Theo phong thủy, những màu sắc thuộc hành Thổ sẽ hỗ trợ, cân bằng và điều hòa mọi yếu tố tại nơi an cư lạc nghiệp cho chủ nhà mệnh Kim.
Nắm rõ đặc điểm của mệnh Kim
Mệnh Kim là gì?
Trong thuyết Ngũ hành, Kim đại diện cho những vật chất thuộc thể rắn như kim khí, kim loại có mặt trong vũ trụ. Đặc điểm chung của chúng là nhờ thiên nhiên nuôi dưỡng và tôi luyện. thời gian hình thành lâu, độ chắc chắn cao. Do đó, những người mệnh Kim được mô tả là những người có ý chí sắt đá, có quyết tâm cao độ để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra. Họ là người rất kiên trì, tận tâm, chăm chỉ và có các định hướng tốt cho tương lai.
Năm sinh nào thuộc mệnh Kim?
Cũng giống như các mệnh khác, Mệnh Kim chia 6 nạp âm. Đó là: Hải Trung Kim (Vàng trong biển), Kiếm Phong Kim (Vàng đầu kiếm), Bạch Lạp Kim (Vàng chân đèn), Sa Trung Kim (Vàng trong cát), Kim Bạch Kim (Vàng nguyên chất), Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
Những người thuộc mệnh Kim gồm các tuổi:
Tuổi |
Năm sinh |
Ngũ hành nạp âm |
Canh Thìn |
2000 |
Bạch Lạp Kim |
Tân Tỵ |
2001 |
Bạch Lạp Kim |
Quý Dậu |
1993 |
Kiếm Phong Kim |
Nhâm Thân |
1992 |
Kiếm Phong Kim |
Giáp Tý |
1984 |
Hải Trung Kim |
Ất Sửu |
1985 |
Hải Trung Kim |
Canh Tuất |
1970 |
Thoa Xuyến Kim |
Tân Hợi |
1971 |
Thoa Xuyến Kim |
Quý Mão |
1963 |
Kim Bạch Kim |
Nhâm Dần |
1962 |
Kim Bạch Kim |
Ất Mùi |
1955 |
Sa Trung Kim |
Giáp Ngọ |
1954 |
Sa Trung Kim |
Mệnh Kim tương sinh, tương khắc với mệnh gì?
Trong phong thuỷ và thuyết ngũ hành thì Thổ sinh Kim, điều đó có nghĩa là, để trở nên một vật thể sáng và giá trị, Kim đã phải chịu những rèn dũa của đất mẹ thiên nhiên, hấp thụ tinh hoa trời đất và được tinh luyện thành. Còn Kim sinh Thủy là ý chỉ nhiệt độ cao làm cho kim loại nóng chảy sinh ra Thủy. Như vậy, Thổ và Thủy là hai mệnh tương sinh và rất hòa hợp với mệnh Kim.
Trong khi đó, Hỏa và Mộc tương khắc với mệnh Kim. Cụ thể, lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại, Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim gãy. Tuy nhiên, nếu thuộc 2 nạp âm Kiếm Phong Kim (vàng trong kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát) thì lại hợp Hỏa vì nếu không có hỏa thì không thể thành được vật dụng hữu ích. Trong khi các nạp âm còn lại thuộc mệnh Kim có thể át chế được Mộc nhưng Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim lại sợ Mộc, do Kim chưa được tinh chế nên không hại được Mộc, tức là không chém được cây lại còn tự tổn hại.
Những màu sắc người mệnh Kim nên tránh
Người mệnh Kim nên tránh những màu sắc tương khắc đại diện cho mệnh Hỏa như màu đỏ, hồng, cam. Sử dụng những màu này dễ đem đến sự xui xẻo, xua đuổi tài lộc, may mắn của người mệnh Kim. Tuy nhiên, theo phân tích ở trên, nếu là Kiếm Phong Kim hoặc Sa Trung Kim thì chủ nhà nên bổ sung những màu này để công việc được hanh thông, thuận lợi.
Người mệnh Kim tối kỵ màu đỏ
Những màu mang tính Mộc (xanh lá cây, xanh rêu, xanh mạ) cũng là những màu mà chủ nhà mệnh Kim nên tránh, bởi Mộc thịnh thì Kim suy, chúng sẽ kìm hãm sự phát triển của gia chủ.
Người mệnh Kim không nên chọn màu xanh lá làm tông chủ đạo khi sơn nhà
Những màu sắc phù hợp với người mệnh Kim
Người mệnh Kim sử dụng các màu sắc mang tính đất thì về lâu về dài sẽ có lợi lớn cho cuộc sống và sự nghiệp sau này, tạo sự an toàn, thuận lợi trong tất cả mọi việc, hòa hợp với mọi người xung quanh. Đó là nâu đất, nâu sẫm, vàng đất,...
Những màu thuộc bản mệnh như trắng, ánh kim, ánh bạc rất tốt cho gia chủ mệnh Kim:
Bảng màu sơn nhà cho người mệnh Kim còn được mở rộng ra các màu đại diện cho hành Thủy. Ví dụ như màu đen, xanh nhạt, xanh lam, xám,...
Tóm tắt bảng màu cho gia chủ mệnh Kim:
Người mệnh Kim sử dụng màu vàng sẽ được truyền đến một nguồn năng lượng phấn chấn và tích cực
Màu trắng sáng có ánh kim được xem là màu sắc đại diện cho những người mệnh Kim
Màu nâu đất tương sinh kết hợp với vật liệu có ánh kim sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề trong công việc.
Ngoài ra, người mệnh Kim cũng không nên sử dụng các màu quá sặc sỡ, lòe loẹt. Bởi lẽ, màu bản mệnh của Kim là màu trắng nên bất cứ màu nào quá sặc sỡ cũng sẽ thay đổi nó đi, làm cho Kim bị suy yếu.
Song cũng không nên lạm dụng quá nhiều màu trắng và tông sáng. Ngôi nhà hợp phong thủy nhất không phải là nơi sử dụng quá nhiều một màu sắc mà phải biết kết hợp hài hòa nhất với các màu sắc khác và bố trí, sắp đặt hợp lý các món nội thất nhằm tạo được sự cân bằng cho toàn bộ không gian, đặc biệt, màu sắc nóng lạnh phải phân chia phù hợp.