Tư vấn phong thủy bàn thờ ông táo cho gia chủ giúp hút Tài Lộc vào đầy nhà. Tìm hiểu ngay để có xem xem bàn thờ ông táo nhà mình đa được sắp đặt đúng chưa

Văn hóa thờ cúng ông Công, ông Táo vốn là một trong những nét đẹp tâm linh đối với truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, bàn thờ ông Táo xuất hiện trong mọi nhà, mang nhiều ý nghĩa quan trọng về mặt phong thủy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bố trí phong thủy bàn thờ ông Táo sao cho hợp lý. Vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này ngay nhé!

phong thủy bàn thờ ông táo hợp gia chủ

1. Sự tích ông Táo

Ông Táo (hay còn gọi là Táo Quân) trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam bắt nguồn từ ba vị thần “Thổ Địa - Thổ Công - Thổ Kỳ” của Trung Quốc. Sau được Việt hóa thành huyền tích “2 ông - 1 bà” bao gồm: Thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Ông Táo ở đây chính là thần Bếp núc, nhưng người ta vẫn thường quen gọi là Táo Quân hay ông Táo.

Tích xưa kể lại rằng, có hai vợ chồng nọ sống rất nghèo khổ. Chồng tên Trọng Cao còn vợ tên Thị Nhi. Hai người lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có con nên rất buồn phiền, thường hay cãi cọ nhau.

Một hôm vì quá giận mà Trọng Cao đã lỡ tay đánh vợ mình. Thị Nhi uất ức bỏ nhà đi, gặp được một chàng trai tên là Phạm Lang. Phạm Lang khéo léo, lại nói lời ngon ngọt đã quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau, nên duyên vợ chồng.

Mặt khác, Trọng Cao sau khi nguôi giận thấy vợ bỏ đi liền chạy đi tìm kiếm khắp nơi. Chàng buồn rầu bỏ bê công chuyện làm ăn, làm kẻ hành khất để đi tìm vợ.

Một hôm, Trọng Cao đến xin ăn ở một nhà khá giả. Bất ngờ, bà chủ đem cơm ra cho lại là Thị Nhi. Cả hai nhận ra nhau, tình cũ không rủ cũng tới. Thị Nhi lúc này cảm thấy vô cùng hối hận vì đã lỡ lấy Phạm Lang.

Trong khi hai người đang hàn huyên tâm sự, Phạm Lang bất chợt từ ngoài đồng trở về. Thị nhi vội nói Trọng Cao ẩn mình vào trong đống rơm. Không ngờ rằng Phạm Lang lại về nhà để lấy cốt tro bón ruộng, tính đốt đống rơm lấy tro.

Trọng Cao vì đường xa mỏi mệt, lúc này đang say ngủ trong đống rơm nên không hề hay biết. Cứ thế mà bị chết cháy trong đống rơm. Thị Nhi thấy vậy, vì quá đau lòng cũng đã nhảy vào đống lửa chết theo. Phạm Lang thấy vậy cũng lao vào đống rơm cháy mà chết.

Sau khi mất đi, họ được Ngọc Hoàng thương tình mà cho giữ chức Táo Quân, có nhiệm vụ cai quản bếp núc trong mỗi gia đình.

>> XEM NGAY: Tổng hợp kiến thức tư vấn phong thủy xây nhà hợp mệnh hợp tuổi cho gia chủ giúp Chiêu Tài Lộc

 

phong thủy bàn thờ ông táo

2. Tục thờ cúng ông Táo

Cũng theo tích dân gian trên, ông Táo chính là đại diện cho sự thủy chung son sắt, cho hạnh phúc và hơi ấm gia đình. Thông qua việc thờ cúng ông Táo, người ta cầu mong cho gia đình mình luôn được bình yên, hạnh phúc. Vợ chồng thấu hiểu, yêu thương và chở che lẫn nhau. Đặt bàn thờ ông Táo trong nhà, Táo sẽ giúp bạn quán xuyến việc bếp núc, lo liệu chuyện gia đình.

Các gia đình Việt thường đặt bàn thờ ông Táo tại các vị trí cao ráo trong bếp. Bên trên đặt hoa quả, nến cùng bình hoa tươi. 

Lễ cúng Táo Quân được thực hiện hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, hay còn gọi là Tết ông Công - ông Táo. Vào ngày này, phong thủy bàn thờ ông Táo sẽ được dọn dẹp sạch sẽ, gia chủ thắp hương để tiễn ông Táo về trời.

Trong phong thủy bàn thờ ông Táo, gia chủ sẽ chỉ được viên mãn khi bàn thờ ông Táo được đặt đúng cách, đúng hướng. Nếu đặt sai, hay phạm phải những điều đại kỵ trong phong thủy bàn thờ ông Táo sẽ làm mất đi tính linh thiêng của bàn thờ, thậm chí gây ra nhiều tai họa không mong muốn.

phong thủy bàn thờ ông táo hợp mệnh gia chủ

3. Phong thủy bàn thờ ông Táo

Vị trí phong thủy bàn thờ ông Táo

Theo truyền thuyết dân gian thì ông Táo là thần cai quản Bếp núc, do đó phong thủy bàn thờ ông Táo nên được đặt ở trong bếp. Đây đồng thời cũng là nhà của các vị. Việc đặt bàn thờ ở vị trí đẹp của không gian bếp vừa thể hiện lòng thành kính, lại vừa giúp phát huy tối đa uy lực của Táo Quân.

Tuy vậy, không phải vị trí nào trong bếp cũng hợp với phong thủy bàn thờ ông Táo. Theo các chuyên gia thì vị trí tốt nhất nên là vị trí gần với bếp lửa bởi ông Táo thuộc hành Hỏa. Hỏa - Hỏa gần nhau sẽ càng làm tăng thêm vượng khí và sức mạnh của ông Táo. Bạn có thể cân nhắc đặt bàn thờ ông Táo tại chính giữa tủ bếp cũng được.

Một điều lưu ý là bàn thờ ông Táo không được đặt dưới đất (không quá cao nhưng phải cao hơn so với bàn bếp). Không đặt bàn thờ gần với vị trí bồn rửa hay nơi có nước. Đặc biệt, không để bàn thờ nhìn về phía nhà vệ sinh. Thủy - Hỏa tương khắc ắt sẽ dẫn đến những điều không may, chưa kể sẽ làm giảm đi uy lực của ông Táo.

Ngoài ra, đối với các gia đình không có bếp hoặc không thích đặt bàn thờ ông Táo trong bếp thì cũng có thể thắp hương cúng cùng ở bàn thờ gia tiên.

>> XEM NGAY: [HOT] Cách xem phong thủy nhà đất ở theo tuổi chuẩn 2021

 

tư vấn phong thủy bàn thờ ông táo

Hướng phong thủy bàn thờ ông Táo

Hướng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong phong thủy bàn thờ ông Táo. Theo các chuyên gia phong thủy, bàn thờ nên đặt hướng ra phía cửa bếp. Hướng nhìn này sẽ giúp cho các vị thần có thể dễ dàng chứng giám mọi việc, qua đó bẩm báo một cách tường tận để Ngọc Hoàng Đại Đế ban phúc lộc cho gia đình.

HƯỚNG PHONG THỦY BÀN THỜ ÔNG TÁO:

Hướng tốt:

  • Đông Bắc: Công việc thuận lợi, làm ăn suôn sẻ, thăng tiến nhanh trong công việc.
  • Tây: Gia đình hạnh phúc, thịnh vượng, tránh được nhiều bệnh tật.
  • Tây Nam: Có quý nhân phù trợ, đường con cái thuận lợi, may mắn.
  • Tây Bắc: Gia đình hòa thuận, sung túc và bền lâu…

Hướng xấu:

  • Bắc: Gia đình dễ bị tuyệt tự, con cái gặp nhiều tai họa, không sống được lâu.
  • Đông Nam: Gia đình tổn hao năng lượng, trục trặc liên miên miên, bệnh tật không qua khỏi, tài sản hao hụt.
  • Nam: Gia đình hay xảy ra cãi vã, công việc không ổn định, dễ gặp tai nạn.

HƯỚNG PHONG THỦY BÀN THỜ ÔNG TÁO THEO TUỔI:

Tùy theo mỗi tuổi khác nhau mà sẽ có các cách sắp xếp hướng phong thủy bàn thờ ông Táo khác nhau.

Hướng tốt:

  • Hướng Sinh Khí: Gia đình có thêm tài lộc, công việc làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
  • Hướng Thiên Y: Mọi ốm đau bệnh tật của thành viên trong gia đình sẽ tiêu tan.
  • Hướng Phúc Đức: Con đường công danh và học hành gặp nhiều may mắn.
  • Hướng Phục Vị: Hướng đại diện cho sức khỏe và sự trường thọ.

Hướng xấu:

  • Hướng Tuyệt Mệnh: Hướng ứng với sát tinh chủ, nguy hiểm nhất đối với một người. Đặt bàn thờ ông Táo hướng này gia đình sẽ dễ bị kẻ tiểu nhân hãm hại, gặp nhiều mất mát, thậm chí là mất mạng.
  • Hướng Ngũ Quỷ: Thường xuất hiện nhiều ma quỷ phá hoại sự bình yên của gia đình. Dễ gặp hỏa hoạn, làm ăn thất bát, ruộng đồng mất mùa.
  • Hướng Lục Sát: Gia đình sẽ thường xuyên cãi vã, mất của.
  • Hướng Họa Hại: Át đi sự linh nghiệm của bàn thờ, thậm chí khiến cho gia đình gặp phải những rắc rối lớn.

HƯỚNG PHONG THỦY BÀN THỜ ÔNG TÁO THEO MỆNH:

  • Người Đông tứ mệnh (Thủy, Mộc, Hỏa) nên đặt bàn thờ theo hướng Đông tứ trạch gồm (Đông, Đông Nam, Nam, Bắc).
  • Người Tây tứ mệnh (Thổ, Kim) nên đặt bàn thờ theo hướng Tây tứ trạch (Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc).
>> XEM NGAY: [Tư vấn] Phong thủy phòng thờ Gia Tiên | Những điều cần kiêng kỵ

 

tìm hiểu phong thủy bàn thờ ông táo

Kích thước phong thủy bàn thờ ông Táo

Đối với kệ thờ:

  • Dài x Rộng x Cao: 0.87 x 0.61 x 0.61m
  • Dài x Rộng x Cao: 1.07 x 0.69 x 0.69m

Đối với bàn thờ treo tường:

  • Sâu x Rộng: 0.48 x 0.48m (Hỷ sự x Hỷ sự)
  • Sâu x Rộng: 0.48 x 0.68m (Hỷ sự x Hưng Vượng)
  • Sâu x Rộng: 0.48 x 0.88m (Hỷ sự x Tiến Bảo)

Ngày tốt để lập bàn thờ ông Táo

Trong phong thủy bàn thờ ông Táo, việc chọn ngày không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, nếu cẩn thận, bạn nên lập bàn thờ vào ngày và giờ Hoàng Đạo để tăng tính linh thiêng cho bàn thờ.

Thắp hương ông Táo vào những ngày nào?

Hãy ghi nhớ rằng, ngày quan trọng nhất là ngày tiễn ông Táo về trời (tức ngày 23 tháng Chạp). Gia chủ cần tiễn ông Táo về đúng ngày. Giờ tốt nhất là từ giờ Mùi đến giờ Tuất (tức 13 - 21h).

Những ngày bình thường trong tháng, bạn chỉ cần chú ý giữ vệ sinh bàn thờ sạch sẽ, ngăn nắp. Ngày mùng 1 và 15 Âm lịch hàng tháng cần phải thắp hương, cắm hoa cùng ly nước, trái cây để dâng lên.

>> XEM NGAYPhong thủy cửa phòng thờ và những điều bạn nên biết

 

sắp xếp phong thủy bàn thờ ông táo

Bàn thờ ông Táo cần những gì?

Một bàn thờ đúng với phong thủy bàn thờ ông Táo cần có:

  • Kệ bàn thờ (thường là kệ gỗ hoặc xây bằng xi măng)
  • Bài vị ông Táo
  • Bát nhang
  • Bình hoa
  • Đĩa đựng hoa quả, bánh kẹo
  • Ly nước

Vào ngày ông Táo về trời (23 tháng Chạp) có thể chuẩn bị thêm:

  • Bánh kẹo (1 đĩa)
  • Trầu cau (1 đĩa)
  • Rượu (3 chén)
  • Hương đèn
  • Tiền vàng
  • Cá chép sống (3 con) để Táo đi về trời
  • Gạo (1 bát), muối (1 bát)
  • Gà luộc/thịt lợn luộc
  • Canh măng/canh mọc (1 bát)
  • Giò (1 đĩa)
  • Xôi gấc/bánh chưng
  • Chè (1 đĩa)
  • Ấm trà (1 ấm)
  • Đồ xào thập cẩm (1 đĩa)...

Lập phong thủy bàn thờ ông Táo khi về nhà mới

Khi về nhà mới, người ta thường lập phong thủy bàn thờ ông Táo và tiến hành lễ cúng cùng với lễ cúng nhập trạch. Tùy theo điều kiện gia đình để chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau. Nhưng cơ bản phải có: Hương nhang, hoa quả, cỗ mặn, bộ đồ áo mũ cho 2 nam 1 nữ, vàng mã.

Lễ cúng rước ông Táo thường được thực hiện ở trong bếp. Sau khi đã chọn được vị trí phong thủy bàn thờ ông Táo, gia chủ cần thực hiện các bước lập bàn thờ như sau:

  • Bước 1: Mang một vật dụng có tính tượng trưng vào nhà (có thể là cái đệm/chiếu đang sử dụng).
  • Bày biện cỗ cúng chu đáo lên bàn thờ.
  • Gia chủ tự tay thắp nhang vào bát nhang.
  • Khấn xin nhập trạch, xin phép thần linh. Văn khấn nhập trạch gồm 2 phần: Văn khấn Thần linh & Văn khấn cáo yết gia tiên.
  • Khai bếp (đun nước, pha trà) dâng thần linh.

phong thủy bàn thờ ông táo cho gia đình

Văn khấn ông Táo

“Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này

Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………

Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị thần linh Thông minh chính trực; Giữ ngôi tam thai; Nắm quyền tạo hóa; Thể đức hiếu sinh; Phù hộ dân lành; Bảo vệ sinh linh; Nêu cao chính đạo

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)”

Chất liệu, màu sắc tủ bếp hợp phong thủy bàn thờ ông Táo

Việc chọn chất liệu và màu gỗ cho tủ bếp và bàn thờ cũng đóng vai trò khá quan trọng trong phong thủy bàn thờ ông Táo. Theo quan niệm xưa thì bếp mang hành Hỏa, do đó các màu sắc thuộc hành Hỏa hoặc hành Mộc như đỏ, cam, nâu gỗ, xanh lá… sẽ rất phù hợp. 

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng xen kẽ các màu thuộc hành Thủy như đen, xanh biển để giảm bớt tính Hỏa, tạo sự hài hòa cho không gian. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên chọn các màu sắc thuộc hành Kim để không gian bếp trông hiện đại, sạch sẽ hơn.

Tuy nhiên, việc chọn màu sắc phong thủy bàn thờ ông Táo cũng cần dựa trên tuổi của gia chủ và đặc điểm khí hậu mỗi vùng miền. Được ưa chuộng nhất có lẽ là các dòng tủ được làm từ gỗ công nghiệp (MDF chống ẩm, Acrylic, BM Wood…) với độ bền, chống ẩm và độ sạch sẽ cao.

tìm hiểu về phong thủy bàn thờ ông táo

4. Lưu ý trong phong thủy bàn thờ ông Táo

  • Nguyên tắc trong phong thủy bàn thờ ông Táo là nên đặt tại vị trí “tọa hung, hướng cát”. Tức vị trí xấu nhưng hướng phải tốt để loại bỏ điềm xui, mang đến nhiều vận khí tốt cho gia đình.
  • Không đặt bàn thờ tại hướng Đông: Khiến cho gia đình lục đục, các thành viên dễ bị suy sụp tinh thần.
  • Không đặt bàn thờ ông Táo tại các hướng mang hành Thủy, dễ gây xung khắc.
  • Hướng phong thủy bàn thờ ông Táo nên cùng với hướng bếp và không quá xa so với bếp.
  • Không đặt bàn thờ dưới đất hoặc thấp hơn bếp.

5. Sai lầm trong phong thủy bàn thờ ông Táo

Để đảm bảo phong thủy bàn thờ ông Táo là chính xác nhất, bạn cần tuyệt đối tránh các lỗi sau:

  • Đặt bàn thờ ông Táo sai hướng: Gây ra nhiều bất lợi cho gia chủ.
  • Đặt bàn thờ gần hoặc nhìn về phía nhà vệ sinh, nhà tắm: Làm mất đi sự tôn nghiêm của nơi thờ cúng.
  • Bàn thờ nhìn thẳng ra cửa chính/lối đi: Không đảm bảo được sự thanh tịnh cho bàn thờ, dễ khiến gia chủ mất đi tài lộc, may mắn.
  • Lấy gỗ đã qua sử dụng làm bàn thờ: Cực kỳ kiêng kỵ trong phong thủy bàn thờ ông Táo.

Tóm lại, trên đây là những chia sẻ của Nhà Ở Ngay về phong thủy bàn thờ ông Táo. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết cách bài trí bàn thờ nhà mình sao cho hợp lý nhất rồi. Hãy áp dụng một cách linh hoạt để giúp cho không gian phong thủy nhà bạn luôn nhiều tài lộc, hóa dữ thành lành nhé!