Bản đồ quy hoạch là gì? Phân biệt các loại bản đồ quy hoạch đất. Hướng dẫn cách xem bản đồ quy hoạch chi tiết nhất. Xem bản đồ quy hoạch ở đâu?

Nếu biết đến bản đồ quy hoạch, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua các thuật ngữ: Bản đồ quy hoạch 1/50000, 1/25000, 1/5000, 1/2000, 1/500… Vậy chúng có quan hệ gì với nhau? Bạn có nắm được cách xem bản đồ quy hoạch chính xác? Cùng Nhà Ở Ngay tìm hiểu ngay.

ban-do-quy-hoach-chung-ty-le-1-2000

Bản đồ quy hoạch là gì?

Theo Khoản 4, Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị 2009:

“Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.”

Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Đất đai 2013:

“Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.”

Theo đó, sơ đồ, bản đồ quy hoạch hiểu đơn giản là bản vẽ thể hiện nội dung quy hoạch.

Việc lập bản đồ quy hoạch sẽ giúp xác định rõ và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu phát triển đất nước bền vững. Bản đồ quy hoạch là tài liệu bắt buộc trong đồ án quy hoạch. Đồ án quy hoạch gồm bản vẽ, mô hình, thuyết minh và những quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.

Nhìn vào bản đồ quy hoạch, nhà đầu tư, cá nhân sẽ có cái nhìn toàn cảnh nhất về lô đất như tiện ích, cơ sở hạ tầng xung quanh như nào, quy hoạch cho phép xây dựng bao nhiêu tầng, thích hợp sử dụng với mục đích gì...

Phân loại bản đồ quy hoạch

Nhiệm vụ quy hoạch đô thị bao gồm:

  • Nhiệm vụ Quy hoạch chung: Xác định tính chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở rộng đô thị, bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu vực ngoại thị; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
  • Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
  • Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết: xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu, nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.

Mỗi nhiệm vụ quy hoạch sẽ sử dụng một loại bản đồ quy hoạch tỷ lệ tương ứng với đặc trưng của nhiệm vụ đó.

Theo quy định, bản vẽ đồ án quy hoạch chung của thành phố trực thuộc trung ương sẽ được xác định theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 thể hiện rõ ràng, cụ thể về khu vực nội thị và dự kiến phát triển. Tỷ lệ bản đồ cho thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thị xã sẽ là 1/10.000 hoặc 1/25.000, còn với thị trấn sẽ là 1/5000 hoặc 1/10.000.

Vai tro-cua-ban-do-quy-hoach

Bản đồ quy hoạch chung 1/5000

Bản đồ này nhằm xác định các khu vực chức năng, mốc giới, địa giới của các phần đất dành để phát triển hạ tầng đường, cầu, cống, điện, trường học, khu dân cư, cây xanh, hồ nước… Bản đồ 1/5.000 cung cấp cơ sở gốc để chúng ta xác định được mục tiêu phát triển, kêu gọi đầu tư cũng như vấn đề giải phóng mặt bằng, đền bù, di dân…

Bản đồ quy hoạch phân khu 1/2000

Bản đồ này nhằm phân chia và xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng, đồng thời cụ thể hóa nội dung của quy hoạch chung đô thị.

Mục đích của bản đồ quy hoạch phân khu 1/2000 là định hướng quy hoạch cho một đô thị nhằm quản lý cho cả một khu vực rộng lớn. Ở bản đồ này chưa xác định được chính xác cụ thể bản thiết kế của công trình.

Đây là quy hoạch liên quan chặt chẽ tới quyền sử dụng đất nên có giá trị pháp lý cao, nó là căn cứ để giải quyết tranh tụng.

Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500

Bản đồ này thể hiện cụ thể chi tiết xây dựng mọi công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất.

Có thể hiểu bản đồ tỷ lệ 1/500 chính là quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án đầu tư xây dựng, là cơ sở để định vị công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật xây dựng công trình và thực hiện xây dựng.

Quy hoạch 1/500 triển khai và cụ thể hóa quy hoạch 1/2000, là cơ sở để lập các dự án đầu tư­ xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Việc lập quy hoạch 1/500 phải dựa trên cơ sở phù hợp với quy hoạch 1/2000.

Các trường hợp phải thực hiện quy hoạch 1/500: Các công trình xây dựng tập trung như: khu đô thị, khu dân cư, khu du lịch, khu bảo tồn, khu cụm công nghiệp, khu thương mại dịch vụ, các công trình giáo dục, công trình y tế, công trình văn hóa...; Các dự án có quy mô từ 5ha trở lên (riêng hạng mục nhà ở chung cư từ 2ha trở lên) phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 sau khi quy hoạch 1/2.000 đã được các cơ quan tương ứng với dự án thuộc thẩm quyền cấp đó.

Xem thêm: Quy hoạch treo là gì? Có được xây nhà trên đất quy hoạch treo?

Xem bản đồ quy hoạch ở đâu

Để xem bản đồ quy hoạch, Nhà Ở Ngay mách bạn một số kênh sau:

Xem bản đồ quy hoạch thông qua phương tiện Internet: Smartphone, máy tính… 

Đây là cách nhanh nhất để xem bản đồ quy hoạch. Với sự trợ giúp của công nghệ, bạn có thể nhanh chóng truy cập và xem bản đồ quy hoạch trực tuyến chỉ qua một vài bước đơn giản.

  • Cách 1: Tra cứu bằng GPS (Bật chế độ định vị điện thoại > chọn “Bản đồ quy hoạch” > chọn biểu tượng định vị tương ứng tại góc dưới màn hình)
  • Cách 2: Tra cứu bằng tọa độ (tại màn hình chính nhấn chọn tìm kiếm > nhập chính xác tọa độ khu đất > làm theo hướng dẫn)

Tra-cuu-ban-do-quy-hoach-bang-smartphone

Xem bản đồ quy hoạch tại UBND

Tại UBND luôn có sẵn thông tin liên quan đến các bản đồ quy hoạch cụ thể của từng khu đất. Do đó, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu và muốn xem bản đồ quy hoạch của các khu đất có thể tìm đến tại UBND cấp huyện.

Lưu ý tìm hiểu các thủ tục cũng như giấy tờ liên quan, nhờ đó có thể nhận được sự cho phép của UBND để tiến hành xem bản đồ quy hoạch liên quan.

Xem bản đồ quy hoạch tại Văn phòng đăng ký đất đai

Nếu bạn không thể theo dõi các thông tin bản đồ quy hoạch tại các cổng thông tin trực tuyến. Vậy bạn có thể cân nhắc xem đồ quy hoạch tại Văn phòng đăng ký đất đai. Thông tin liên quan đến các khu đất, cụ thể là bản đồ sẽ được cập nhập liên tục.

Đây sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng, nhờ đó có thể xác định giá trị của từng khu đất và xem xét xem liệu có nên đầu tư hay không.

Cách xem bản đồ quy hoạch chi tiết

Bản đồ quy hoạch là những bản đồ có tính chuyên môn cao. Vì vậy, các dữ liệu trên bản đồ hầu hết những từ ngữ mang tính chuyên ngành và không phải ai cũng có thể hiểu được. Vậy nên, nếu không thực sự nắm rõ chuyên môn về lĩnh vực bất động sản cũng như các yếu tố trên đất đai, bạn sẽ rất khó để hiểu được hết giá trị của bản đồ và cũng rất khó để đánh giá về khu đất để đưa ra quyết định chính xác.

Với những chú thích ký hiệu dưới đây, Nhà Ở Ngay tin rằng sẽ giúp bạn phần nào trong việc xem và phân tích bản đồ quy hoạch:

Đất xây dựng:

  • DTS: đất dùng cho xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
  • DVH: đất dùng cho xây dựng cơ sở văn hóa
  • DYT: đất dùng cho biểu thị xây dựng cơ sở y tế
  • DGD: đất dùng cho xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
  • DTT: đất dùng cho xây dựng cơ sở thể dục thể thao
  • DKH: đất dùng cho xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
  • DXH: đất dùng cho xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
  • DNG: đất dùng cho xây dựng cơ sở ngoại giao
  • DSK: đất dùng cho xây dựng công trình sự nghiệp khác
  • TSC: đất dùng cho xây dựng trụ sở cơ quan

Đất trồng nông nghiệp:

  • LUC: đất chuyên trồng lúa nước
  • LUK: đất trồng lúa nước còn lại
  • LUN: đất trồng lúa nương
  • BHK: đất bằng trồng cây hàng năm khác
  • NHK: đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
  • CLN: đất trồng cây lâu năm
  • RSX: đất rừng sản xuất
  • NTS: đất nuôi trồng thủy sản
  • LMU: đất làm muối

Đất rừng, an ninh:

  • RSX: đất rừng sản xuất
  • RPH: đất rừng phòng hộ
  • RDD: đất rừng đặc dụng
  • CQP: đất quốc phòng
  • CAN: đất an ninh

Đất công trình, hạ tầng kỹ thuật:

  • DDT: đất có di tích lịch sử – văn hóa
  • DDL: đất có danh lam thắng cảnh
  • DSH: đất sinh hoạt cộng đồng
  • DKV: đất khu vui chơi, giải trí công cộng
  • DNL: đất công trình năng lượng
  • DBV: đất công trình bưu chính, viễn thông
  • DCH: đất chợ
  • DRA: đất bãi thải, xử lý chất thải
  • DCK: đất công trình công cộng khác
  • TON: đất cơ sở tôn giáo
  • TIN: đất cơ sở tín ngưỡng
  • NTD: đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

Các ký hiệu đất khác:

  • SKK: đất khu công nghiệp
  • SKN: đất cụm công nghiệp
  • SKT: đất khu chế xuất
  • TMD: đất thương mại, dịch vụ
  • SKC: đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
  • SKS: đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
  • SKX: đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
  • DGT: đất giao thông
  • DTL: đất thủy lợi
  • SON: đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
  • MNC: đất có mặt nước chuyên dùng
  • PNK: đất phi nông nghiệp khác
  • BCS: đất bằng chưa sử dụng
  • DCS: đất đồi núi chưa sử dụng
  • NCS : Núi đá không có rừng cây

Xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây.