BẢN ĐỒ VỊ TRÍ, DỊCH VỤ TIỆN ÍCH VÀ CÁC THÔNG TIN
Giới thiệu tổng quan phường
Ưu điểm
- Vị trí đắc địa khu trung tâm Thủ đô
- An ninh ổn định, dân cư tập trung đông đúc
- Hoạt động kinh doanh sôi động, sầm uất
- Phân khúc bất động sản đa dạng gồm: nhà phố, nhà mặt đất, chung cư,…
Nhược điểm
- Mật độ giao thông lớn, thường xuyên tắc đường
*** Thông tin được cập nhật đến ngày 01/11/2021 ***
Vị trí và lịch sử hình thành
Vị trí
Phường Ngã Tư Sở được biết đến là một phường nằm ở phía Nam quận Đống Đa. Với diện tích 0,23km2. Tại đây, phường giáp ranh với:
- Phường Khương Thượng ở phía Đông
- Phường Thịnh Quang và phường Thượng Đình (quận Thanh Xuân) ở phía Tây
- Phường Khương Trung (quận Thanh Xuân) ở phía Nam
- Phường Trung Liệt ở phía Bắc
Từ trung tâm phường Ngã Tư Sở tới khu vực trung tâm Thủ đô chỉ khoảng 7km, tới sân bay Nội Bài khoảng 28,5km. Tên phường được đặt theo tên của ngã tư Sở, nút giao của 4 tuyến đường: Láng, Tây Sơn, Trường Chinh và Nguyễn Trãi.
Lịch sử phát triển
Phường Ngã Tư Sở trước đây là một phần của phường Nguyễn Trãi, quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày 21/12/1974, khu phố Đống Đa được chia thành 48 tiểu khu. Tháng 12/1978, các tiểu khu này sáp nhập còn 28 tiểu khu và đến năm 1980 còn 24 tiểu khu (trong đó có tiểu khu Nguyễn Trãi). Tiểu khu Nguyễn Trãi được thành lập trên cơ sở tiểu khu Ngã Tư Sở với làng Khương Trung, vốn thuộc xã Khương Đình, huyện Thanh Trì.
Ngày 10/6/1981, HĐND Thành phố Hà Nội ra quyết định thay đổi cấp hành chính nội thành Hà Nội, đổi khu phố thành quận, tiểu khu thành phường. Như vậy, phường Nguyễn Trãi được thành lập trên cơ sở tiểu khu Nguyễn Trãi thuộc khu phố Đống Đa.
Ngày 22/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 74-CP. Theo đó, tách 78,1 ha diện tích và 20.862 người của phường Nguyễn Trãi để thành lập phường Khương Trung (trực thuộc quận Thanh Xuân mới thành lập). Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, phường Nguyễn Trãi còn lại 23,4 ha diện tích tự nhiên, 11.230 người và được đổi tên thành phường Ngã Tư Sở như hiện nay.
Tốc độ phát triển
Ngã Tư Sở trước kia còn được gọi với cái tên “Ngã Tư Khổ” bởi đây từng là nơi trú ngụ của những cô đầu bình dân, thợ thuyền, dân lao động và văn sĩ nghèo. Tuy nhiên, ngày nay phường Ngã Tư Sở một thời nghèo khó, xập xệ đã có nhiều thay đổi. Trước đây, không xa Ngã Tư Sở là tổ hợp Cao – Xà – Lá: Cao su, xà phòng, thuốc lá, mỗi chiều đều bốc mùi ngào ngạt nay đã không còn. Thay vào đó là những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát.
Ngoài ra, phường còn là khu vực có cơ sở hạ tầng giao thông cực kỳ phát triển. Nổi tiếng là cầu vượt Ngã Tư Sở, bên dưới là nút giao giữa 4 tuyến đường lớn: Nguyễn Trãi, Tây Sơn, đường Láng và Trường Chinh (Đại La).
An ninh và dân cư
An ninh phường Ngã Tư Sở nhìn chung tương đối ổn định, dân cư tập trung sinh sống và làm việc đông đúc. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng người dân kinh doanh buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại các phố như Cầu Mới, Vĩnh Hồ, Khương Thượng… gây mất trật tự an toàn giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm.
Đặc biệt, vị trí ngã ba đường Láng nối với đoạn Cầu Mới là nơi diễn ra chợ đêm tự phát của các tiểu thương. Chợ hoạt động giống như một chợ đầu mối hàng đêm, ồn ào và huyên náo. An ninh trật tự tại đây cũng tương đối phức tạp khi các tiểu thương kẻ ô, chiếm chỗ để kinh doanh vô tội vạ. Có hôm chợ họp đến tận 7, 8 giờ sáng, không chỉ gây ra cảnh ùn tắc giao thông do tuyến đường nhỏ mà còn để lại lượng rác thải lớn, dẫn đến cảnh nhếch nhác và ô nhiễm môi trường.
Hệ thống giao thông
Các tuyến đường chính - phụ
Trên địa bàn phường Ngã Tư Sở hiện nay có các tuyến đường chính là Nguyễn Trãi, Đường Láng, Tây Sơn, Trường Chinh. Điểm giao nhau của bốn tuyến đường là cầu vượt Ngã Tư Sở - cây cầu được thiết kế để giảm ách tắc cho hướng đi từ đường Láng đến đường Trường Chinh.
Ngoài ra, không thể không kể đến các tuyến phố như phố Cầu Mới, phố Vĩnh Hồ, Thái Thịnh… Cách trung tâm phường khoảng 3km là đường Vành đai 3 (đi qua Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm), khoảng 4km là Đại lộ Thăng Long (Cao tốc Láng - Hòa Lạc, nối trung tâm Thành phố với Quốc lộ 21A cũ).
Mật độ giao thông
Ngã Tư Sở trước nay có thể nói là khu vực có mật độ giao thông thuộc loại lớn nhất Hà Nội. Với lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, nơi đây thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường, đặc biệt là vào các giờ cao điểm. Mặc dù đã có sự xuất hiện của cầu vượt được thiết kế để giảm ách tắc, song tình trạng này vẫn xảy ra hàng ngày như một quy luật không thể thiếu. Có lẽ bởi vậy mà người ta còn gọi Ngã Tư Sở bằng một cái tên khác - Ngã Tư Khổ.
Các tuyến bus
- Trước Nhà 80 Đường Láng: 09B, 09BCT, 16, 24, 27, CNG05
- Trước Nhà 45 Đường Láng: 09B, 09BCT, 16, 19, 24, 27, CNG05
- Trước Nhà 604 Trường Chinh: 16, 19, 24, 84
- Đối Diện Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương: 18, 51
Quy hoạch tuyến đường
Về quy hoạch, phường Ngã Tư Sở thuộc quy hoạch Phân khu H1-3 của Thành phố Hà Nội (quy hoạch thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa và một phần phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng). Như vậy, quy hoạch giao thông phường Ngã Tư Sở cũng được xác định dựa theo bản đồ quy hoạch giao thông Phân khu H1-3 này.
Tuy nhiên, đồ án quy hoạch này hiện vẫn chưa được công bố online. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu, bạn hoàn toàn có thể tham khảo thông qua đồ án đã được công bố trên cổng thông tin điện tử của quận để lấy ý kiến người dân từ năm 2017.
Bất động sản
Là khu vực có mật độ dân cư tương đối đông đúc, cộng thêm vị trí đắc địa khu vực trung tâm Thủ đô, bất động sản phường Ngã Tư Sở gần như chưa bao giờ hết sôi động. Đặc biệt là ở các phân khúc nhà đất, nhà mặt phố, nhà ở chung cư...
Các dự án trong khu vực
- Chung cư T&T Tây Sơn: 273 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
- Chung cư Le Capitole: 27 Thái Thịnh, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
- Chung cư TNR The Nosta: 90 Đường Láng, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
- Chung cư Mipec Tower: 229 Tây Sơn, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Thông tin các khu tập thể
- Khu tập thể Vĩnh Hồ
Quy hoạch
Khung giá đất phường (Tháng 11/2021)
Dựa theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND của UBND Hà Nội, quy ước:
- Vị trí 1 (VT1): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với đường (phố) có tên trong bảng giá ban hành
- Vị trí 2 (VT2): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 3,5m trở lên.
- Vị trí 3 (VT3): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 2m đến dưới 3,5m.
- Vị trí 4 (VT4): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất dưới 2m.
Bất động sản trên địa bàn
Bài review cùng khu vực

Phường Cát Linh
Phường Cát Linh nằm ở trung tâm quận Đống Đa, được đặt theo tên của một ngôi chùa cổ, ghép từ hai từ “cát tường” - “linh ứng”, nghĩa là may mắn và tốt lành. Đây là nơi kinh doanh sầm uất và sở hữu nhiều di tích lịch sử lâu đời.

Phường Láng Hạ
Phường Láng Hạ trước đây là một làng thuộc đất trồng rau Kẻ Láng - một trong những vùng đất cổ xưa nhất của Thăng Long, nay đã trở thành đô thị náo nhiệt, quy tụ nhiều cơ quan nhà nước, trụ sở doanh nghiệp, ngân hàng lớn.

Phường Láng Thượng
Phường Láng Thượng nổi tiếng về truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều di tích lịch sử và cả bất cập “phố nhỏ, ngõ nhỏ, nhà xây rất nhiều”.

Phường Ô Chợ Dừa
Ô Chợ Dừa xưa nay luôn là một trung tâm văn hóa và thương mại lớn của thủ đô. Hoạt động kinh doanh phát triển nhanh nhưng vẫn bảo tồn được cụm di tích lịch sử độc đáo, hiếm có.

Review phường Kim Liên
Phường Kim Liên hiện vẫn mang vẻ ngoài đặc trưng của các khu tập thể Hà Nội cũ, đang trong quy hoạch cải tạo thành khu đô thị hiện đại, hứa hẹn khoác trên mình "tấm áo mới" khang trang.