Hà Đông là một trong những quận nội đô Thành phố Hà Nội có tốc độ phát triển cao nhất trong những năm gần đây. Trong bài viết này, cùng Nhà Ở Ngay tìm hiểu thông tin quy hoạch quận Hà Đông mới nhất năm 2020 đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Giới thiệu quận Hà Đông
Quận Hà Đông là một quận thuộc Thành phố Hà Nội, nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 12km về phía Tây nam. Tại đây, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Hà Nội.
Theo bản đồ quy hoạch Thành phố Hà Nội, ranh giới quận Hà Đông tiếp giáp với:
- Phía Bắc: quận Nam Từ Liêm
- Phía Đông: huyện Thanh Trì, Thanh Xuân
- Phía Tây: huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức
- Phía Nam: huyện Thanh Oai
Quận Hà Đông bao gồm 17 phường trực thuộc, trong đó có:
- Phường Mộ Lao
- Phường Phú Lãm
- Phường Văn Quán
- Phường Phú Lương
- Phường Kiến Hưng
- Phường Yết Kiêu
- Phương La Khê
- Phường Yên Nghĩa
- Phường Vạn Phúc
- Phường Dương Nội
- Phường Hà Cầu
- Phường Quang Trung
- Phường Biên Giang
- Phường Phú La
- Phường Nguyễn Trãi
- Phường Phúc La
- Phường Đồng Mai
Thông tin quy hoạch quận Hà Đông
Theo bản đồ quy hoạch quận Hà Đông chi tiết, quy hoạch quận Hà Đông có gần 600 dự án đến năm 2020 bao gồm: Các trụ sở cơ quan, quốc phòng, an ninh, giao thông, giáo dục, thủy lợi, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, nghĩa trang… Đây là cơ sở để xây dựng các quy hoạch cấp phường như: bản đồ quy hoạch phường Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang…
Trong đô thị trung tâm gồm:
- Khu vực nội đô với khu nội đô lịch sử (giới hạn từ phía nam sông Hồng đến đường vành đai 2): khu bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội
- Khu nội đô mở rộng (giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ): khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ – thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại.
Khu mở rộng phía nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến đường vành đai 4) là chuỗi các khu đô thị: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì. Đây là khu vực phát triển dân cư mới đồng bộ và hiện đại, các trung tâm dịch vụ thương mại, văn hóa, tài chính của vùng và quốc gia.
Khu mở rộng phía bắc sông Hồng, nam sông Cà Lồ gồm 3 khu chính:
- Khu đô thị Long Biên – Gia Lâm – Yên Viên (phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế… gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng các quốc lộ 5 và quốc lộ 1);
- Khu đô thị Đông Anh phát triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp và đầm Vân Trì; hình thành khu thể thao mới thành phố Hà Nội và của quốc gia, trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội và vui chơi giải trí của thành phố
- Khu đô thị Mê Linh – Đông Anh phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa và trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh.
Khu vực hai bên sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây – Cổ Loa.
Bản đồ quy hoạch giao thông quận Hà Đông: