Sau nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, chứng khoán và bất động sản là hai kênh đầu tư luôn có sự liên thông, được ví như hai bình thông nhau về dòng vốn đầu tư. Bị chia lửa hậu sốt đất, kèm theo dịch bệnh kéo dài, thị trường bất động sản liệu có cuộc đảo chiều nào trong thời gian tới?

Sau nhiều giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, chứng khoán và bất động sản là hai kênh đầu tư luôn có sự liên thông, được ví như hai bình thông nhau về dòng vốn đầu tư. Khi bất động sản chậm lại, dòng tiền từ các nhà đầu tư đổ về chứng khoán mạnh hơn để tìm kiếm những kênh chốt lời nhanh. Bị chia lửa hậu sốt đất, kèm theo dịch bệnh kéo dài, thị trường bất động sản liệu có cuộc đảo chiều nào trong thời gian tới?

Covid-19 bùng phát, nguồn vốn nhàn rỗi có xu hướng tập trung vào thị trường chứng khoán

Hậu sốt đất giai đoạn đầu năm 2021, thị trường bất động sản có những dấu hiệu chững lại. Đi kèm với đó, đại dịch Covid-19 cũng có chiều hướng xấu từ cuối tháng 4, đến nay đã 1,5 tháng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các dự án mới phải điều chỉnh lại thời gian ra mắt, dự án đang mở bán buộc phải ngừng, hoạt động truyền thông quảng bá giảm thiểu đáng kể, sự kiện event bị lùi vô thời hạn để chờ dịch. Một số doanh nghiệp bất động sản thích ứng bằng cách tổ chức sự kiện online, booking qua mạng, song rõ ràng với đặc thù nguồn vốn lớn, cần sự thận trọng thì những phương án chốt hàng online chưa thực sự mang lại hiệu quả cao cho ngành bất động sản thời gian qua.

thi-truong-bat-dong-san

Khác với bất động sản, chứng khoán có tính linh động cao, chốt lời theo phiên, nguồn vốn mỏng vẫn có thể tham gia. Trong khi để tham gia thị trường bất động sản thì nhà đầu tư phải có nguồn tiền huy động lớn, lợi nhuận thu hồi lâu hơn. Do đó, nhà đầu tư thường sẽ có xu hướng cẩn trọng, không đổ toàn bộ dòng tiền vào một thị trường khi chưa thấy tín hiệu khả quan.

Đặc biệt, hiện nay đại đa số các loại hình kinh doanh dịch vụ đều đóng băng, những người hoạt động kinh doanh, buôn bán đều phải hoãn lại kế hoạch. Trong lúc chờ dịch bệnh được kiểm soát, dòng vốn này lại tiếp tục chuyển về chứng khoán khiến thị trường này càng thêm thăng hoa. Đây cũng chính là lý do vì sao gần đây thị trường chứng khoán liên tục có nhiều nhà đầu tư F0, tài khoản mới được lập và kết nạp thêm nhiều nhà đầu tư "tay ngang".

Tính đến cuối tháng 5/2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có hơn 3,25 triệu tài khoản, gần 99% tài khoản của cá nhân trong nước, tăng hơn 742.000 tài khoản so với cùng kỳ năm trước. Phiên giao dịch sáng ngày 1/6 vượt 21.700 tỉ đồng. Tình trạng này chưa từng được ghi nhận trong lịch sử giao dịch chứng khoán Việt Nam khiến hệ thống giao dịch trên sàn Hose liên tục đơ, nghẽn. Dù vậy sự cố này không thể ngăn cản dòng tiền liên tục đổ vào thị trường chứng khoán, trong đó chứng khoán, ngân hàng và thép là những tâm điểm của sự chú ý.

>> Xem thêm: Bất chấp đại dịch, nhiều phân khúc bất động sản vẫn có động thái tích cực

Chứng khoán đảo chiều, liệu nhà đầu tư có quay lại thị trường địa ốc để tìm một bến đỗ an toàn hơn?

tin-tuc-thi-truong-bat-dong-san

Lợi nhuận từ chứng khoán giống như biểu đồ hình Sin, mang tính rủi ro, liên tục đi ngang, đi xuống hoặc đi lên. Khi tham gia vào thị trường này, nhà đầu tư chỉ có khoảng 30% cơ hội chốt lời. Trong khi đó, thị trường nhà đất chủ yếu là đi lên hoặc xấu nhất là đi ngang. 

Theo ông Mai Đức Toàn - Giám Đốc Khối Kinh Doanh và Tiếp Thị Tập đoàn CNT Group thì bất động sản là của để dành có khả năng sản sinh lợi nhuận, còn chứng khoán là kênh thuần đầu tư. Vì vậy, việc mang tiền đi đầu tư, chốt lời rồi mua đất để dành là câu chuyện đã quá quen thuộc. Bởi lẽ tâm lý mỗi nhà đầu tư đều muốn tìm kiếm một kênh trú ẩn an toàn và bất động sản chính là sự lựa chọn hàng đầu.

Vừa qua, thị trường chứng khoán Việt đang chứng kiến chu kỳ thăng hoa, dòng tiền từ bất động sản có xu thế đổ về thị trường này. Nhưng đây cũng có thể là dự báo cho thấy, thị trường BĐS sắp sôi động trở lại dưới tác động lan tỏa mạnh mẽ từ thị trường chứng khoán. Một cách dễ hiểu hơn thì dòng tiền từ BĐS đổ về chứng khoán chỉ là câu chuyện trong ngắn hạn. Bởi sau khi chốt lời từ chứng khoán, nhà đầu tư sẵn sàng rút cả vốn lẫn lãi hoặc một phần trong số đó quay ngược về bất động sản để bảo vệ tài sản và tìm kiếm nguồn lợi nhuận ổn định, an toàn hơn.

Bên cạnh đó, việc chứng khoán tăng trưởng quá nhanh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bong bóng, đặc biệt ở đỉnh chu kỳ thì việc xuống dốc nhanh chóng là câu chuyện không khó xảy ra. Nhất là khi mấy ngày vừa qua, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu đảo chiều với sự đi xuống của nhiều mã đầu ngành. Do đó, khi thị trường chứng khoán nở rộ cũng chính là lúc nhà đầu tư nên cân nhắc sắp xếp lại nguồn tiền, nhanh chóng rút về và tìm kênh trú ẩn an toàn hơn ở thị trường bất động sản.

Theo ông Mai Đức Toàn, mặc dù Covid-19 chưa kết thúc, thị trường bất động sản chững lại, song vẫn đang có một số tín hiệu tích cực tác động mạnh vào khả năng phục hồi của thị trường này.

Thời gian tới, có nhiều khả năng mảng căn hộ, nhà phố xây sẵn ở thị trường sơ cấp sẽ là nhóm có biên độ tăng giá cao do chịu ảnh hưởng bởi giá thép đang tăng mạnh. Bên cạnh đó, các khu vực thành phố lớn vẫn còn tiềm năng tăng giá tốt do quỹ đất khan hiếm trong khi nhu cầu ở thực cao. Dù vậy, vẫn chưa thể khẳng định chính xác thị trường chứng khoán - bất động sản sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới. Tất cả sẽ phụ thuộc vào thời gian, tình hình dịch bệnh cũng như sự tác động của nhiều yếu tố khách quan khác.

Xem thêm nhiều thông tin hữu ích tại đây.