Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, dự án sân bay quốc tế Long Thành (huyện Long Thành - Đồng Nai) thuộc nhóm 16 sân bay được mong đợi nhất thế giới. Đây dự án quan trọng quốc gia, thể hiện quyết tâm rất lớn, đường lối đúng đắn, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 29/3/2025, phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Quyết định này sửa đổi khoản 3 Điều 1 Quyết định số 1777/QĐ-TTg (11/11/2020) về chủ đầu tư Dự án thành phần 4 như sau:

  • UBND tỉnh Đồng Nai lựa chọn nhà đầu tư cho các hạng mục: hệ thống ống dẫn nhiên liệu máy bay, thành phố cảng hàng không, khu công nghiệp hàng không và trung tâm điều hành hãng bay.
  • Bộ Xây dựng chọn nhà đầu tư cho khu bảo trì tàu bay (hangar 1-4), nhà ga hàng hóa số 2, kho giao nhận hàng hóa (số 5-8) và nhà ga hàng hóa chuyển phát nhanh.
  • Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư kho giao nhận hàng hóa (số 1-4), hệ thống điện mặt trời và hạ tầng kỹ thuật liên quan.

Quyết định cũng điều chỉnh mục tiêu đầu tư: xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 với 2 đường băng, nhà ga hành khách cùng các công trình phụ trợ, đáp ứng 25 triệu lượt khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Xem thêm >> Hà Nội Đẩy Nhanh Tiến Độ Xử Lý 10 Dự Án Trọng Điểm

Giai đoạn 1 gồm 2 đường băng dài 4.000 m, rộng 75 m (gồm 45 m đường chính và 2 lề rộng 15 m mỗi bên), hệ thống đường lăn, sân đỗ đáp ứng công suất thiết kế.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh thành 109.717,499 tỷ đồng (tăng từ 109.111,742 tỷ đồng), tương đương 4.690,78 triệu USD (tỷ giá 1 USD = 23.390 VND, theo Vietcombank ngày 25/5/2020). Thời gian thực hiện từ 2020-2026, cơ bản hoàn thành năm 2025.

Sân bay long thành giai đoạn 1

Các dự án thành phần được giao cho các đơn vị liên quan:

  • Dự án thành phần 1 do cơ quan quản lý nhà nước quyết định.
  • Dự án thành phần 2 do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện.
  • Dự án thành phần 3 và một số hạng mục thuộc Dự án thành phần 4 do ACV thực hiện.
  • Dự án thành phần 4 do Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai lựa chọn nhà đầu tư.

Quyết định này cũng cập nhật phần ghi chú của Phụ lục tổng mức đầu tư, quy định các công trình thiết yếu như: rà phá bom mìn, san lấp mặt bằng, hàng rào an ninh, hệ thống giao thông nội bộ, cấp điện, nước, viễn thông, nhà ga, sân đỗ máy bay, kho nhiên liệu, tòa nhà điều hành…

Sân bay Long Thành áp dụng công nghệ BIM trong thiết kế và thi công để tối ưu tiến độ, đồng bộ các hạng mục. Mô hình BIM 360 giúp trực quan hóa dự án, phát hiện và giải quyết xung đột kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký (29/3/2025).

Theo lộ trình, trong giai đoạn 2 và 3, sân bay Long Thành sẽ được tiếp tục xây dựng, mở rộng để đạt công suất lần lượt 50 triệu và 100 triệu hành khách mỗi năm, cao hơn hơn ba lần so với Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Có thể bạn quan tâm: Cầu Nhơn Trạch 2 được đề xuất đầu tư nối Đồng Nai với Tp.HCM