được cụ thể hóa bằng các loại đất khác như đất cây xanh thành phố, đất cây xanh khu vực, đất cây xanh thể dụng thể thao… Nhìn chung, nhóm đất cây xanh đô thị là các khu đất thường được sử dụng với lượng cây xanh lớn, chủ yếu phục vụ mục đích chung. Các công viên ở Hà Nội hiện nay như Bách Thảo, Cầu Giấy, Nghĩa Đô… là thuộc loại đất cây xanh đô thị.

Trong nhóm đất cây xanh đô thị, nếu được quy hoạch là làm “đất cây xanh, thể dục thể thao” thì thường sẽ được xây dựng các công trình cao tầng phục vụ mục đích thể dục thể thao. Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình là điển hình của loại đất này. Toàn bộ khu vực này được quy hoạch là đất cây xanh thể dục thể thao, hiện đã xây dựng sân bóng, khu Liên đoàn Bóng đá Việt Nam… Trong tương lai, tại đây sẽ xây thêm một số công trình thể thao khác, đồng thời sẽ có cả công viên lớn…

Đất cây xanh đơn vị ở

Đất cây xanh đơn vị ở là đất cây xanh sử dụng công cộng bao gồm công viên, vườn hoa, sân chơi cấp đơn vị ở và nhóm ở. Nhóm đất này chính là những khoảng sân chơi nhỏ trong các khu dân cư, khu đô thị hiện nay.

Làm vườn hoa, khu vui chơi chung, sân tập thể thao, nhà tập đơn giản, bể bơi…

Đất cây xanh cách ly

Đây là loại đất khá dễ hiểu, là những khu đất trồng cây để cách ly các công trình có khả năng ảnh hưởng không tốt tới khu dân cư như cây xanh bao quanh các nghĩa trang, khu công nghiệp; hay cây xanh cách ly, bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật…

Lưu ý, tất cả các loại đất cây xanh đều không có chức năng ở, không được xây nhà ở.

Làm thế nào để hiểu hết các ký hiệu trên bản đồ quy hoạch?

Bạn nào có nhu cầu tìm hiểu thêm về bản đồ quy hoạch thì nên đọc nội dung Thông tư số 12 ký ngày 29/6/2016, “Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù”. Thông tư này sẽ giúp các bạn hiểu về hình thức, bố cục một bản đồ quy hoạch; hiểu về tỷ lệ bản đồ; hiểu các ký hiệu, biểu tượng màu sắc trên các bản đồ quy hoạch tương ứng với các loại đất gì.

Ngoài ra, tại một số bản đồ quy hoạch, các bạn sẽ thấy có một số loại đất lại được thể hiện bằng các mã riêng như LUC, ONT, ODT… Để hiểu các mã này là gì, các bạn có thể đọc tại Phụ lục số 1 ban hành theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về bản đồ địa chính”.