Nhắc tới Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay tới “Hà Nội 36 phố phường”, hay khu “Phố cổ ngàn năm văn hiến”. Được biết đến là khu vực trung tâm của Thủ đô, khu Phố cổ là một trong những nơi đắt đỏ nhất nhì Hà Thành, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

Nhắc tới Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay tới “Hà Nội 36 phố phường”, hay khu “Phố cổ ngàn năm văn hiến”. Được biết đến là khu vực trung tâm của Thủ đô, khu Phố cổ là một trong những nơi đắt đỏ nhất nhì Hà Thành, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.

pho-co-ha-noi

Phố cổ Hà Nội và những điều chỉ nơi đây mới có

Nằm ở phía Tây và phía Bắc của Hồ Hoàn Kiếm, Phố cổ Hà Nội gồm 36 phố phường, mỗi phố lại nổi tiếng với một mặt hàng khác nhau. Khu này được giới hạn phía Bắc bởi phố Hàng Đậu, phía Tây là phố Phùng Hưng, phía Nam là các tuyến phố: Hàng Gai, Hàng Bông, Cầu Gỗ, Hàng Thùng và phía Đông là các tuyến Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.

Ngay từ khi Hà Nội mới chỉ có 4 quận nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa, địa bàn phố cổ đã là trung tâm bởi vị trí gần gũi. Khi Hà Nội mở rộng thành 9 quận, sáp nhập thêm Hà Tây là 10 quận, 18 huyện - thị xã thì khu phố cổ lại càng “trung tâm của trung tâm” với nhiều điểm đến ưa thích cho người dân Thủ đô: Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Chợ Đồng Xuân, Đền Bạch Mã, phố Tạ Hiện, Ô Quan Chưởng… 

Tính đến nay, mật độ các phố chuyên doanh cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn này là tương đối cao so với các khu vực khác. Dung lượng và tốc độ tiêu thụ hàng hóa rất cao, sôi động từ sáng tới đêm, dễ kiếm tiền nếu biết kinh doanh đúng cách.

Có thể nói, phố cổ là địa bàn kinh doanh tấp nập nhất Thủ đô, kiếm tiền dễ nhưng tiêu tiền cũng nhanh và rất tốn kém. Tại đây, một bát phở, hay một đĩa mì xào có thể đắt gấp vài lần so với các nơi khác.

Phố cổ cũng được biết đến là nơi “đất chật người đông”, “tấc đất tấc vàng”. Ngoài khu mặt phố - nơi “hái ra tiền” thì bên trong phố cổ cũng có những căn nhà với diện tích “siêu nhỏ”. Thậm chí có những nhà có đến 20 hộ (2 - 3 tầng), gần 100 con người mà chỉ vỏn vẹn duy nhất 1 nhà vệ sinh ở tầng 1.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng khu vực phố cổ đã tương đối xuống cấp. Nhiều nhà mặt tiền dù đã được cải tạo lại nhưng vẫn không thay đổi được sự thấp cấp bên trong.

Ngoài ra, đường phố cổ Hà Nội cũng tương đối chằng chịt, nếu không đi quen thì lạc đường là chuyện thường xuyên.

khu-vuc-pho-co-ha-noi

>> Xem thêm: Bất cập: Chung cư cao cấp nhưng không có chỗ để ô tô cho cư dân

Góc nhìn đầu tư nhà phố cổ Hà Nội

Hiện tại, chưa có thống kê chính xác về giá cả bất động sản khu vực này, tuy nhiên những ngôi nhà phố cổ có giá hàng chục tỷ đồng thuộc quận Hoàn Kiếm vẫn luôn thu hút nhiều nhà đầu tư.

Theo ghi nhận từ các sàn giao dịch bất động sản thì giá nhà đất Hà Nội khu vực phố cổ tuy không tăng đột biến, song vẫn luôn ở mức giá cao ngất. Có thể 400 triệu/m2, 500 triệu/m2, 600 triệu/m2, thậm chí hàng tỷ đồng trên một mét vuông.

Theo thông tin từ một chuyên gia môi giới bất động sản khu vực này thì thị trường nhà ở phố cổ được chào bán với giá “trên trời” là do không có cơ sở để người dân định giá. Người bán nhà thực tế cũng không biết giá bán bao nhiêu là phù hợp, chủ yếu căn cứ vào giá nhà hàng xóm rao bán hay tình hình thực tế khu vực tại thời điểm bán để phát giá và dò xét động thái của người mua.

Không thể phủ nhận rằng những mảnh đất vàng nơi trung tâm phố cổ luôn thu hút được đông đảo các nhà đầu tư với tiềm năng sinh lời lớn. Tuy nhiên, quy định nhà mặt tiền phố cổ không được xây quá 3 tầng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, nhu cầu cải tạo, xây dựng của chủ nhà.

Trước thực tế đó, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến khu vực giáp phố cổ, địa thế đẹp mà giá cả cũng mềm hơn, đặc biệt là không chịu sự ràng buộc về chiều cao xây dựng. Đất các khu vực giáp phố cổ cũng có biên độ dao động giá hẹp, dễ thanh khoản và vẫn đảm bảo giá trị sinh lợi cao.

Một chuyên gia bất động sản khác cho biết: “Bên cạnh sự tham gia của nhiều khách hàng tại Hà Nội, một nét mới tạo nên sự nhộn nhịp tại thị trường này là những đại gia BĐS đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An… chiếm hơn 50% giao dịch. Đây là lượng khách hàng tiềm năng vì họ không chỉ có nhu cầu thật về nhà ở mà còn có tài chính mạnh”.

Theo chuyên gia này thì trước những quy định về quá trình xây dựng, cải tạo nhà khu vực phố cổ như mật độ xây dựng tối đa 70%, chiều cao nhà mặt phố chỉ được xây từ 1 đến 3 tầng (tương đương 6 - 12m)..., nhóm khách hàng này có xu hướng lựa chọn các khu vực vùng ven phố cổ như: Triệu Việt Vương, Phố Huế, Bùi Thị Xuân… bởi vị trí đẹp không kém khu phố cổ mà vẫn đảm bảo được sự linh hoạt trong việc sửa chữa, xây mới.

Nhận định về xu hướng giao dịch bất động sản khu vực phố cổ, nhiều chuyên gia cho rằng vẫn sẽ tiếp tục có những đợt sóng ngầm. Vốn tiền mặt trong dân tích lũy có xu hướng đầu tư sang khu vực ven đô ngày càng nhiều.

Cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản, nhu cầu “săn” nhà mặt tiền phố cổ trong những năm gần đây vẫn tiếp tục tăng khá.