Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía Đông của TP.HCM và là trung tâm kinh tế lớn của phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” chia sẻ đến bạn những thông tin quy hoạch Đồng Nai từ 2022 đến 2030.

1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh có dân số đông thứ 5 cả nước chỉ đứng sau Hà Nội, TP.HCM và Nghệ An. Đây là một trong những “ Tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ”, cửa ngõ đi vào vùng kinh tế phát triển, năng động bậc nhất của cả nước. Vị trí tiếp giáp với các tỉnh sau:

  • Phía Đông: Giáp với Bình Thuận
  • Phía Tây: Tỉnh giáp với TP.HCM 
  • Phía Nam: Giáp Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Phía Bắc: Giáp ranh Bình Phước

quy-hoach-dong-nai

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp trực thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 2 thành phố, 9 huyện, 170 đơn vị hành cấp xã, gồm có 40 phường, 9 thị trấn và 121 xã. Với vị trí địa lý thuận lợi, Đồng Nai chính là khu vực đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư khai thác đưa tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

2. Mục tiêu quy hoạch tỉnh Đồng Nai đến 2030 

Theo thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai Mới nhất, mục tiêu quy hoạch tỉnh được chia thành các hạng mục chính sau: 

  • Tạo liên kết vùng, thúc đầy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 
  • Định hướng phát triển không gian toàn vùng đến 2050 gồm: Không gian xây dựng độ thị, dân cư nông thôn gắn theo hướng kết hợp hài hòa với không gian công nghiệp, không gian du lịch, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
  • Làm cơ sở chỉ đạo các cấp, các ngành trong việc lập đồ án quy hoạch xây dựng chuyên ngành, các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển. 
  • Đồng Nai phát triển công nghệ quản lý kiểm soát không gian toàn vùng, mở ra cơ hội đầu tư ổn định và bền vững. 

3. Bản đồ quy hoạch Đồng Nai mới nhất 2022

quy-hoach-dong-nai

4. Thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai từ 2030 đến 2050

4.1. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai

Quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Đồng Nai được tập chung chính vào thành phố Biên Hòa, có 5 vị trí sẽ được điều chỉnh sau:

+ Dự án khu đô thị - du lịch Tân Bửu tại phường Bửu Hòa – Tân Vạn, trong đó có dự án đầu tư nối từ Cẩu Bửu đến quốc lộ 1K. Quá trình điều chỉnh khu vực trên làm biến động đất đai như: Đất ở tăng thêm 17 hecta, đất cây xanh tăng thêm 29 hecta, đất dịch vụ giảm 8 hecta, đất du lịch giảm 50 hecta.

+ Tiến hành điều chỉnh hướng tuyến trục sinh thái qua đoạn từ Long Bình Tân từ phía Nam của Bến Gỗ, vượt sông Bến Gỗ, không đi vào đường Ngô Quyền và tránh phía Tây Bắc khu dân cư dọc hương lộ 2, kết nối quốc lộ 51 giao quốc lộ 51 với đường bên cạnh ICD Biên Hòa.

+ Thực hiện quy hoạch mở rộng cảng Đồng Nai, dự án cụm kho xăng dầu và khí hỏa. Tiến hành điều chỉnh tạo quỹ đất để đầu tư xây dựng tuyến hương lộ 2 nối dài, đoạn qua xã An Hòa.

+ Điều chỉnh chức năng quy hoạch khu cây xanh tập trung tại xã Hiệp Hòa sang quy hoạch đất ở dự án mật độ thấp kết hợp thương mại dịch vụ, công viên cây xanh. 

quy-hoach-dong-nai

4.2. Quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai

Về giao thông, tỉnh Đồng trong giai đoạn 2021 đến 2022 tiến hành nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông liên huyện, liên tỉnh phần lớn là chú trọng vào phát triển hệ thống giao thông thành phố Biên Hòa. Thành phố Biên Hòa là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, nó được xem là cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

quy-hoach-dong-nai

Trong tương lai, tỉnh Đồng Nai sẽ phát triển trở thành đầu tàu lớn về giao thông mọi tuyến đường từ đường bộ đến đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Trọng điểm quy hoạch giao thong TP.Biên Hòa, Đồng Nai hướng đến sau: 

  • Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: Tuyến đường này nối Biên Hòa với sân bay Long Thành, TP. Vũng Tàu. Nó giúp giảm tải cho QL51 vào 2021. 
  • Tuyến đường sắt Metro Bến Thành – Suối Tiên – Biên Hòa
  • Các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Cù Lao Phố,… 
  • Tuyến đường tại khu vực kết nối với ngã 4 Vũng Tàu và trung tâm thành phố qua đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. 
  • Tuyến đường nối 3 Quốc lộ là QL1, QL1K và Ql51.
  • Bờ Kè và đường ven sông Đồng – đường Nguyễn Văn Trị nối dài

4.3. Quy hoạch phát triển không gian tỉnh Đồng Nai

Về quy hoạch không gian, tỉnh quy hoạch Đồng Nai thành 3 tiểu vùng gồm:

  • Vùng kinh tế Tây Nam - Đồng Nai

Vùng kinh tế Tây Nam – Đồng Nai bao gồm TP.Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, Long Thành. Khu vực này đóng vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, hướng đến trở thành trung tâm đô thị và công nghiệp - dịch vụ mới nằm phía bờ Đông sông Đồng Nai của vùng KTTĐPN vào 2021. Ưu tiên phát triển ngành công nghệ cao, công nghiệp có hàm lượng giá trị tăng cao, dịch vụ vận chuyển, kho bãi, cảng biển, cảng cạn,….

Phát triển các dịch vụ tài chính – ngân hàng, thương mại xuất khẩu, dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ và các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, trung tâm dịch vụ là thành phố Biên Hòa. 

quy-hoach-dong-nai

  • Vùng kinh tế Đông Nam Đồng Nai

Khu vực này bao gồm thị xã Long Khánh và các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất. Tiến hành đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, nhanh chóng chuyển từ trọng điểm tiểu vùng nông nghiệp sang trọng điểm về công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh. 

Tỉnh phát triển các khu, cụm CN chuyên ngành chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, Đồng Nai phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tạo thương hiệu cho tỉnh. 

  • Vùng kinh tế phía Bắc Đồng Nai

Bao gồm huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, và Định Quán phát triển nông lâm nghiệp kết hợp công nghiệp và dịch vụ, sông Đồng Nai, sông La Ngà, vành đai xanh nông, lâm nghiệp của tỉnh và vùng KTTĐPN. Bảo vệ và phát triển rừng theo hướng đa mục tiêu, đặc biệt là khu rừng Nam Cát Tiên và Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Phát triển ngành du lịch ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với sông Đồng Nai, hồ Trị An, Vườn quốc gia Cát Tiên và các khu di tích văn hóa lịch sử, thắng cảnh thiên nhiên rừng, hồ.

5. Tiềm năng bất động sản tỉnh Đồng Nai

Tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và lợi thế vị trí chiến lược liền kề TP.HCM… giúp Đồng Nai là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư bất động sản. Theo đánh giá của các chuyên gia, Đồng Nai sẽ sớm trở thành vị trí “ tấc đất tấc vàng” khi các dự án lớn đi vào hoạt động. Cụ thể:

Sân bay Long Thành – Cú hích “ mạnh mẽ” trên thị trường BĐS

Tháng 1-2021, sân bay quốc gia Long Thành cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia chính thức khởi công với tổng diện tích bàn giao lên đến 1810 ở giai đoạn 1. Theo các chuyên gia, tiến độ thi công của sân bay Long Thành sẽ được đẩy mạnh, nguyên nhân của việc này là do tình trạng quá tải của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. 

Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ trở thành cảng hàng không Quốc tế trong khu vực, phục vụ chiến lược phát triển dài hạn của ngành vận tải hàng không Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đưa du khách đến các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

Với những điều kiện thuận lợi trên, Đồng Nai và sân bay Long Thành trở thành nơi được nhiều nhà đầu tư chú ý, tập trung đầu tư và phát triển mạnh trong thời gian tới. Có thể nói, khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, Đồng Nai sẽ đi vào hoạt động, tạo nên một diện mạo mới cho toàn phường. 

quy-hoach-dong-nai

Cơ hội “ sống xanh” – Biệt thự, chung cư cao cấp

Sự khan hiếm đất tại TP.HCM chính là cơ hội để các dự án bất động sản tại khu vực Đồng Nai phát triển nhanh, mạnh trong thời gian gần đây. Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thuận tiện, các dự án bất động sản vì thế mà được đầu tư mạnh kết hợp với các tiện ích nội khu, không gian sống trong lành đáp ứng với sự chuyển dịch dân cư đông đúc từ TP.HCM.

Bên cạnh đó, môi trường sống trong lành với điều kiện sống trong lành như Đồng Nai là điều mà nhiều gia đình hướng đến, bé có được sự phát triển tốt nhất trong tương lai. 

Sự chuyển dịch chuyển dân cư  – Shophouse đầu tư thông minh

Đi cùng với sự phát triển của du lịch, đường xá, dịch vụ,… là lợi thế sinh lời của hình thức mua bán Shophouse tại Đồng Nai. Đầu 2021, TP Thủ Đức và Vũng Tàu tạo nên một tam giác kinh tế mũi nhọn bao quanh khu vực sân bay Long Thành. Nắm giữ vai trò đặc biệt trong tam giác kinh tế phía Nam, khiến Đồng Nai nhanh chóng trở thành điểm sáng đầu tư với tiềm năng phát triển kinh tế vượt trội. 

Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Đồng Nai, mục đích để các chủ đầu tư và thương nhân mở rộng thị trường kinh doanh ra đô thị ngoại đô của TP.HCM. Với tương lai phát triển của tỉnh, việc đầu tư shophouse tại thời điểm này là lựa chọn đón đầu xu hướng.

Hy vọng với những thông tin quy hoạch Đồng Nai từ 2030 đến 2050 sẽ giúp bạn có thêm kiến thức ích hữu ích, đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu tư bất động sản tại khu vực này. Chúc bạn may mắn nhé!