Phường Khương Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Khương Thượng được biết đến là một phường thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. Với diện tích khoảng 33,5 ha và vị trí trung tâm tương đối thuận tiện, đây được coi là thiên đường đối với rất nhiều các bạn trẻ bởi vô vàn những món ăn ngon và những món đồ lưu niệm cực kỳ thú vị.

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ, DỊCH VỤ TIỆN ÍCH VÀ CÁC THÔNG TIN

Giới thiệu tổng quan phường

Ưu điểm

  • Hoạt động kinh doanh sầm uất
  • Phường không có khu chung cư nào
  • Người dân thân thiện và gần gũi

Nhược điểm

  • Dây diện chằng chịt trong các con hẻm nhỏ
  • Tình trạng bán hàng rong tràn lan bên lề đường

*** Thông tin cập nhập đến ngày 11/10/2021***

Vị trí & Lịch sử hình thành

Vị trí

Nằm ở phía Nam quận Đống Đa (một trong những quận trung tâm thành phố Hà Nội), phường Khương Thượng tiếp giáp với quận Thanh Xuân bởi tuyến đường Trường Chinh. Phía Bắc giáp phường Trung Liệt và phường Trung Tự (Đống Đa). Phía Nam giáp phường Khương Trung và phường Khương Mai (Thanh Xuân). Phía Đông giáp phường Phương Mai (Đống Đa).

Lịch sử phát triển

Trước thế kỷ XIX, Khương Thượng cùng với Khương Trung, Khương Hạ hợp thành xã Khương Đình, lúc này thuộc huyện Thanh Trì. Sang đầu thế kỷ XIX, Khương Thượng được tách ra, thuộc về tổng Hạ của huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức. Từ năm 1915, Khương Thượng thuộc về tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long. Sau năm 1954, Khương Thượng lại quay trở lại cùng Khương Trung, Khương Hạ hợp thành xã Tam Khương. Trải qua nhiều năm thay đổi và phát triển, Khương Thượng ngày nay trở thành một phường của quận Đống Đa.

Khương Thượng trước đây vốn có năm xóm là: Đình, Đông, Tứ, Dộc và xóm Trước Cửa. Đây là nơi diễn ra các cuộc chiến sự trong chiến dịch Tây Sơn, giải phóng Thăng Long vào năm 1789 nên Khương Thượng ngày nay có rất nhiều di tích lịch sử. Đặc biệt có thể kể đến Đình Khương Thượng thờ thần Cao Sơn - di tích văn hóa lịch sử đã được xếp hạng năm 1990.

Tốc độ phát triển 

Cùng với tốc độ phát triển khu vực, phường Khương Thượng phát triển khá nhanh, song lại không mấy đồng đều. Khu vực dọc theo tuyến đường Trường Chinh nhờ có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng nên hoạt động kinh doanh diễn ra tương đối sầm uất, song phần còn lại của phường Khương Thượng chủ yếu vẫn là các khu tập thể cũ, đường xá còn chật chội và chưa được cải tạo nhiều.

Tại phường Khương Thượng, gần như không có sự xuất hiện của các dự án chung cư cao tầng. Đặc biệt, khi đi vào các ngõ, ngách, sẽ không khó để nhìn thấy hình ảnh các đường dây điện nối chằng chịt trong các con hẻm nhỏ.

An ninh & Dân cư

Đánh giá một cách tổng quan, mật độ dân cư tại phường Khương Thượng khá đông đúc. Tại đây, tập trung lượng lớn sinh viên từ các trường như Đại học Y Hà Nội, Học Viện Ngân Hàng, Đại học Thủy Lợi, Đại học Công Đoàn… học tập và sinh sống. Nơi đây tồn tại các khu tập thể thuộc hàng đầu tiên tại Việt Nam còn sót lại do Triều Tiên hỗ trợ xây dựng, có tuổi thọ lên đến 60 năm. Người dân sinh sống rất đông. Các hộ gia đình chủ yếu làm nghề kinh doanh buôn bán.

Khu vực tuyến đường Trường Chinh tập trung nhiều doanh trại quân đội, an ninh tương đối ổn định. Tuy nhiên, trên các tuyến phố Tôn Thất Tùng, Khương Thượng vẫn tồn tại tình trạng bán hàng rong tràn lan bên lề đường và trên vỉa hè gây mất trật tự an ninh công cộng. Đặc biệt, đường Tôn Thất Tùng do có Bệnh viện Đại học Y nên hàng ngày có rất nhiều lượt người qua lại. Chưa kể, đây cũng là nơi tập trung sinh viên của nhiều trường đại học nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự nhộm nhoạm, trộm cắp, móc túi.

Hệ thống giao thông 

Các tuyến đường chính - phụ

Theo bản đồ quy hoạch giao thông Phân khu H1-3 của Thành phố Hà Nội, phường Khương Thượng xoay quanh bốn tuyến phố chính là:

  • Phố Khương Thượng: Dài 1.500m, rộng 7 - 10m (từ đoạn cạnh Đại học Thủy Lợi qua khu tập thể Khương Thượng và Đình Khương Thượng đến đường Trường Chinh).
  • Phố Trường Chinh
  • Phố Tôn Thất Tùng
  • Phố Lương Định Của

Ngoài ra, còn có tuyến Vành đai 3 (tuyến đường đi qua các quận và huyện Đông Anh, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm).

Mật độ giao thông

Tình trạng chung của các tuyến đường thuộc phường Khương Thượng là thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường. Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do khu vực tập trung nhiều trường học cũng như bệnh viện. Chưa kể, Trường Chinh là một trong các tuyến đường hướng ra bến xe Giáp Bát, có mật độ giao thông rất cao. Nằm trên phố Tôn Thất Tùng là có Đại học Y Hà Nội, kế bên là Bệnh viện Đại học Y, đối diện lại có trường Tiểu học Khương Thượng…, ngày ngày xảy ra ùn tắc, đặc biệt là vào các giờ cao điểm.

Các tuyến bus 

  • Đối Diện Bảo Tàng Phòng Không Không Quân: 16, 19, 24
  • Đại Học Y Hà Nội - Đối Diện 26 Tôn Thất Tùng: 12
  • 20 Tôn Thất Tùng: 12
  • 223 - 225 Trường Chinh: 16, 19, 24

Quy hoạch tuyến đường

Phường Khương Thượng nằm trong quy hoạch Phân khu H1-3 của Thành phố Hà Nội. Quy hoạch được phê duyệt năm 2021, thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa và một phần phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, đồ án quy hoạch này hiện vẫn chưa được công bố online. Bạn có thể tham khảo đồ án đã được công bố trên cổng thông tin điện tử của quận để lấy ý kiến người dân từ năm 2017. Theo đó, quy hoạch giao thông phường Khương Thượng cũng được xác định theo quy hoạch giao thông Phân khu H1-3.

Ví dụ, phần đường kẻ vàng trong hình dưới đây là một số những đường sẽ mở ở phường Khương Thượng trong tương lai.

Trong phạm vi đường, đoạn mở có chiều dài khoảng 100m có điểm đầu tại số 182 Trường Chinh, chạy thẳng về ngõ hồ Hố Mẻ và kết thúc tại gần sân bóng đá Đại học Y.

Bất động sản 

Với vị trí đẹp và thuận lợi cho việc di chuyển, phường Khương Thượng rất phù hợp để định cư lâu dài. Đời sống phát triển, thu nhập người dân cũng ngày một tốt hơn cộng với lượng người nhập cư tăng cao khiến cho nhu cầu tìm mua bất động sản tại phường Khương Thượng ngày càng tăng. Tại một số vị trí, giá nhà thậm chí tăng trưởng gần gấp đôi so với năm trước. Trong đó, các sản phẩm nhà mặt tiền, nhà riêng và nhà chung cư là những sản phẩm được săn đón nhiều nhất. Tuy nhiên, khu vực này lại khá hiếm các dự án chung cư, chủ yếu là nhà tập thể và nhà ở thấp tầng.

Thông tin các khu tập thể

(Đang cập nhật)

Quy hoạch

Theo quy hoạch Phân khu H1-3 của Thành phố Hà Nội.

Khung giá đất phường (Tháng 10/2021)

Dựa theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND của UBND Hà Nội:

  • Vị trí 1 (VT1): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với đường (phố) có tên trong bảng giá ban hành
  • Vị trí 2 (VT2): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 3,5m trở lên
  • Vị trí 3 (VT3): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 2m đến dưới 3,5m
  • Vị trí 4 (VT4): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất dưới 2m

 

Bài review cùng khu vực

Phường Cát Linh
Phường Cát Linh
20/02/2021

Phường Cát Linh nằm ở trung tâm quận Đống Đa, được đặt theo tên của một ngôi chùa cổ, ghép từ hai từ “cát tường” - “linh ứng”, nghĩa là may mắn và tốt lành. Đây là nơi kinh doanh sầm uất và sở hữu nhiều di tích lịch sử lâu đời.

Phường Láng Hạ
Phường Láng Hạ
23/02/2021

Phường Láng Hạ trước đây là một làng thuộc đất trồng rau Kẻ Láng - một trong những vùng đất cổ xưa nhất của Thăng Long, nay đã trở thành đô thị náo nhiệt, quy tụ nhiều cơ quan nhà nước, trụ sở doanh nghiệp, ngân hàng lớn.

Phường Láng Thượng
Phường Láng Thượng
23/02/2021

Phường Láng Thượng nổi tiếng về truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều di tích lịch sử và cả bất cập “phố nhỏ, ngõ nhỏ, nhà xây rất nhiều”.

Phường Ô Chợ Dừa
Phường Ô Chợ Dừa
04/03/2021

Ô Chợ Dừa xưa nay luôn là một trung tâm văn hóa và thương mại lớn của thủ đô. Hoạt động kinh doanh phát triển nhanh nhưng vẫn bảo tồn được cụm di tích lịch sử độc đáo, hiếm có.

Review phường Kim Liên
Review phường Kim Liên
16/03/2021

Phường Kim Liên hiện vẫn mang vẻ ngoài đặc trưng của các khu tập thể Hà Nội cũ, đang trong quy hoạch cải tạo thành khu đô thị hiện đại, hứa hẹn khoác trên mình "tấm áo mới" khang trang.