Quy hoạch là khái niệm không còn xa lạ gì trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về “ cụm từ” này. Vậy quy hoạch là gì? Yếu tố quy hoạch có vai trò thế nào? Quy hoạch gồm những loại nào? Dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên của bạn nhé!

1. Định nghĩa quy hoạch là gì? Quy hoạch gồm mấy loại?

1.1. Định nghĩa quy hoạch là gì?

Quy hoạch là gì? Quy hoạch là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên địa bàn lãnh thổ cho mục đích nhất định trong thời kỳ trung hạn hoặc dài hạn để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên vùng lãnh thổ theo thời gian và cơ sở để lập các kế hoạch cụ thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và các kế hoạch phát triển.

quy-hoach-la-gi

Đặc biệt, quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau như: quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật. Quy hoạch cán bộ, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp của tỉnh,…

Từ định khái niệm trên thì có thể quy hoạch là một công việc khá quan trọng, yếu tố chiến lược của Nhà nước góp phần thúc đầy sự phát triển ổn định, bền vững trên mọi lĩnh vực. Do đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào tiềm năng của quốc gia và từng địa phương và khả năng đáp ứng của từng đối tượng để quy hoạch để đưa ra chính sách phù hợp.

>> Xem thêm: Tìm hiểu về luật quy hoạch đô thị mới nhất hiện nay

1.2. Quy hoạch gồm mấy loại?

Cùng với câu hỏi quy hoạch là gì? Không ít người băn khoăn quy hoạch được phân thành mấy loại. Căn cứ vào các đối tượng quy hoạch, quy hoạch bao gồm các loại sau:

  • Quy hoạch không gian biển 

Là việc phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực như: vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

quy-hoach-la-gi

 

  • Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bố không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển của kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường và phù hợp với sự biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong khoảng thời gian xác định.

  • Quy hoạch theo ngành

Hình thức quy hoạch theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng yếu tố sinh học.

quy-hoach-la-gi

 

  • Quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc, hệ thống công trình đô thị, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân trong đô thị, thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

2. Nguyên tắc quan trọng của hoạt động quy hoạch

Theo Luật quy hoạch thì nguyên tắc hoạt động của yếu tố quy hoạch sẽ phải dựa vào các tiêu chí quan trọng sau:

+ Tuân thủ theo quy định của Luật quy hoạch và các luật khác có liên quan và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

+ Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm cho việc quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

+ Tuân thủ tính liên tục, kế thừa, ổn định theo thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

+ Bảo đảm tính dân chủ, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng động, cá nhân. Đảm bảo sự hài hòa của lợi ích quốc gia, các cùng, các địa phương và lợi ích của người dân.

+ Đảm bảo tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và việc sử dụng hiệu quả nguồn lực hay không.

+ Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.

3. Cách xem quy hoạch được áp dụng phổ biến hiện nay

Quy hoạch là yếu tố được áp dụng chủ yếu trong việc quy hoạch đất đai. Không khó để các bạn có thể tìm hiểu quy hoạch là gì và đặc biệt là xem lô đất có nằm trong diện quy hoạch hay không. Dưới đây là một số cách xem quy hoạch được áp dụng phổ biến nhất:

3.1. Cách xem quy hoạch trên sổ đỏ

Sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ nhân, quyền sở hữu nhà gắn liền với đất được cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu. Thông thường, các loại sổ đỏ hay sổ hồng được cấp thì các thông tin về quy hoạch của vị trí lô đất sẽ được ghi rõ trong tờ giấy đất.

quy-hoach-la-gi

3.2. Cách xem quy hoạch thông qua công ty chuyên về đất đai

Một trong những cách xem quy hoạch được nhiều người lựa chọn đó là thông qua công ty dịch vụ về đất đai, họ đã có trong tay bản đồ quy hoạch chi tiết về địa bàn, quận huyện và chắc chắn có lô đất bạn muốn xem. Vì thế, để xem quy hoạch chính xác nhất thì các công ty cần phải có đầy đủ thủ tục, dịch vụ xem quy hoạch nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.

3.3. Cách xem quy hoạch tại các Cơ quan có thẩm quyền

Tại các cơ quan ban ngành, bạn có thể tìm được thông tin cụ thể, chính xác về lô đất mình định mua đó chính là Phòng Tài nguyên và môi trường ở quận, huyện. Cán bộ của cơ quan sẽ có chức năng giúp bạn tra cứu bản đồ quy hoạch chi tiết và trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

3.4. Cách xem chứng chỉ quy hoạch chi tiết

Cùng với những cách xem quy hoạch trên thì việc xin chứng chỉ quy hoạch chi tiết là cách được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Theo đó, bạn sẽ được cơ quan ban ngành để trực tiếp xin chứng chỉ xác nhận quy hoạch của lô đất. Những thông tin này, sẽ giúp bạn yên tâm khi chọn mua lô đất mình thích. Tuy nhiên, thời gian cấp chứng chỉ khá lâu chỉ dao động từ 15-30 ngày tùy theo từng quận, huyện.

4. Ý nghĩa các loại bản đồ quy hoạch phổ biến hiện nay

4.1.  Quy hoạch 1/2000 

Bản đồ quy hoạch 1/2000 là loại bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, xác định chức năng sử dụng đất và mạng lưới công trình hạ tầng nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch đô thị, định hướng quy hoạch khu đô thị trên cả một khu vực rộng lớn. Bản quy hoạch có giá trị pháp lý, căn cứ để giải quyết tranh tụng.

4.2. Quy hoạch chi tiết 1/500

Trong khi đó, bản đồ quy hoạch 1/500 được bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết bố trí đến từng ranh giới lô đất. Bản đồ này là cơ sở để lập nên được các dự án xây dựng khác khi có đầy đủ giấy tờ cấp phép cùng như các quản lý đầu tư xây dựng.

quy-hoach-la-gi

4.3. Bản đồ quy hoạch 1/5000

Bản đồ quy hoạch 1/5000 nhằm xác định tính chất, vai trò của đô thị để khai tác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển của đô thị, mở rộng đô thị và bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị cả nội và ngoại thị. Tùy vào từng dự án sẽ có bản đồ quy hoạch cụ thể. Người sử dụng đất, có thể tham khảo thêm một số bản đồ quy hoạch như: 1/5.000 hoặc 1/10.000.

5. Quy hoạch – Một số câu hỏi thường gặp hiện nay

Quy hoạch là yếu tố quan trọng đối với các loại đất đai nên luôn nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về yêu tố quy hoạch, bạn cần phải biết:

5.1. Vì sao nên xem quy hoạch trước khi mua nhà?

Thông qua bản đồ quy hoạch người mua sẽ biết chính xác vị trí lô đất muốn mua có thuộc diện quy hoạch hay không. Tùy vào mục đích sử dụng để bạn có lựa chọn khu đất đó hay không. Ngược lại, nếu bạn mua phải đất dính quy hoạch như đất giao thông, đất quy hoạch làm công viên thì sẽ bị tháo dỡ, gây thiệt hại về tài sản.

5.2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt

Thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch được quy định rõ ràng trong Luật quy hoạch sau:

  • Quốc hội là đơn vị quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biểu quốc gia, quy hoạch sử dụng đất của quốc gia.
  • Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng hoặc tỉnh.
  • Đối với quy hoạch Thủ đô, thủ tướng sẽ phê duyệt khi có ý kiến của Quốc hội.

quy-hoach-la-gi

5.3. Bản đồ quy hoạch có vai trò như thế nào?

Theo quy định của Pháp luật thì quy hoạch bất buộc phải có bản đồ. Đây là một trong các yếu tố quan trọng của nội dung trong đồ án quy hoạch. Đó được xem là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy hoạch quản lý theo đô thị. Mỗi loại bản đồ có ý nghĩa, nhiệm vụ riêng được sử dụng tùy vào từng giai đoạn. Ngoài ra, bản đồ quy hoạch còn mang giá trị pháp lý cao là căn cứ để đưa ra quyết định khi phát sinh tranh chấp.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, chắc chắn bạn đã hiểu quy hoạch là gì rồi phải không. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm kiến thức hữu ích khi quyết định mua đất, đặc biệt khi bạn có nhu cầu mua những lô đất đẹp, các dự án bất động sản lớn tại Hà Nội, TP.HCM nhé!