Giấy uỷ quyền có phải công chứng không? Trình tự, thủ tục, hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để công chứng giấy ủy quyền?

Giấy uỷ quyền có phải công chứng không? Trình tự, thủ tục, hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để công chứng giấy ủy quyền?

Đừng lo lắng, ở bài viết này Nhà Ở Ngay sẽ giải đáp mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải về công chứng ủy quyền ngay sau đây.

Cần lập giấy ủy quyền khi nào

Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp:

Ủy quyền đơn phương

Tức là giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. 

Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. 

Do vậy, nếu sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

cong-chung-uy-quyen

Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.

Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. 

Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. 

Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. 

Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền.

Công chứng ủy quyền có cần phải thực hiện không?

Bộ luật dân sự không quy định cụ thể những trường hợp nào giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng mà tùy thuộc vào lĩnh vực ủy quyền luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh cụ thể. 

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng giấy ủy trong một số trường hợp không bắt buộc.

Vậy, giấy ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc. 

Trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực.

thu-tuc-cong-chung-uy-quyen

Thủ tục cần thực hiện khi bạn công chứng ủy quyền

Điều 55 của Luật công chứng năm 2014 cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.

Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền phải được công chứng. Khi công chứng các bên phải cung cấp các giấy tờ cần thiết. Cụ thể như:

Các giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:

Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao):

  • Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;
  • Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:
  • Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao)
  • Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao)
  • Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao)
  • Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.
  • Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao)

Các giấy tờ bên nhận ủy quyền phải cung cấp

Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao).

Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

  • Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao)
  • Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao)
  • Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao)
  • Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.

Lời kết

Qua bài chia sẻ, chúng tôi đã đề cập đến cho bạn toàn bộ những việc cần lưu ý về vấn đề công chứng ủy quyền. Hy vọng rằng, bạn sẽ có một cái nhìn, cũng như có nhiều kiến thức hơn, để có thể chủ động hơn trong việc đi công chứng ủy quyền.