Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng, phân lô bán nền, nhà phố đều phải có quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu quy hoạch 1/500 là gì? Ý nghĩa của bản quy hoạch 1/500? Quy hoạch 1/500 và 1.2000 có gì khác nhau? Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên nhé!

Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng, phân lô bán nền, nhà phố đều phải có quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500. Tuy nhiên thì không phải ai cũng hiểu quy hoạch 1/500 là gì? Ý nghĩa của bản quy hoạch 1/500? Quy hoạch 1/500 và 1.2000 có gì khác nhau? Trong bài chia sẻ dưới đây, “ Nhà Ở Ngay” sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên nhé!

1. Quy hoạch 1/500 là gì? Ý nghĩa của bản quy hoạch 1/500

1.1. Quy hoạch 1/500 là gì?

Quy hoạch 1/500 hay còn được gọi là quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Quy hoạch hoạch 1/500 là bản quy hoạch tổng thể mặt bằng của các dự án được đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở, tiêu chí để xây dựng định vị công trình, thiết kế kỹ thuật xây dựng các công trình và thực hiện xây dựng.

quy-hoach-1-500

Thường bản quy hoạch 1/500 gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể và cũng là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng cho dự án, lập dự án đầu tư xây dựng. Các chỉ tiêu để xây dựng quy hoạch 1/500 cần phải có các tiêu chí sau: hạ tầng kỹ thuật, dân số, hạ tầng tổ chức, kiến trúc/thiết kế chi tiết cho từng lô đất,…Trong bản đồ quy hoạch 1/500 cần xác định được mối quan hệ giữa các công trình với các yếu tố bên ngoài như cổng vào, đường đi, tường rào,…

>> Xem thêm: Quy hoạch là gì? - Từ A- Z các thông tin về quy hoạch, bạn nên biết

1.2. Ý nghĩa của bản quy hoạch 1/500

Quy hoạch tỷ lệ 1/500 nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch phân khu và quy hoạch chung. Loại bản đồ này giúp chúng ta dễ dàng nhìn rõ chi tiết bố trí cụ thể tất cả các công trình trên đất dự án. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bản đồ thể hiện chi tiết đến từng lô đất.

quy-hoach-1-500

Tóm lại, bản vẽ quy hoạch 1/500 là phương thức trình bày mặt bằng tổng thể các dự án bất động sản, quy hoạch chi tiết bố cục cụ thể của các công trình trên đất. Về hạ tầng kỹ thuật, cách bố trí đến từng ranh giới của lô đất. Là căn cứ quan trọng để xác định chính xác vị trí, các công trình xây dựng. Mặt khác, nó cũng giúp cho việc thiết kế cơ sở và kỹ thuật xây dựng trở nên dễ dàng hơn.

2. Điều kiện để lập bản quy hoạch 1/500

Vậy khi nào thì lập bản quy hoạch 1/500? Theo Bộ Xây Dựng thì với các dự án đầu tư xây dựng do chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha thì nên lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết.

Đối với dự án có quy mô trên 5 ha và trên 2 ha với nhà chung cư, chủ đầu tư phải tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 đã tiến hành phê duyệt. Không cần tập trung và trình duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đối với các công trình đơn lẻ. 

quy-hoach-1-500

Vì thế, chủ đầu tư chỉ cần vẽ một cách tổng quan mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phù hợp với quy hoạch phân khu xây dựng hoặc cấp phép, đảm bảo việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật phù hợp với không gian kiến trúc trong khu vực.

>>Xem thêm: Quy hoạch Sử dụng đất là gì? Những điều cần biết về quy hoạch đất

3. Hướng dẫn chi tiết cách lập bản quy hoạch 1/500

Để lập bản quy hoạch 1/500 thì các đơn vị cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đầy đủ các bước. Dưới đây là hướng dẫn lập quy hoạch chi tiết 1/500, các đơn vị thi công cần phải nắm rõ: 

3.1. Chuẩn bị hồ sơ xét duyệt quy hoạch 1/500

Bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 bao gồm đầy đủ các thông tin về quy hoạch chung, vùng, quy hoạch chi tiết kể cả thiết kế đô thị. Khi chủ đầu tư muốn thực hiện phê duyệt theo tỉ lệ 1/500 cần có đầy đủ các loại hồ sơ để xét duyệt. Bao gồm các loại sau:

  • Đơn đề nghị cấp phép lĩnh vực quy hoạch
  • Sơ đồ chi tiết vị trí địa điểm đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
  • Dự kiến phạm vi, ranh giới của khu đất, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch
  • Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư
  • Báo cáo chi tiết về vấn đề pháp nhân, năng lực tài chính để triển khai dự án

quy-hoach-1-500

3.2. Các bước thực hiện bản quy hoạch 1/500

Theo thông tư hướng dẫn lập quy hoạch chi tiết 1/500 thì một bản quy hoạch 1/500 cần phải thực hiện đúng quy trình, cấp phép bản đồ chi tiết theo các bước sau:

  • Bản tờ trình đề nghị khi tiến hành thẩm định quy hoạch . Đây là cơ sở quan trọng để bên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt một quy hoạch.
  • Phê duyệt thực hiện dự án, lập bản quy hoạch xây dựng. Dự án có được triển khai hay không phụ thuộc nhiều vào chủ đề này. Do đó, bản quy hoạch tổng thể được phê duyệt khẳng định sự phát triển của các dự án.
  • Tài liệu hồ sơ chứa thông tin và tài liệu quy hoạch dự án được cấp quyền xem xét. Hồ sơ có giá trị pháp lys được chuyển đến cơ quan thẩm quyền quyết định.
  • Văn bản xác nhận đơn vị đấu thầu xây dựng dự án là chủ đầu tư. Hoặc xác nhận dự án từ cơ quan có thẩm quyền đang còn giá trị hiệu lực.
  • Tiến hành thuyết minh thực hiện quy hoạch 1/500 hoặc 1/2000 và bản vẽ khác kèm theo bản vẽ chính của công trình. Thống kê bản vẽ thu nhỏ trên khổ giấy A3, các loại chú thích, phụ lục đi kèm để hình dung cụ thể.
  • Bản đồ chi tiết thể hiện địa giới hành chính của dự án, lô đất, công trình chuẩn bị thi công. 
  • Tiếp đến, tiến hành phân chia phạm vi cụ thể triển khai quy hoạch chi tiết 1/500.
  • Cuối cùng, bản dự thảo các nhiệm vụ thực hiện đối với quy hoạch chi tiết 1/500 nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, để được phê duyệt dự án quy hoạch 1/500 thì cần tuân thủ đầy đủ các bước trên. Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, các loại giấy tờ liên quan đến pháp lý. Sau khi hoàn thành hồ sơ giấy tờ, việc công bố bản quy hoạch chi tiết 1/500 chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

4. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500

Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 1/500 là ai? Theo Điều 31 Nghị định 37/2010 NĐ-CP thì những cơ quan có quyền phê duyệt quy hoạch 1/500 gồm:

+ Bộ xây dựng: Đơn vị này có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Thủ tướng chính phủ.

+ UBND cấp tỉnh: Phê duyệt đồ án theo quy hoạch 1/500 đối với các dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh.

+ UBND cấp huyện: Phê duyệt đồ án quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 nằm trong thẩm quyền của UBND cấp huyện. Các loại đồ án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch chi tiết xây dựng.

quy-hoach-1-500

Chú ý: Trong các dự án quy hoạch 1/500 thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh/huyện thì cần phải hỏi ý kiến thống nhất của sở quy hoạch kiến trúc hay của UBND cấp tỉnh trước khi UBND cấp quận/huyện phê duyệt dự án.

>> Xem thêm: Quy hoạch đường vành đai 4 – “Xương sống” của vùng Thủ đô

5. Phân biệt sự khác nhau của quy hoạch 1/500 và 1/2000 

Cùng với bản quy hoạch 1/500 thì bản quy hoạch 1/2000 là hai dự án quy hoạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai bản quy hoạch với nhau. Để phân biệt hai loại quy hoạch này thì bạn cần dựa vào các yếu tố sau:

Khái niệm:

+ Quy hoạch 1/2000: Bước phát triển của quy hoạch xây dựng đô thị. Cơ sở cho việc triển khai và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đồ án quy hoạch chi tiết 1/500.

+ Quy hoạch 1/500: Quy hoạch này sẽ triển khai và cụ thể hóa quy hoạch 1/2000.  Cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng.

Mục đích

+ Quy hoạch 1/2000: Dự án này thực hiện mục đích quản lý khu đô thị

+ Quy hoạch 1/500: Xác định đúng mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch 1/500 với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.

quy-hoach-1-500

Người thực hiện:

+ Quy hoạch 1/2000: Do chính quyền địa phương, chủ đầu tư thực hiện phê duyệt

+ Quy hoạch 1/500: Do các cơ quan, doanh nghiệp, công ty bất động sản thực hiện

Cơ quan tiến hành phê duyệt:

+ Quy hoạch 1/2000:  Cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt nhưng do địa phương và chủ đầu tư phê duyệt

+ Quy hoạch 1/500: Được các Cơ quan có thẩm quyền cấp phép như: Bộ xây dựng, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện,…

6. Quy hoạch 1/500 có thời hạn bao lâu?

Quy hoạch 1/500 có thời hạn bao lâu? Chủ đầu tư dự án sau khi thực hiện các quy hoạch cần được cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong khoảng 20 ngày. Sau đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tiến hành chỉnh sửa, cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực. Thực tế cho thấy, khi có văn bản chấp thuận thì chủ đầu tư tiến hành thực hiện công tác quy hoạch chi tiết với tỉ lệ 1:500 trong vòng 20 ngày.

quy-hoach-1-500

Trên đây là thông tin chi tiết về bản quy hoạch 1/500 là gì? Ý nghĩa và điều kiện thực hiện bản quy hoạch 1/500. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để có thêm kiến thức hữu ích về quy hoạch 1/500 đưa ra tính toán hợp lý khi thi công dự án bất động sản nhé!