Bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành, nhiều phân khúc thị trường bất động sản Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn đang hoạt động nhộn nhịp và có nhiều động thái tích cực.

Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành gây ra ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành kinh tế của Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Nhà Ở Ngay, nhiều phân khúc thị trường bất động sản Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn đang hoạt động nhộn nhịp bất chấp đại dịch.

thi-truong-bat-dong-san-dien-bien-nhon-nhip

Thị trường bất động sản vẫn diễn biến nhộn nhịp

Nhiều nhà đầu tư cho biết họ có niềm tin và kinh nghiệm sau 3 lần bùng dịch trước, sẽ khó có chuyện giao dịch nhà đất “đóng băng” tạm thời như đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên. Nhiều dự án mở bán trong thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua đều ghi nhận những tín hiệu tích cực.

Thị trường nhà giá rẻ nhộn nhịp giao dịch: Giá các căn hộ mới tăng cao khiến nhiều người quyết định tìm mua những dự án đã bàn giao vài năm với giá tăng rất ít so với khi mở bán. Dù giá bán phân khúc này trên thị trường thứ cấp không tăng mạnh nhưng giao dịch rất sôi động và được nhiều môi giới ưa chuộng do dễ khớp giao dịch với tầm giá phù hợp túi tiền nhiều người (1,3-1,5 tỷ/căn).

Nhà riêng vùng ven tăng giá đều bất chấp đại dịch: Trong 4 năm gần đây, phân khúc nhà riêng xây sẵn có mức tăng giá khá ổn định, khoảng hơn 10%/năm. Nếu vào năm 2016, giá nhà xây sẵn tại khu vực Hà Đông, Hoài Đức, Thanh Trì chỉ có mức giá 950 triệu đồng đến 1,1 tỷ đồng/căn thì đến nay, các căn đều được chào giá phổ biến từ 1,4-1,9 tỷ đồng/căn. Do hướng đến nhu cầu người ở thực nên ngay cả trong thời điểm dịch bệnh, phân khúc này vẫn thu hút khách hàng.

Sở hữu hệ thống hạ tầng hoàn thiện và giao thông đồng bộ nên những dự án ở phân khúc nhà ở thấp tầng tại khu vực phía Tây luôn được giới đầu tư BĐS Hà Nội quan tâm. Khu vực này đang ‘lột xác’ từng ngày bởi là cửa ngõ giao thương quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Các trục đường giao thông huyết mạch như: Đại lộ Thăng Long, Lê Quang Đạo mở rộng, Tố Hữu – Lê Văn Lương, Vành đai 3 - Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi… được đầu tư phát triển đã kéo theo sự tăng trưởng không ngừng của thị trường bất động sản nơi đây.

Tại các vùng ven Hà Nội như Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì, giá đất chào bán tăng phi mã ngang ngửa với các khu vực phát triển nội thành với mức giá lên tới 70-90 triệu/m2. Nhiều nhà đầu tư khôn ngoan đổ về quê mua đất trong bối cảnh đất thành phố đã bị đẩy giá quá cao.

Xem thêm: Hà Nội: Hàng trăm dự án chung cư "đắp chiếu" ngay giữa lòng Thủ đô

Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô

cu-the-hoa-dinh-huong-quy-hoach-chung-xay-dung-do-thi

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - đồng chí Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: công tác quy hoạch, phát triển đô thị luôn được Chính phủ, các bộ, ngành, Thành ủy, HĐND, UBND TP quan tâm chỉ đạo thông qua việc hoàn thiện các quy định pháp luật, cơ chế chính sách. Quy hoạch luôn được xác định là phải đi trước một bước, làm cơ sở cho quản lý phát triển đô thị và hình thành các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Kinh tế đô thị từng bước khẳng định được vai trò là động lực phát triển kinh tế, là hạt nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa phương, gia tăng giá trị lao động tại mỗi vùng và cả nước trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Theo Phó Chủ tịch TP. Hà Nội, sau 10 năm Hà Nội mới phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng bảo đảm đúng quy trình, đúng quy định. Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.

Các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1//2000 được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để xác định các dự án đầu tư xây dựng và triển khai tổ chức lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý đô thị, bảo tồn và phát huy giá trị khu vực phố cổ, phố cũ và làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.