Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Thịnh Liệt (Hoàng Mai) được biết đến là một phường án ngữ nơi cửa ngõ phía Nam của Thành phố Hà Nội, xưa kia còn có tên làng cổ là Kẻ Sét. Ngày nay, với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, nơi tập trung nhiều bến xe, bến tàu cùng những khu đô thị mới như Công viên Yên Sở, KĐT mới Thịnh Liệt, KĐT chức năng Ao Sào, Đô thị Trũng Kênh, khu di dân Đồng Tàu…, phường rất thuận lợi cho việc phát triển buôn bán, giao thương và nghỉ ngơi. Vậy phường này có những ưu điểm, nhược điểm gì? Hãy cùng Nhà Ở Ngay tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ, DỊCH VỤ TIỆN ÍCH VÀ CÁC THÔNG TIN

Giới thiệu tổng quan phường

Ưu điểm

  • Mật độ các cửa hàng đa dạng như: điện thoại, quần áo, hiệu thuốc, trạm y tế,…
  • Nhiều khu đô thị mới như: KĐT Thịnh Liệt, KĐT Ao Sào, Đô thị Trũng Kênh,..

Nhược điểm

  • Ùn tắc tại các tuyến phố chính như: Trương Định, Thịnh Liệt, Giải Phóng,…
  • Quy hoạch lôm côm, không đồng đều

*** Thông tin được cập nhật đến ngày 22/11/2021 ***

Vị trí và lịch sử hình thành

Vị trí đắc địa phía Nam Thủ đô

Thịnh Liệt thuộc một trong số 14 phường của quận Hoàng Mai, Hà Nội. Phường có diện tích 294,3 ha, dân số khoảng 13.788 người, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km về phía Tây Nam. Tại đây, phường Thịnh Liệt giáp ranh với:

PHÍA

KHU VỰC TIẾP GIÁP

Đông

Phường Yên Sở (Q.Hoàng Mai)

Tây

Phường Định Công (Q.Hoàng Mai)

Phường Đại Kim (Q.Hoàng Mai)

Nam

Phường Hoàng Liệt (Q.Hoàng Mai)

Phường Yên Sở (Q.Hoàng Mai)

Bắc

Phường Giáp Bát (Q.Hoàng Mai)

Phường Tân Mai (Q.Hoàng Mai)

Phường Tương Mai (Q.Hoàng Mai)

Phường Hoàng Văn Thụ (Q.Hoàng Mai)

Phường Phương Liệt (Q.Thanh Xuân)

Ngoài ra, các khu đô thị như KĐT mới Thịnh Liệt, khu tái định cư Đồng Tầu, khu cơ quan hành chính quận Hoàng Mai cũng nằm ở phường này.

Lịch sử phát triển

Thịnh Liệt trước đây là một trong 25 xã thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Trước thế kỷ XIV, Thịnh Liệt còn được gọi là động Cổ Liệt, nơi Hồ Hán Lương từng dự định xây cung điện để rời Tây đô về. Thời kỳ đầu chống Thực dân Pháp, Thịnh Liệt thuộc quận 6 ngoại thành. Từ năm 1947 - 1950 thì thuộc liên quận huyện 3, rồi Trấn Nam, rồi quận ngoại thành Hà Nội.

Năm 1954, hòa bình được lập lại. Thịnh Liệt lúc này gồm các thôn Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ, Giáp Lục, thuộc quận Quỳnh Lôi, sau đổi thành quận 7, ngoại thành Hà Nội.  Khi tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Thịnh Liệt (lúc này là xã Đoàn Kết) được sáp nhập thêm các thôn Giáp Thất, Giáp Bát của xã Hoàng Văn Thụ. Đến năm 1961 thì thuộc về huyện Thanh Trì.

Năm 1964, xã Đoàn Kết được lấy lại tên cũ là xã Thịnh Liệt. Năm 1973, do mở rộng nội thành nên các thôn Giáp Thất, Giáp Bát thuộc về phường Giáp Bát, thôn Giáp Lục thuộc về phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng. Phường Thịnh Liệt có làng nghề làm trống Đọi Tam (gốc Hà Nam), rất nổi tiếng trong các dịp múa Trống Lân Sư Rồng, Trung thu hay khai trương cửa hàng…

Tốc độ phát triển

Hoàng Mai có thể nói là một trong các quận huyện mới có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của Thủ đô. Về công nghiệp, tại phường Thịnh Liệt xuất hiện lẻ tẻ các cửa hàng sửa chữa xe, may mặc. Dọc trục đường Giải Phóng (đoạn thuộc địa phận phường), mật độ các cửa hàng khá nhiều và đa dạng từ cửa hàng điện thoại, quần áo, hiệu thuốc cho đến trạm y tế… Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phường này nhìn chung vẫn chưa được phát triển một cách đồng bộ so với các khu vực khác.

Quận Hoàng Mai là quận lớn thứ tư của Hà Nội với tổng diện tích 4.104 ha, dân số hơn 430.000 người (đông nhất trong 30 quận, huyện, thị xã của Thành phố). Trong đó, tại phường Thịnh Liệt, cư dân tập trung đông đúc, đặc biệt ở khu vực đường Trương Định và tuyến đường dọc theo bờ sông Sét. Các hoạt động giao thương, buôn bán diễn ra tấp nập tại các tuyến như Giải Phóng, Thịnh Liệt, Trương Định. An ninh khu vực nhìn chung tương đối ổn định với nhiều dịch vụ tiện ích, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của cư dân nơi đây.

Hệ thống giao thông

Các tuyến đường chính - phụ

Hệ thống giao thông phường Thịnh Liệt nhìn chung chưa được quy hoạch một cách triệt để. Ngoài trục đường lớn Giải Phóng, phường còn có các tuyến đường khác như Trương Định, Thịnh Liệt, Đ. Bờ Sông Sét, Giáp Nhị… và rất nhiều ngõ nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến đường này vẫn đang trong tình trạng khá “vô tổ chức”, xây dựng không theo quy luật và chưa được đầu tư phát triển một cách đồng bộ. 

Mật độ giao thông cao

Tỷ lệ thuận với mật độ dân số, mật độ giao thông phường Thịnh Liệt vô cùng đông đúc. Việc di chuyển thường xuyên gặp phải tình trạng ùn tắc tại các tuyến Trương Định, Thịnh Liệt, Giải Phóng,... đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm.

Các tuyến bus 

  • Đối Diện Bến Xe Giáp Bát - Giải Phóng: 03B, 06A, 06B, 06C, 06D, 06E, 08A, 08ACT, 08B, 08BCT, 12, 16, 21B, 22C, 28, 99, 106, CNG02
  • Ga Giáp Bát - Đối Diện 1035 Giải Phóng: 03B, 06A, 06B, 06C, 06D, 06E, 08A, 08ACT, 08B, 08BCT, 12, 16, 21B, 22C, 28, 29, 36, 36CT, 37, 94, 99, 101A, 101B, 106, CNG02

Quy hoạch tuyến đường

Dưới đây là một số quy hoạch đường đáng chú ý tại phường Thịnh Liệt:

STT

TUYẾN ĐƯỜNG

THÔNG TIN

1

Vành đai 2,5

Đoạn từ Đầm Hồng đến quốc lộ 1A

2

Đường từ Chung cư Đồng Tàu đến Giải Phóng

Theo quy hoạch, tuyến đường này dài khoảng 820m, điểm đầu từ chung cư Đồng Tàu gần hồ Yên Sở, điểm cuối đi sát ngõ 1227 Giải Phóng.

3

Đường từ chung cư Đồng Tàu đến Tam Trinh

Theo quy hoạch, đường dài khoảng 2km, đoạn qua địa bàn phường Thịnh Liệt dài khoảng 1,5km. Điểm đầu tuyến ở chung cư Đồng Tàu, chạy qua KĐT mới Ao Sào, kết thúc ở đoạn Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

4

Hai tuyến đường nối Tân Mai với tuyến đường ở mục 3

Dự kiến, chiều dài tuyến 1 khoảng 1km (khoảng 500m thuộc phường Thịnh Liệt), tuyến 2 khoảng 900m  (khoảng 600m thuộc phường Thịnh Liệt). Trong đó, tuyến số 1 có điểm đầu ở đường Tân Mai đoạn qua sân bóng Đền Lừ, điểm cuối ở Ao Sào. Tuyến số 2 có điểm đầu ở nút giao Tân Mai - Đền Lừ, điểm cuối bên hông Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.

5

Đường nối KĐT Ao Sào với Đồng Tàu

Đường dài khoảng 785m, điểm đầu ở KĐT Ao Sào đoạn tiếp giáp giữa đường Ao Sào và hẻm 143/74/27 Nguyễn Chính, đi qua sông Sét và Nhà văn hóa Thịnh Liệt. Từ đây, tuyến đi trùng với ngách 43/133 Thịnh Liệt. Đoạn cuối tuyến đi trùng với đường qua trường Tiểu học Thịnh Liệt và kết thúc khi hết địa giới khu chung cư Đồng Tàu.

6

Tuyến nối ngõ 42 Thịnh Liệt với ngõ 88 Giáp Nhị

Đường dài khoảng 150m, điểm đầu ở ngõ 42 Thịnh Liệt đoạn giao với ngõ 1277 Giải Phóng, điểm cuối ở ngõ 88 Giáp Nhị, bên hông nghĩa trang Thịnh Liệt.

7

Đường từ KĐT Ao Sào đến ngõ 250 Tân Mai

Đường dài khoảng 381m, điểm đầu ở KĐT Ao Sào đoạn tiếp giáp giữa đường Ao Sào và hẻm 143/74/27 Nguyễn Chính, chạy song song ngõ 250 Tân Mai và kết thúc đoạn ngách 250/9.

8

Đường từ Tân Mai đến gần hồ Yên Sở

Đường dài khoảng 650m, điểm đầu ở đường Tân Mai (bên hông dự án Louis City Hoàng Mai), đi thẳng và kết thúc ở đoạn cách hồ Yên Sở khoảng 300m.

9

Đường song song với mục 8 gần ngõ 258 Tân Mai

Đường dài khoảng 550m, điểm đầu cách tuyến mục 8 khoảng 90m, chạy song song và kết thúc ở khu vực trạm trộn bê tông đối diện với đường mục 8.

10

Đường từ Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở đến ngõ 143 Nguyễn Chính

Đường dài khoảng 1km, điểm đầu ở bên hông Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, đi thẳng qua 2 điểm cuối của tuyến ở mục 8, 9 và kết thúc ở đoạn ngõ 143 Nguyễn Chính giao với ngõ 250 Tân Mai.

11

Đường từ Tam Trinh đến gần ngõ 143 Nguyễn Chính

Đường dài khoảng 1,125km (575m thuộc phường Thịnh Liệt). Tuyến nằm giữa Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và Trung tâm đăng kiểm 29-10D, đi qua trạm trộn bê tông ở các tuyến đường thuộc các mục 8, 9 và kết thúc ở đoạn gần với cuối ngách 143/276 Nguyễn Chính.

12

Đường nối Trương Định -  ngách 42/197 Thịnh Liệt

Đường dài khoảng 1,1km. Đoạn đầu trùng với đường Giáp Nhị, đi qua bên hông trường Tiểu học Thịnh Liệt cơ sở 1, qua nút giao ngách 88/61 Giáp Nhị - ngách 42/133 Thịnh Liệt và kết thúc tại hẻm 42/197/54 Thịnh Liệt.

13

Tuyến từ Tiểu học Thịnh Liệt đến đường mục 12

Tuyến dài khoảng 250m. Trong đó, đoạn đầu tuyến qua trường tiểu học này đã thi công.

14

Đường Nguyễn Chính kéo dài đến ngõ 6 Bùi Huy Bích

Đường dài khoảng 1,2km, điểm đầu ở cuối đường Nguyễn Chính (đoạn nút giao ngõ 143 Nguyễn Chính - 521 Trương Định), đi qua trường Tiểu học Thịnh Liệt cơ sở 1, đi trùng với ngõ 88 Giáp Nhị và kết thúc khi nối với đường Bùi Huy Bích. Theo quy hoạch, tuyến đường này có cầu qua sông Sét.

15

Tuyến nối đường mục 14 (ngõ 88 Giáp Nhị) với ngách 42/109 Thịnh Liệt

Đường dài khoảng 232m, điểm đầu ở gần nút giao ngõ 88 Giáp Nhị - đường Thịnh Liệt, kết thúc đoạn khoảng số 6 ngách 42/109 Thịnh Liệt.

16

Đường và cầu từ Trương Định sang đường bờ sông Sét

Theo quy hoạch, đường qua tòa nhà Nam Đô, dài khoảng 200 m.

 

Bất động sản

Nhiều khu đô thị và các dự án mới

Trong khi quỹ đất nội đô dần trở nên khan hiếm, thị trường bất động sản phường Thịnh Liệt trong các năm trở lại đây ngày một sôi động hơn. Với vị trí thuận tiện cùng nhiều dịch vụ tiện ích, cư dân từ khắp nơi tập trung về đây đông đúc để sinh sống và làm việc.

Ngoài loại hình nhà đất, nhà mặt phố kinh doanh buôn bán, tại phường xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới như Công viên Yên Sở, KĐT mới Thịnh Liệt, KĐT chức năng Ao Sào,... và các dự án chung cư để đáp ứng nhu cầu nhà ở của lượng lớn cư dân.

Tuy nhiên, quỹ đất hiện tại vẫn chưa thực sự được quy hoạch một cách hợp lý. Một số khu dân cư vẫn đang trong tình trạng xây dựng lôm côm và phân bổ không đồng đều dẫn đến tình trạng nơi “đất chật người đông”, nơi vẫn còn là “bãi đất trống”.

Quy hoạch

Về quy hoạch, phường Thịnh Liệt nằm trong quy hoạch Phân khu H2-4 và một phần nhỏ trong Phân khu H2-3 của Thành phố Hà Nội. Quy hoạch cả hai phân khu này đều được phê duyệt năm 2015, trong đó Phân khu H2-3 nằm ở phía Tây, Phân khu H2-4 nằm ở phía Đông của trục đường Giải Phóng. Theo đó, quy hoạch phường Thịnh Liệt cũng được xác định theo quy hoạch của hai Phân khu này. Trong đó, đáng chú ý nhất là 5 dự án:

  • Dự án xây dựng tuyến đường 2,5 (Đoạn từ Đầm Hồng đến quốc lộ 1A)
  • Dự án xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A)
  • Bãi đỗ xe có quy hoạch F3/P2 thuộc quy hoạch phân khu H2-4 gần khu đô thị Vĩnh Hưng
  • Dự án xây dựng tuyến đường nối tiếp đường từ phía đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến đường Tam Trinh (đoạn từ khu đô thị Đồng Tàu đến đường Tam Trinh)
  • Chợ dân sinh phường Thịnh Liệt (B4/CCDV3)

Ngoài ra, nằm ngay sát phường về phía Bắc là dự án AEON Mall Giáp Bát về cơ bản đã giải phóng xong mặt bằng. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực, trong đó có phường Thịnh Liệt.

Khung giá đất phường (Tháng 11/2021)

Dựa theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND của UBND Hà Nội, quy ước:

  • Vị trí 1 (VT1): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với đường (phố) có tên trong bảng giá ban hành
  • Vị trí 2 (VT2): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 3,5m trở lên.
  • Vị trí 3 (VT3): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất từ 2m đến dưới 3,5m.
  • Vị trí 4 (VT4): đất có ít nhất một cạnh (mặt) giáp với ngõ, ngách, hẻm có mặt cắt nhỏ nhất dưới 2m.

Bất động sản trên địa bàn

Bài review cùng khu vực

Review Smile Building số 1 Nguyễn Cảnh Dị
Review Smile Building số 1 Nguyễn Cảnh Dị
17/05/2021

Smile Building số 1 Nguyễn Cảnh Dị là dự án nhà ở cho chiến sỹ Công An kinh tế kết hợp Thương Mại. Do đó, chất lượng công trình đạt mức cao, an ninh đảm bảo. Điểm thích nhất là sát hồ, xung quanh 4 mặt đều thoáng. Hành lang rộng, thoáng mát, ban ngày không cần dùng đèn.

Review Chung cư Hateco Hoàng Mai
Review Chung cư Hateco Hoàng Mai
17/05/2021

Nhà chung cư đang là sự lựa chọn của nhiều gia đình bởi sự kết hợp của nhiều tiện nghi: dịch vụ ổn định, hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện... Người mua nhà trở nên lúng túng bởi không biết nên đầu tư vào chung cư nào để có nơi “an cư lạc nghiệp” ổn định. Trong đó, nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu có nên mua chung cư Hateco Hoàng Mai hay không?

Review chung cư Sunshine Palace 13 Lĩnh Nam
Review chung cư Sunshine Palace 13 Lĩnh Nam
08/06/2021

Được coi là anh em ruột của Sunshine Garden, Sunshine Palace nằm ngay bên cạnh Park Hill, Times City... với nhiều tiện ích đẳng cấp. Điểm yếu của dự án là khá phụ thuộc vào các tuyến đường dự kiến trong tương lai...

Review chung cư South Building Pháp Vân Tứ Hiệp
Review chung cư South Building Pháp Vân Tứ Hiệp
09/06/2021

Nằm trong khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, South Building sở hữu vị trí chiến lược với nhiều lợi thế… Điểm trừ lớn nhất của dự án chính là thiết kế của căn hai phòng ngủ.

Review phường Giáp Bát
Review phường Giáp Bát
14/09/2021

Phường Giáp Bát hiện là một trong những đơn vị hành chính có tốc độ phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội nhất của quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội. Phường giáp với các phường Thịnh Liệt, Đồng Tâm, Tương Mai và Phương Liệt tạo nên sự kết nối mạnh mẽ về kinh tế, giao thông của phường với các khu vực lân cận. Cùng " Nhà Ở Ngay" tìm hiểu kỹ hơn về khu vực này nhé!

Review phường Hoàng Liệt
Review phường Hoàng Liệt
22/09/2021

Phường Hoàng Liệt thuộc quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội có diện tích tự nhiên là 4.89 km2, dân số 85.000 người, mật độ dân số là 17.382 người/km². Tiếp giáp với các phường Yên Sở, Đại Kim, Thịnh Liệt, Tứ Hiệp…tạo nên hành lang kinh tế sôi động bậc nhất phía Tây Nam Thủ đô.